Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nguồn dòng và nguồn áp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguồn dòng và nguồn áp

    Mình không hiểu nổi tại sao lại có khái niệm nguồn dòng và nguồn áp.Vì nguồn nào mà chẳng có dòng và áp nhỉ.Câu hỏi này chắc mọi người cho là ngớ ngẩn nhưng mình cứ thấy mơ hồ thế nào ấy.mong mọi người chỉ giúp.

  • #2
    Nguồn dòng: là nguồn cấp 1 dòng ổn định (ổn dòng) trong một giới hạn nhất định cho dù trở kháng tải thay đổi (áp trên tải có thể thay đổi)

    Nguồn áp: là nguồn cấp một điện áp ổn định (Ổn áp) trong một giới hạn nhất định cho dù trở kháng tải thay đổi (dòng của tải có thể thay đổi)

    PT.
    Núi cao bởi có đất bồi
    Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
    Muôn dòng sông đổ biển sâu
    Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

    Comment


    • #3
      Thực tế thì sẽ thấy nguồn áp nhiều hơn. Lý do là muốn có dòng điện thì phải có lệch áp giữa hai đỉnh. Do đó cứ có nguồn điện thì sẽ có nguồn áp.
      Nguồn dòng thực tế chỉ dùng trong các mạch đo lường công nghiệp. Một số sensor, để bảo đảm độ chính xác, người ta đổi sang dạng nguồn dòng. Bạn đọc tài liệu sẽ thấy một số sensor dạng 4-20mA, 0-20mA, để các đầu vào PLC có thể nhận tín hiệu đo tốt mà không bị nhiễu (sensor nguồn dòng có tính chống nhiễu cao vì dòng điện không thay đổi dù trở kháng của ngõ vào thế nào - thực tế thì trở kháng ngõ vào thường < 1kOhm thì sensor nguồn dòng mới hoạt động chính xác và hiệu quả). Biến dòng đo điện xoay chiều cũng là một loại nguồn dòng. Để đo các dòng ớn như 1000A, 2000A,... người ta dùng biến dòng để biến dòng điện 1000A, 2000A về 5A.
      Trong kỹ thuật điện thanh, người ta dùng mạch gương nguồn dòng cũng là một loại nguồn dòng để chống méo tín hiệu mà một số đồ án môn học đã đề cập.

      Comment


      • #4
        Nguồn áp có thể lấy ví dụ đơn giản như là mấy con 7805,78xx,79xx...
        Nguồn dòng có thể thấy khi mở datasheet của một số con IC khuếch đại thuật toán, một số con Transistor cấp dòng cho phần khuếch đại vi sai. nguồn dòng đơn giản là một con transistor (gọi là T1) nối chung cực B với cực C, sau đó nối cực B của T1 với cực B của con transistor khác( gọi là T2). Nối cực C của T2 với tải và cực E nối xuống đất sẽ có được một nguồn dòng.
        Một cách khác đơn giản là dùng một trở R, một đầu nối lên Vcc, một đầu nối vào cực B của transistor nghịch( gọi là T). Dùng một con diode( gọi là D), Anot của D nối vào cực B của T, Katot của D nối xuống đất. Cực E của T nối đất, cực C nối với tải. Đây là một nguồn dòng với dòng cung cấp nhỏ.
        n
        ĐT: 0986 492 489

        Tham khảo:

        Comment


        • #5
          Nguồn dòng thực ra là một mạch điện cung cấp một dòng điện không phụ thuộc tải (điện áp có thể thay đổi). Nguồn dòng lý tưởng có trở kháng nguồn là vô cùng lớn. Về nguyên tắc, tải của nguồn dòng không được là một giá trị vô cùng lớn (hở mạch).

          Tương tự, nguồn áp là mạch tạo cung cấp một điện áp không phụ thuộc tải, hay kô phụ thuộc dòng điện chạy qua. Nguồn áp lý tưởng có trở kháng nguồn là 0 Ohm, còn thực tế thì rất nhỏ, dưới 1 Ohm. Trong trường hợp nguồn áp đc làm từ một số transistor, ở tần số thấp, điện trở nguồn cỡ vài Mega Ohm. Tải của nguồn áp không được là ngắn mạch.
          |

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi tessuarai Xem bài viết
            Nguồn dòng thực ra là một mạch điện cung cấp một dòng điện không phụ thuộc tải (điện áp có thể thay đổi). Nguồn dòng lý tưởng có trở kháng nguồn là vô cùng lớn. Về nguyên tắc, tải của nguồn dòng không được là một giá trị vô cùng lớn (hở mạch).

            Tương tự, nguồn áp là mạch tạo cung cấp một điện áp không phụ thuộc tải, hay kô phụ thuộc dòng điện chạy qua. Nguồn áp lý tưởng có trở kháng nguồn là 0 Ohm, còn thực tế thì rất nhỏ, dưới 1 Ohm. Trong trường hợp nguồn áp đc làm từ một số transistor, ở tần số thấp, điện trở nguồn cỡ vài Mega Ohm. Tải của nguồn áp không được là ngắn mạch.
            Cho mình hỏi tại sao tải của nguồn dòng không được là một giá trị vô cùng lớn (hở mạch). Mình đã có câu trả lời, ban đầu là thấy hiểu, nhưng dần dần lại phát hiện ra vài điểm ko hiểu. Có thể giải thích chi tiết hơn cho mình chỗ này ko.?

            Comment

            Về tác giả

            Collapse

            tuaki2311 Tìm hiểu thêm về tuaki2311

            Bài viết mới nhất

            Collapse

            Đang tải...
            X