Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kiểm tra biến áp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Kiểm tra biến áp

    Chào mọi người, e làm trong cty về biến áp , toàn mấy con nhỏ nhỏ, làm sao để mình có thể kiểm tra nhanh số vòng dây của mỗi cuộn , đầu vào đầu ra của dây, có thiết bị gì nhỏ gọn hỗ trợ việc này không ạ , xin cảm ơn

  • #2
    Người tàu bán máy này sang VN nhiều phết, ví dụ hàng của hãng GainKaiTa gì đó đủ loại từ đơn giản tới phức tạp
    http://en.gkt.com.cn/
    Kiểu 3259 cũ chẳng hạn, nhiều tính năng mà vẫn tương đối nhỏ gọn.
    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

    Comment


    • #3
      Ở trên Tề Lỗ (Vĩnh Phúc) có dịch vụ này mà. Họ cắt đôi ra rồi đếm. Hoặc tách ra rồi cân.
      Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
        Ở trên Tề Lỗ (Vĩnh Phúc) có dịch vụ này mà. Họ cắt đôi ra rồi đếm. Hoặc tách ra rồi cân.
        Tôi viết bài này để anh em hiểu:
        Cái loại Cty không có thiết bị chuyên dùng thì chỉ sang Tề Lỗ (Vĩnh Phúc) hoặc Văn Môn (Hưng Yên).
        Vớ vẩn đừng trình bày.
        Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

        Comment


        • #5
          Chào mọi người,
          1 e làm trong cty về biến áp
          2 toàn mấy con nhỏ nhỏ,
          3 làm sao để mình có thể kiểm tra nhanh số vòng dây của mỗi cuộn
          4 đầu vào đầu ra của dây
          có thiết bị gì nhỏ gọn hỗ trợ việc này không ạ
          xin cảm ơn


          Chắc là bạn làm đồ án hay báo cáo thực tập thôi. Chứ tôi tin chắc là bạn chưa làm việc trong xưởng hay nhà máy sản xuất biến áp. Vì câu hỏi của bạn không thực tế.
          1. Trong công ty biến áp thì chắc chắn phải có ba-rem số liệu thông số của từng loại biến áp, thông số kỹ thuật của từng mẫu biến áp. Tất cả các kỹ thuật viên phải thuộc lòng những số liệu đó, chứ không phải lên đtvn để hỏi đo thế nào nữa.
          Các máy biến áp sẽ phân loại tạm như sau.
          Biến áp cấp thấp dân dụng , lắp cho loa đài, lắp cho máy sạc ắc quy, đèn dự phòng chiếu sáng.
          Biến áp cao cấp lắp cho các thiết bị đo lường, thiết bị chuyên dụng, cho thiết bị y tế....
          Biến áp điện áp cao trung thế thì chỉ Nhà nước cấp phép mới được làm.

          2- Toàn mấy con nhỏ nhỏ, thì công ty của bạn sẽ phải làm với số lượng lớn, tốc độ sản xuất phải cao, và cái việc kiểm tra cũng cần phải đạt tốc độ cao tương ứng với tốc độ sản xuất.
          Ví dụ cuộn biến áp trong chán lưu đèn compac hay đèn led. Một công nhân hiện nay sản xuất tới 5000 cuộn một ca. Một dây chuyền 10 công nhân mỗi ca sẽ làm ra tới 5 vạn cuộn dây. Vậy làm thế nào để kiểm tra được 5 vạn cuộn cảm đó chỉ trong có 8 giờ làm việc. Đó không còn là vấn đề kiến thức nữa.
          Còn đối với loại biến áp ra một cuộn cố định 5 8 12 15V... kiểu nguồn cấp trước cho các máy dân dụng thì mỗi công nhân cũng cần phải làm ít nhất 200 cái mỗi ngày. Và một xưởng nhỏ có 5 công nhân cũng tòi ra đến 1000 cái một ngày thì mới đủ tiền lương được.
          Như vậy mỗi cái biens áp, bạn chỉ có không quá 15 giây để kết luận nó đạt hay không đạt số liệu kỹ thuật.

          3 làm sao để mình có thể kiểm tra nhanh số vòng dây của mỗi cuộn. Câu hỏi này thì thừa. Chỉ có thời ngày xửa ngày xưa, khi mà còn khó khăn, người thợ phải quay tay thì dễ sinh ra quấn ẩu, quấn thiếu.
          Còn ngày nảy ngày nay. Người ta quấn bằng máy tự động hết rồi. Khi họ setup 1024 vòng thì máy quấn đúng đến 1024 vòng thì dừng ngay lập tức, không sai nửa vòng nào đâu. Trường hợp đứt dây, rối dây, trượt dây... thì máy quấn đã báo lỗi ngay lập tức, người ta đã loại ngay cuộn dây bị lỗi đó ra từ công đoạn quấn rồi.
          Nên cái việc lo lắng số vòng là viễn vông.

          4 đầu vào đầu ra của dây, có thiết bị gì nhỏ gọn hỗ trợ việc này không ạ. Phân biệt cuộn dây vào và ra của biến áp là việc nhỏ, và các thiết bị thì không nhỏ tí nào.
          Mấy cái thiết bị mà bác Việt hay bác Hùng mách đó, thì tôi nghĩ bạn không nên mua. Vì mấy thứ đó rất khó vận hành, Nó là thiết bị cho phòng thí nghiệm, nên khi nào giỏi như các bác ấy thì mới nên mua.
          Còn trong sản xuất, đối với loại biến áp 50Hz, bạn cần hai thứ bảo bối quan trọng .
          Một là một bộ nguồn ỔN DÒNG AC có điều chỉnh.
          Một bộ TẢI GIẢ AC chính xác.
          Mạch nguồn ổn áp , ổn dòng DC thì có rất nhiều bài trên ĐTVN. Nhưng cái mạch ổn dòng AC thì hình như chưa có đề tài này bao giờ.
          Tải giả AC đơn thuần chỉ là mấy cái trở công suất, nhưng nó không ổn định, vì vậy bộ tải giả AC có điều khiển (bằng IC hay gì đó). Để nó luôn tiêu thụ một mức dòng hay công suất chính xác.
          Một mạch đo Megaom, hoặc đồng hồ megaoom mức áp từ 250V đến 1000V, tùy theo tiêu chuẩn của công ty của bạn.
          Một loạt các đồng hồ vôn/ ampe AC, chỉ thị số hoặc chỉ thị kim.
          Các công tắc vận hành. Hoặc một mạch vận hành chuyển chế độ tự động, bạn sẽ không phải thò tay để chuyển trạng thái của thiết bị đo.
          Một bộ chân đế, bàn kẹp để kết nối chân hoặc đầu dây biến áp. Thông thường thì mua mấy cái kẹp loa ampli thì đơn giản, tuy nó không tối ưu. Vì đóng mở hàng nghìn lẫn mỗi ngày cũng khá là đau tay. Còn có những công ty chuyến gia công thiết kế các bộ phận đó, nhưng mắc đô la lắm.
          Cuối cùng là bạn cần một khung vỏ máy to cỡ gần bằng cây máy tính để bàn đẻ lắp ráp các linh kiện vật tư vào với nhau.

          Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
          nguyendinhvan1968@gmail.com

          Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

          Comment


          • #6
            Đại ý là máy có các bộ phận như thế này. Nó hiệu quả với mô hình sản xuất nhỏ, nhưng cũng dễ bỏ sót nếu kỹ thuật viên làm việc không tập trung.
            Trong các nhà máy lớn, hệ thống đồng hồ được thay bằng máy tính và phần mềm, nó sẽ hỗ trợ, quản lý, hỗ trợ, giám sát luôn cả kỹ thuật viên.
            Click image for larger version

Name:	Untitled.png
Views:	3372
Size:	227.6 KB
ID:	1733504
            Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
            nguyendinhvan1968@gmail.com

            Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
              Chào mọi người,
              1 e làm trong cty về biến áp
              2 toàn mấy con nhỏ nhỏ,
              3 làm sao để mình có thể kiểm tra nhanh số vòng dây của mỗi cuộn
              4 đầu vào đầu ra của dây
              có thiết bị gì nhỏ gọn hỗ trợ việc này không ạ
              xin cảm ơn


              Chắc là bạn làm đồ án hay báo cáo thực tập thôi. Chứ tôi tin chắc là bạn chưa làm việc trong xưởng hay nhà máy sản xuất biến áp. Vì câu hỏi của bạn không thực tế.
              1. Trong công ty biến áp thì chắc chắn phải có ba-rem số liệu thông số của từng loại biến áp, thông số kỹ thuật của từng mẫu biến áp. Tất cả các kỹ thuật viên phải thuộc lòng những số liệu đó, chứ không phải lên đtvn để hỏi đo thế nào nữa.
              Các máy biến áp sẽ phân loại tạm như sau.
              Biến áp cấp thấp dân dụng , lắp cho loa đài, lắp cho máy sạc ắc quy, đèn dự phòng chiếu sáng.
              Biến áp cao cấp lắp cho các thiết bị đo lường, thiết bị chuyên dụng, cho thiết bị y tế....
              Biến áp điện áp cao trung thế thì chỉ Nhà nước cấp phép mới được làm.

              2- Toàn mấy con nhỏ nhỏ, thì công ty của bạn sẽ phải làm với số lượng lớn, tốc độ sản xuất phải cao, và cái việc kiểm tra cũng cần phải đạt tốc độ cao tương ứng với tốc độ sản xuất.
              Ví dụ cuộn biến áp trong chán lưu đèn compac hay đèn led. Một công nhân hiện nay sản xuất tới 5000 cuộn một ca. Một dây chuyền 10 công nhân mỗi ca sẽ làm ra tới 5 vạn cuộn dây. Vậy làm thế nào để kiểm tra được 5 vạn cuộn cảm đó chỉ trong có 8 giờ làm việc. Đó không còn là vấn đề kiến thức nữa.
              Còn đối với loại biến áp ra một cuộn cố định 5 8 12 15V... kiểu nguồn cấp trước cho các máy dân dụng thì mỗi công nhân cũng cần phải làm ít nhất 200 cái mỗi ngày. Và một xưởng nhỏ có 5 công nhân cũng tòi ra đến 1000 cái một ngày thì mới đủ tiền lương được.
              Như vậy mỗi cái biens áp, bạn chỉ có không quá 15 giây để kết luận nó đạt hay không đạt số liệu kỹ thuật.

              3 làm sao để mình có thể kiểm tra nhanh số vòng dây của mỗi cuộn. Câu hỏi này thì thừa. Chỉ có thời ngày xửa ngày xưa, khi mà còn khó khăn, người thợ phải quay tay thì dễ sinh ra quấn ẩu, quấn thiếu.
              Còn ngày nảy ngày nay. Người ta quấn bằng máy tự động hết rồi. Khi họ setup 1024 vòng thì máy quấn đúng đến 1024 vòng thì dừng ngay lập tức, không sai nửa vòng nào đâu. Trường hợp đứt dây, rối dây, trượt dây... thì máy quấn đã báo lỗi ngay lập tức, người ta đã loại ngay cuộn dây bị lỗi đó ra từ công đoạn quấn rồi.
              Nên cái việc lo lắng số vòng là viễn vông.

              4 đầu vào đầu ra của dây, có thiết bị gì nhỏ gọn hỗ trợ việc này không ạ. Phân biệt cuộn dây vào và ra của biến áp là việc nhỏ, và các thiết bị thì không nhỏ tí nào.
              Mấy cái thiết bị mà bác Việt hay bác Hùng mách đó, thì tôi nghĩ bạn không nên mua. Vì mấy thứ đó rất khó vận hành, Nó là thiết bị cho phòng thí nghiệm, nên khi nào giỏi như các bác ấy thì mới nên mua.
              Còn trong sản xuất, đối với loại biến áp 50Hz, bạn cần hai thứ bảo bối quan trọng .
              Một là một bộ nguồn ỔN DÒNG AC có điều chỉnh.
              Một bộ TẢI GIẢ AC chính xác.
              Mạch nguồn ổn áp , ổn dòng DC thì có rất nhiều bài trên ĐTVN. Nhưng cái mạch ổn dòng AC thì hình như chưa có đề tài này bao giờ.
              Tải giả AC đơn thuần chỉ là mấy cái trở công suất, nhưng nó không ổn định, vì vậy bộ tải giả AC có điều khiển (bằng IC hay gì đó). Để nó luôn tiêu thụ một mức dòng hay công suất chính xác.
              Một mạch đo Megaom, hoặc đồng hồ megaoom mức áp từ 250V đến 1000V, tùy theo tiêu chuẩn của công ty của bạn.
              Một loạt các đồng hồ vôn/ ampe AC, chỉ thị số hoặc chỉ thị kim.
              Các công tắc vận hành. Hoặc một mạch vận hành chuyển chế độ tự động, bạn sẽ không phải thò tay để chuyển trạng thái của thiết bị đo.
              Một bộ chân đế, bàn kẹp để kết nối chân hoặc đầu dây biến áp. Thông thường thì mua mấy cái kẹp loa ampli thì đơn giản, tuy nó không tối ưu. Vì đóng mở hàng nghìn lẫn mỗi ngày cũng khá là đau tay. Còn có những công ty chuyến gia công thiết kế các bộ phận đó, nhưng mắc đô la lắm.
              Cuối cùng là bạn cần một khung vỏ máy to cỡ gần bằng cây máy tính để bàn đẻ lắp ráp các linh kiện vật tư vào với nhau.
              Cảm on bác chia sẻ,cty làm biến áp nho nhỏ như hình đính kèm, quấn nhiều lớp,gồm 1 cuộn sơ cấp và nhiều cuộn thứ cấp, cứ mỗi lớp cách nhau bằng băng keo , thì cty dùng máy quấn tự động cài đặt số vòng sẵn , chỉ sợ công nhân thao tác sai dẫn đến số vòng không đúng, xuống đo đo bán thành phẩm là đo điện cảm, rồi rò rỉ điện cảm, rồi số vòng phải theo chuẩn thiết kế, không là hàng NG nhiều

              Comment


              • #8
                Lão Nguyên Đinh Vặn đã nói hết rồi. Chỉ thiếu phần "công nghệ cốt lõi" trong sản xuất.
                Tất cả giờ đã ở chế độ "Semi - Auto". Có chỗ ngon lành còn "Full Auto".
                Nhà máy nào không làm được, là do dây chuyền quá lạc hậu thôi.

                Dù ở VN, cho dù bị "hạn chế mơ hồ".... Các Cty vẫn hoạt động tốt.

                Vấn đề là, bạn chủ thớt ngây ngô quá, chẳng biết bạn muốn gì luôn!

                Nên trả lời lấp lửng là cách "người khôn ăn nói nửa..."

                Chứ nói với bạn, thiết bị kiểm 3D có, thiết bị đo, thiết bị sản xuất... v..v.. Là có hết.
                Còn hỏi vớ vỉn, chỉ là theo đóm ăn tàn thôi. Là để hỏi cách làm rồi nhờ chị hàng xóm. Nếu vậy thì cạch luôn.
                Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
                  Lão Nguyên Đinh Vặn đã nói hết rồi. Chỉ thiếu phần "công nghệ cốt lõi" trong sản xuất.
                  Tất cả giờ đã ở chế độ "Semi - Auto". Có chỗ ngon lành còn "Full Auto".
                  Nhà máy nào không làm được, là do dây chuyền quá lạc hậu thôi.
                  Dù ở VN, cho dù bị "hạn chế mơ hồ".... Các Cty vẫn hoạt động tốt.
                  Vấn đề là, bạn chủ thớt ngây ngô quá, chẳng biết bạn muốn gì luôn!
                  Nên trả lời lấp lửng là cách "người khôn ăn nói nửa..."
                  Chứ nói với bạn, thiết bị kiểm 3D có, thiết bị đo, thiết bị sản xuất... v..v.. Là có hết.
                  Còn hỏi vớ vỉn, chỉ là theo đóm ăn tàn thôi. Là để hỏi cách làm rồi nhờ chị hàng xóm. Nếu vậy thì cạch luôn.
                  Cũng không hẳn là lấp lửng đâu, thực tế là đã có cao thủ trên đtvn phải đóng cửa một xưởng biến áp xung rồi đấy, cậu ạ.
                  Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                  nguyendinhvan1968@gmail.com

                  Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi lamvu0677 Xem bài viết
                    Cảm on bác chia sẻ,cty làm biến áp nho nhỏ như hình đính kèm, quấn nhiều lớp,gồm 1 cuộn sơ cấp và nhiều cuộn thứ cấp, cứ mỗi lớp cách nhau bằng băng keo , thì cty dùng máy quấn tự động cài đặt số vòng sẵn , chỉ sợ công nhân thao tác sai dẫn đến số vòng không đúng, xuống đo đo bán thành phẩm là đo điện cảm, rồi rò rỉ điện cảm, rồi số vòng phải theo chuẩn thiết kế, không là hàng NG nhiều
                    Tôi cố gắng tưởng tượng xem làm thế nào để công nhân tháo tác cho nó sai vòng dây, nhưng không tưởng tượng ra được.
                    Nhưng sai sót cực kỳ dễ xảy ra , đó là nhầm chân.
                    Theo quy trình, công nhân lắp cốt vào dưỡng, khóa lại, quấn đầu dây vào chân số 2. nhấn một nhát . máy quay vù một hai giây là đủ số vòng. Công nhấn ngắt dây quấn vào chân số 4, tháo lõi, bỏ ra sọt hoặc băng chuyền. Tiếp tục sản phẩm mới.
                    Thế nhưng mà khi làm nó mơ mộng đến anh Hàn quốc nào đó, ngắc nhầm vào chân số 4, máy quay vù một cái rồi nó ngoắc sang chân số 2.
                    Thế là cuộn dây bị ngược cực tính. Xong rồi một công nhân khác quấn băng dính che kín luôn, chuyển sang công đoạn quấn cuộn kế tiếp.
                    Thế rồi hậu quả của một cuộn dây BAX quấn ngược như thế nào chắc chắn bác Hùng biết rõ.
                    Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                    nguyendinhvan1968@gmail.com

                    Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                    Comment


                    • #11
                      Làm BAX sẽ cần nhiều công đoạn kiểm tra hơn là biến áp sắt.
                      - Công đoạn đầu tiên là bạn phải phân loại được lõi Ferit, Có nhiều lõi Feerrit rất đẹp, không khác gì mọi cái khác, nhưng hệ số từ thẩm thì lại giống như không khí, hoặc hơn không khí một tí tẹo. Cần phải có cái máy phân loại ngay từ đầu vào, loại bỏ ngay những lõi có từ thẩm thấp ra khỏi quy trình sản xuất.
                      - Bạn phải có một cái máy phân biệt được cực tính các cuộn dây. Phát hiện được cuộn dây ngược cực tính.
                      - Phải có một cái máy kiểm tra được hệ số cách điện giữa các lớp dây. Với tiêu chuẩn madein Biên giới, cũng phải đạt 1000V xung đỉnh.
                      - Cuối cùng, bạn mới cần đến một cái máy đo công suất, hiệu suất truyền tải như trình bày ở bài trên.
                      Đó là những thiết bị tối thiểu để bạn làm hàng chợ, tiêu chuẩn Biengioi, còn theo chuẩn EU CE UK UL ... gì gì đó thì phải đạt đến hơn hai chục thông số kỹ thuật.
                      Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                      nguyendinhvan1968@gmail.com

                      Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                        Tôi cố gắng tưởng tượng xem làm thế nào để công nhân tháo tác cho nó sai vòng dây, nhưng không tưởng tượng ra được.
                        Nhưng sai sót cực kỳ dễ xảy ra , đó là nhầm chân.
                        Theo quy trình, công nhân lắp cốt vào dưỡng, khóa lại, quấn đầu dây vào chân số 2. nhấn một nhát . máy quay vù một hai giây là đủ số vòng. Công nhấn ngắt dây quấn vào chân số 4, tháo lõi, bỏ ra sọt hoặc băng chuyền. Tiếp tục sản phẩm mới.
                        Thế nhưng mà khi làm nó mơ mộng đến anh Hàn quốc nào đó, ngắc nhầm vào chân số 4, máy quay vù một cái rồi nó ngoắc sang chân số 2.
                        Thế là cuộn dây bị ngược cực tính. Xong rồi một công nhân khác quấn băng dính che kín luôn, chuyển sang công đoạn quấn cuộn kế tiếp.
                        Thế rồi hậu quả của một cuộn dây BAX quấn ngược như thế nào chắc chắn bác Hùng biết rõ.
                        Lão lại mô tả dây chuyền dùng robot cơm à? Giờ công nghệ 4.0 chứ có phải 0.4 đâu.

                        Biến áp xung giờ chế tạo đơn giản lắm. Máy tự quấn. Robot gắp ra, đặt lên đế test, máy tự phát xung rồi đo kiểm. Ngon thì nó im lìm đưa lên băng chuyền. NG là nó "tít" và vứt vào bô

                        Tôi từng làm với thằng Hàn, Cty nó sản xuất động cơ chuyển số tự động cho xe điện. Dây chuyền đơn giản lắm:

                        - Máy quấn dây tự động. Đủ là cắt, đạp ku đó văng ra để quấn ku khác.
                        - Ku kia văng vào chuyền quay, gặp ngay con mẹ cua cặp đủ 18 càng đo cuộn dây. Sai số nó đẩy vào bô tiếp.
                        - Nếu ku ngon sẽ phiêu lưu tiếp vào chuyền hàn dây. Ở đây cũng máy nốt. Có tay robot đè dây vào điện cực. Rồi "tẹt" phát là xong.
                        - Ku lại qua chuyền kiểm tra, đo tiếp xúc, đo nội trở, máy sẽ quyết định ku có lên lớp hay vào sọt.
                        - Nếu ku lên lớp lại gặp chị khuôn nhôm, chị vừa chui qua máy nung cao tần, nóng quá nên chị vội ôm khít lấy ku.
                        - Rồi hai chị em chui qua nhà nghỉ mát để làm nguội.... rồi chờ xét duyệt làm đăng ký kết hôn.

                        Nếu sai số trên 5/1000 thì chị em ku ly dị. Vì cố lắp vào xe ô tô để gây ra tai nạn thì hậu quả thảm khốc hơn quấn ngược biến áp xung. Lão nhỉ!
                        Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
                          Lão lại mô tả dây chuyền dùng robot cơm à? Giờ công nghệ 4.0 chứ có phải 0.4 đâu.
                          Biến áp xung giờ chế tạo đơn giản lắm. Máy tự quấn. Robot gắp ra, đặt lên đế test, máy tự phát xung rồi đo kiểm. Ngon thì nó im lìm đưa lên băng chuyền. NG là nó "tít" và vứt vào bô
                          Tôi từng làm với thằng Hàn, Cty nó sản xuất động cơ chuyển số tự động cho xe điện. Dây chuyền đơn giản lắm:
                          - Máy quấn dây tự động. Đủ là cắt, đạp ku đó văng ra để quấn ku khác.
                          - Ku kia văng vào chuyền quay, gặp ngay con mẹ cua cặp đủ 18 càng đo cuộn dây. Sai số nó đẩy vào bô tiếp.
                          - Nếu ku ngon sẽ phiêu lưu tiếp vào chuyền hàn dây. Ở đây cũng máy nốt. Có tay robot đè dây vào điện cực. Rồi "tẹt" phát là xong.
                          - Ku lại qua chuyền kiểm tra, đo tiếp xúc, đo nội trở, máy sẽ quyết định ku có lên lớp hay vào sọt.
                          - Nếu ku lên lớp lại gặp chị khuôn nhôm, chị vừa chui qua máy nung cao tần, nóng quá nên chị vội ôm khít lấy ku.
                          - Rồi hai chị em chui qua nhà nghỉ mát để làm nguội.... rồi chờ xét duyệt làm đăng ký kết hôn.
                          Nếu sai số trên 5/1000 thì chị em ku ly dị. Vì cố lắp vào xe ô tô để gây ra tai nạn thì hậu quả thảm khốc hơn quấn ngược biến áp xung. Lão nhỉ!
                          Bạn Hùng nói có quá nhiều vấn đề.
                          ..."Tôi từng làm với thằng Hàn..."
                          Thứ nhất là cần phải loại bỏ tính "thành tích" và "hình thức". Một căn bệnh khá là nặng của đtvn. Không được và cần trốn tránh cái việc "cạnh tranh" với các cường quốc kỹ thuật.
                          Ở đâu đó rất phổ biến với các câu hỏi như ... tại sao hãng ... không tuyển dụng bạn nhỉ ?
                          Hay tại sao bạn không làm cái .... thay cho sản phẩm của hãng ... . của nước .... ?
                          Vì người ta nghĩ, người ta hiểu cái Hãng ...., cái Nước.... đó giống như, chỉ là một người, một cá nhân, một bọn, một đám, một nhóm nào đó thôi. Bởi vì họ chưa bao giờ tiếp xúc, ngồi cùng bàn tính việc, ăn cùng mâm, nghe nói chuyện với cái ... bọn, cái ... hãng, cái .... nước đó. Nên họ nghĩ những thứ đó rất bé.
                          Nên khi họ cố gắng chạy đua, cạnh tranh ... với cái bọn, cái đám đó. Cái kết chắc chắn là họ sẽ sập, sẽ thất bại thảm hại, để rồi chính họ không biết nguyên nhân.
                          Vậy phải hiểu ràng cái bọn, cái đám, cái hãng, cái nước đó, là một một hệ thống, một cơ cấu, một cơ chế, và rất rất nhiều thứ đồng bộ với nhau để tạo ra một cái sản phẩm. Vậy khi một cá nhân, một nhóm tự phát của mình cố gắng chạy đua thì cái kết chắc chắn sẽ thua. Thua về tất cả mọi mặt.
                          Nhưng trong cái bọn, cái đám, cái hãng đó, dù là hãng nào, cường quốc nào thì nó đều phải tập hợp từ nhiều cá nhân. Những cá nhân đó không thể tránh được có hạn chế, khiếm khuyết, sai lầm, nhầm lẫn ... Những sai lầm của cá nhân ở đâu cũng có. Hàng không , vũ trụ Liên xô cũng có. Nasa cũng có, nhà bác học E- đi xơn cũng có, nhà bác học Tesla cũng có . Vì vậy, một cá nhân của chúng ta chỉ có thể chạy đua, phấn đấu, để bằng, để được, để so bì với một cá nhân của cái đán , cái bọn trong các cái hãng, các cái cường quốc đó thôi. Được như thế là sự tuyệt vời rồi. Còn cái chuyện so bì với các hãng, cạnh tranh với các cường quốc, không phải là việc cá nhân.

                          Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                          nguyendinhvan1968@gmail.com

                          Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
                            Lão lại mô tả dây chuyền dùng robot cơm à? Giờ công nghệ 4.0 chứ có phải 0.4 đâu. ...
                            nhỉ!
                            Cái chuyện này thì những gì hay của " thằng hàn" không áp dụng được. Vì ngững người ở bên ... "chúng ta" không có những hợp đồng dài hạn hàng đến 3 hay 6 tháng hay một năm. Vì thế không đủ sản lượng để đầu tư vào các hệ thống tự động lớn.
                            Có nhiều nhà máy, khi xây dựng, người ta trang bị rất nhiều tay máy, robot. Nhưng sau vài năm, những thứ đó thành sắt kg. Tại vì không đủ sản lượng để lập trình, để vận hành nó.
                            Ở đây thông thường chỉ có các hợp đồng gia công nhỏ lẻ theo từng cái gọi là..."dự án" theo kiều "LAMXONGPHAN", tức là làm xong phắn. Cho nên không thể đưa những thứ tự động hiệu quả vào thực tế.






                            Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                            nguyendinhvan1968@gmail.com

                            Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                            Comment


                            • #15
                              Về kỹ thuật, hiện nya ĐTVN cũng rất mơ hồ về phân cấp kỹ thuật.
                              Đơn vị nhỏ nhất trong kỹ thuật là linh kiện, vật tư.
                              Nhiều LINH KIỆN kết hợp thành cái MẠCH
                              Cần nhiều cái MẠCH kết hợp thành cái MÁY
                              Nhiều cái MÁY kết hợp thành cái HỆ THỐNG
                              Nhiều HỆ THỐNG kết hợp thành cái TỔ HỢP.
                              Ví dụ một cái tàu sân bay, một cái trạm vũ trụ, thì không còn là cái mạch được nữa.
                              Tùy theo năng lực, tùy trình độ, tùy theo vị trí cương vị của mỗi cá nhân, họ cần phải nắm vững ở mức nào, cấp nào.
                              Một người công nhân thì cần nắm vững các ký hiệu, phân biệt các số các màu trên linh kiên.
                              Một người thợ thì cần nắm vũng hoạt động của từng loại linh kiện, kiểm tra, phát hiện từng linh kiện bất thường.
                              Một người kỹ sư nắm vững một vài cái mạch, làm đồ án tốt nghiệp, thế là OK.
                              Đến khi ra làm việc thì người ta đòi hỏi phải nắm vững nhiều kiểu, nhiều loại MÁY, thậm chí là cần nắm vững cả một HỆ THỐNG bao gồm nhiều loại MÁY khác nhau. Nên là người ta thấy việc học không đáp ứng được công việc, hay là học không thực tế ... nhưng đâu có phải như thế.

                              Cái mà bạn Hùng nói có thể phân loại sản phẩm đó, thì nó cần kết hợp 3 loại máy khác nhau.
                              Một cái máy vận hành nhấc lên xuống, nhấc vào ra, và cho chạy thẳng hay chạy sang sọt bên cạnh, nó sẽ phụ thuộc vào cái máy bên cạnh
                              Một cái máy đo có khả năng phân loại số liệu PASS/FAIL. Máy đó có thể ở dạng Oscilloscope, dạng đồng hồ mét, hoặc dạng Datalog.... Tôi cũng có một cái Oscilloscope có chức năng đó, nhưng chưa bao gờ sử dụng chức năng đó.
                              Loại máy đó đó có chức năng lưu trữ số liệu giới hạn cao và thấp. Nếu số kiệu kiểm tra sản phẩm trong mức cho phép đó. nó chuyển sang lệnh PASS đưa tín hiệu PASS đó ra ngoài thông qua một cổng Com232 hoặc trực tiếp bằng điện áp H/L (áp cao/ thấp) Lệnh điều khiển đó quyết định cho cơ cấu truyền động (robots hoặc băng chuyền) cho phép sản phẩm chạy thẳng hoặc chạy sang sọt sản phẩm lỗi.
                              Một cái máy thứ ba là , quản lý số lượng, điều khiển vận hành chung để cho hai cái máy đó không cãi nhau. Cái máy đó cần đến PIC AVR 78Cnn hoặc là PLC gì gì đó.

                              Trở về cái luồng này thì cũng phải biết cái anh bạn thành viên này là ở vị trí nào.
                              Nếu cậu ấy là công nhân, thì cũng chỉ cần biết thế thôi.
                              Còn nếu cậu ấy là tổ trưởng băng chuyền, kỹ thuật viên thì cần nắm vững nhiều loại máy hơn nữa. Đến khi áp dụng được thì tương lai được cất nhắc lên trưởng phòng công nghệ, hoặc phó Giám đốc của nhà máy đó ấy chứ. ha ha !
                              Còn nếu cậu ấy là chủ cơ sở sản xuất thì khi đó cần tính xem tỷ lệ giữa hàng lỗi và hàng OK bằng bao nhiêu, thiệt hại bằng bao nhiều, Và để giải quyết vấn đề đó thì cần VỜ NỜ ĐÊ hay U ÉT ĐÊ là tùy hoàn cảnh thôi.
                              Last edited by nguyendinhvan; 14-06-2024, 00:26.
                              Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                              nguyendinhvan1968@gmail.com

                              Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              lamvu0677 Tìm hiểu thêm về lamvu0677

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X