Thông báo

Collapse
No announcement yet.

[Hỏi đáp] Về dòng AC sau cầu Diode!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • [Hỏi đáp] Về dòng AC sau cầu Diode!

    Em chào các Tiền Bối!
    -Theo em được biết khi dòng AC 220v đi qua cầu Diode (em có loại cầu 4 chân 2 chân giữa là AC), thu được dòng DC phía sau cầu tại 2 châm +-, cơ mà hôm nay em có mở cục sạc Laptop ra, và kiểm tra (em có gỡ hẵn cái diode ra ngoài Diode tên là KBP208G loại nhỏ) để kiểm tra, Dùng thang đo DC 1000v đo vào 2 cực +- của diode cầu và em đo được dòng DC ~220v (thấp hơn chút), em chuyển qua thang AC để kiểm tra thử thôi thì cũng tại đầu +- đó em lại đo được cả dòng AC ~80-85 VAC, em dùng bút thử điện chạm vào một trong 2 đầu +- này bút sáng đỏ (chân em có chạm đất). Em dùng đồng hồ số loại rẽ thôi DT9205, vậy các Tiền Bối cho em hỏi: tại sao em lại đo được dòng AC sau cầu Diode, có phải Diode của em đã bị hỏng rồi không, hay là do đồng hồ đo của em bị hỏng!
    -Các Tiền Bối cho em hỏi thêm, loại keo màu trắng, cứng đổ bên trong cục sạc laptop là gì vậy ạ, mình có thể mua nó ở đâu?
    -Em xin cảm ơn các Tiền Bối nhiều, em có thử tìm nhưng không có câu trả lời cho vấn đề này (chỉ có các vấn đề điện áp sau diode và tụ lọc). Nên các Tiền Bối thông cảm nếu câu hỏi của em hơi bị ngáo!
    -Em xin chân thành cảm ơn và chúc sức khoẻ các Tiền Bối!

  • #2
    Nguyên văn bởi CheftainVũ Xem bài viết
    Em chào các Tiền Bối!
    -Theo em được biết khi dòng AC 220v đi qua cầu Diode (em có loại cầu 4 chân 2 chân giữa là AC), thu được dòng DC phía sau cầu tại 2 châm +-, cơ mà hôm nay em có mở cục sạc Laptop ra, và kiểm tra (em có gỡ hẵn cái diode ra ngoài Diode tên là KBP208G loại nhỏ) để kiểm tra, Dùng thang đo DC 1000v đo vào 2 cực +- của diode cầu và em đo được dòng DC ~220v (thấp hơn chút), em chuyển qua thang AC để kiểm tra thử thôi thì cũng tại đầu +- đó em lại đo được cả dòng AC ~80-85 VAC, em dùng bút thử điện chạm vào một trong 2 đầu +- này bút sáng đỏ (chân em có chạm đất). Em dùng đồng hồ số loại rẽ thôi DT9205, vậy các Tiền Bối cho em hỏi: tại sao em lại đo được dòng AC sau cầu Diode, có phải Diode của em đã bị hỏng rồi không, hay là do đồng hồ đo của em bị hỏng!
    -Các Tiền Bối cho em hỏi thêm, loại keo màu trắng, cứng đổ bên trong cục sạc laptop là gì vậy ạ, mình có thể mua nó ở đâu?
    -Em xin cảm ơn các Tiền Bối nhiều, em có thử tìm nhưng không có câu trả lời cho vấn đề này (chỉ có các vấn đề điện áp sau diode và tụ lọc). Nên các Tiền Bối thông cảm nếu câu hỏi của em hơi bị ngáo!
    -Em xin chân thành cảm ơn và chúc sức khoẻ các Tiền Bối!
    Dòng sẫm mầu đỏ : nhầm lẫn gì nhiều vậy ?

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi thetung Xem bài viết

      Dòng sẫm mầu đỏ : nhầm lẫn gì nhiều vậy ?
      Chính em đã đo nó và có kết quả em mới thắc mắc như thế đó ạ, và em cũng đã mua luôn một Diode cầu mới và câu AC vào 2 dây ký hiệu ~, 2 dây +- cũng ra kết quả y chang như thế luôn đó ạ! DC và AC của em đo được tương tự như cái Diode trước luôn ạ!

      Comment


      • #4
        Điện AC (có đổi chiều) sau khi qua cầu đi-ốt chỉ được nắn dòng để trở thành không đổi chiều mà thôi, vẫn nhấp nháy mạnh chứ chưa thành điện DC được đâu. Cái điện đã nắn dòng đó còn phải lọc bằng tụ lớn nữa mới trở thành (gần) DC được. Các nguồn công suất nhỏ liền sau cầu đi-ốt là tụ lọc nên đo ra là DC. Nguồn công suất lớn hơn, ví dụ cục nguồn chạy máy tính xách tay, có thêm mạch PFC nữa nên đo liền sau cầu đi-ốt vẫn chỉ là điện nắn dòng nhấp nháy mạnh và cái đồng hồ số loại rẻ tiền hiểu nhầm rằng đó là điện AC.
        Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
          Điện AC (có đổi chiều) sau khi qua cầu đi-ốt chỉ được nắn dòng để trở thành không đổi chiều mà thôi, vẫn nhấp nháy mạnh chứ chưa thành điện DC được đâu. Cái điện đã nắn dòng đó còn phải lọc bằng tụ lớn nữa mới trở thành (gần) DC được. Các nguồn công suất nhỏ liền sau cầu đi-ốt là tụ lọc nên đo ra là DC. Nguồn công suất lớn hơn, ví dụ cục nguồn chạy máy tính xách tay, có thêm mạch PFC nữa nên đo liền sau cầu đi-ốt vẫn chỉ là điện nắn dòng nhấp nháy mạnh và cái đồng hồ số loại rẻ tiền hiểu nhầm rằng đó là điện AC.
          Dạ em hiểu vấn đề này rồi, em chân thành cảm ơn Tiền Bối nhiều nhé!

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi CheftainVũ Xem bài viết
            Chính em đã đo nó và có kết quả em mới thắc mắc như thế đó ạ, và em cũng đã mua luôn một Diode cầu mới và câu AC vào 2 dây ký hiệu ~, 2 dây +- cũng ra kết quả y chang như thế luôn đó ạ! DC và AC của em đo được tương tự như cái Diode trước luôn ạ!
            Trước tiên bạn muốn đo dòng hay đo áp . Mỗi phép đo lại có cách mắc riêng . Mắc đúng rồi thì mới luận tại sao lại thế ......

            Comment


            • #7
              Câu hỏi tiếp theo, loại keo trắng đó có thể là keo dán hoặc keo tản nhiệt. Keo dán thường là keo acrylic hoặc keo silicone hoặc (rất hiếm) keo epoxy - thường keo dán dẫn nhiệt tương đối kém. Keo tản nhiệt là loại vừa có chức năng dán dính như keo thông thường, vừa có chức năng dẫn nhiệt tương tự đám mỡ tản nhiệt (mỡ dẫn nhiệt CPU, mỡ dẫn nhiệt linh kiện công suất ...) bán thông dụng trên thị trường. Vì keo tản nhiệt đa dụng và đắt nữa, nên một số hàng thường gọi luôn mỡ tản nhiệt là keo tản nhiệt nên dẫn tới nhiều người nhầm lẫn.

              Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                Câu hỏi tiếp theo, loại keo trắng đó có thể là keo dán hoặc keo tản nhiệt. Keo dán thường là keo acrylic hoặc keo silicone hoặc (rất hiếm) keo epoxy - thường keo dán dẫn nhiệt tương đối kém. Keo tản nhiệt là loại vừa có chức năng dán dính như keo thông thường, vừa có chức năng dẫn nhiệt tương tự đám mỡ tản nhiệt (mỡ dẫn nhiệt CPU, mỡ dẫn nhiệt linh kiện công suất ...) bán thông dụng trên thị trường. Vì keo tản nhiệt đa dụng và đắt nữa, nên một số hàng thường gọi luôn mỡ tản nhiệt là keo tản nhiệt nên dẫn tới nhiều người nhầm lẫn.
                Dạ em cảm ơn ạ! Cái keo em thấy khi khui cái cục sạc ra, nó dán đầy và nham nhỡ trên các linh kiện, bề mặt vỏ, nó cứng và khô lắm Tiền Bối ạ, nó màu trắng, hơi mềm tí thôi, nhưng khi dùng vật nhọn nại ra, thì nó vụn vỡ ra, không dính lại được nữa ạ, tại em đang định tìm hiểu xem nó là loại gì để em mua về tra vào các vị trí của các linh kiện em đã thay, em thay con tụ lọc nguồn chính 420v 120uf, trên lưng của nó nham nhỡ thứ keo này và rất khô, không dính tay! Em chân thành cảm ơn Tiền Bối đã nhiệt tình giúp em nha!

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi CheftainVũ Xem bài viết
                  Dạ em cảm ơn ạ! Cái keo em thấy khi khui cái cục sạc ra, nó dán đầy và nham nhỡ trên các linh kiện, bề mặt vỏ, nó cứng và khô lắm Tiền Bối ạ, nó màu trắng, hơi mềm tí thôi, nhưng khi dùng vật nhọn nại ra, thì nó vụn vỡ ra, không dính lại được nữa ạ, tại em đang định tìm hiểu xem nó là loại gì để em mua về tra vào các vị trí của các linh kiện em đã thay, em thay con tụ lọc nguồn chính 420v 120uf, trên lưng của nó nham nhỡ thứ keo này và rất khô, không dính tay! Em chân thành cảm ơn Tiền Bối đã nhiệt tình giúp em nha!
                  Họ dùng keo Apollo Silicone Sealant A300 thôi. Dòng keo Apollo có nhiều mã, từ A100 đến A500 A600 gì đó, sắp tới chắc họ sẽ phát minh ra nhiều mã hơn, mỗi mã có một tính chất khác nhau về độ cứng, độ đàn hồi, độ phân rã... Tùy vị trí sử dụng, mục đích sử dụng mà người ta chọn mã phù hợp.

                  Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                  nguyendinhvan1968@gmail.com

                  Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  CheftainVũ Tìm hiểu thêm về CheftainVũ

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X