Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tự làm máy đo Cuộn cảm

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tự làm máy đo Cuộn cảm

    Với trình độ nghiệp dư, sắm một cái đồng hồ có thang đo độ tự cảm thì thật là hoang nhỉ. Trong khi đó, nhiều lúc ta lại cứ muốn đo.

    Một cách chấp nhận được, theo sơ đồ sau ta có thể kết hợp với một đồng hồ vạn năng hiện số có thể đo được cuộn cảm từ 3uH đến 5mH.

    Sơ đồ mạch



    Trái tim của mạch là IC 74HC132 có thể vặt ở các main máy tính cũ. Quá rẻ!

    Sau khi mắc xong, cấp điện cho mạch. Lần đầu tiên bạn phải vi chỉnh R6, R7 cho các mức High và Low của mạch đo.

    Khi đo, mắc cuộn cảm Lx vào 2 chân J1 và J2, DMM vào PL1 và PL2.

    Đọc trị số tương ứng theo

    - Low: 0.400 V cho 400-uH inductor

    - High: 0.400 V cho 4 -mH inductor

    Hơi phiền toái một tí, nhưng không đáng gì so với những gì nó mang lại.

    Chi tiết xem tại: http://www.armory.com/~rstevew/Public/TestEquip/IndMeterAdapter.htm. Có mạch in đã thiết kế.

    Chúc thành công.

    PT.
    Núi cao bởi có đất bồi
    Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
    Muôn dòng sông đổ biển sâu
    Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?


  • #2
    bạn có một ý kiến rất hay mình xẽ thử làm
    mình cũng đang rất cần đến nó

    Comment


    • #3
      có mạch nào ktra được biến thế ,cuộn xung bị chạm không bạn ?
      -------------------------------
      MỌI LÝ THUYẾT ĐỀU LÀ MÀU XÁM
      CHỈ CÓ CÂY ĐỜI MÃI MÃI XANH TƯƠI

      Comment


      • #4
        mạch kiểm tra cuộn cảm của bạn thì rất hay rồi, nhưng với trình độ nghiệp dư, không chuyên như mình thì không thể nuốt nổi, mặc dù rất thích. Bạn có cách nào dùng đồng hồ vạn năng để biết được cuộn dây nào nhiều vòng hay ít vòng không? mình đang rất cần biết điều đó, nếu biết thì cho mình biết nhé, xin cám ơn nhiều.

        Comment


        • #5
          không thể đọc đc bạn ơi

          Đọc trị số tương ứng theo
          - Low: 0.400 V cho 400-uH inductor \\\
          - High: 0.400 V cho 4 -mH inductor \\\\\\>>>>> Ploblem. Ko hiểu đọc kiểu gì
          Mình không hiểu bạn. bạn giải thích cho mình với.
          Email:
          đt-zalo-fb: 0984 93 96 94
          Kakao talk: sinotruk

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi hatbui Xem bài viết
            Mình không hiểu bạn. bạn giải thích cho mình với.
            tức là khi để ở mức Low (hay High) mà đo được 0.4V thì cuộn cảm tương ứng sẽ là 400 uH (hay 4 mH). Tỷ lệ tương ứng cho các giá trị đo khác.

            PT.
            Núi cao bởi có đất bồi
            Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
            Muôn dòng sông đổ biển sâu
            Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

            Comment


            • #7
              Mạch này hay đấy,nhưng làm có tốn không bạn,bạn thống kê vật tư xem hết bao nhiêu?
              |

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi dangtap Xem bài viết
                mạch kiểm tra cuộn cảm của bạn thì rất hay rồi, nhưng với trình độ nghiệp dư, không chuyên như mình thì không thể nuốt nổi, mặc dù rất thích. Bạn có cách nào dùng đồng hồ vạn năng để biết được cuộn dây nào nhiều vòng hay ít vòng không? mình đang rất cần biết điều đó, nếu biết thì cho mình biết nhé, xin cám ơn nhiều.
                Bạn có thể đo bằng đồng hồ vạn năng, chỉnh núm vặn đến phần Omh kế, thông thường thì cuộn nhiều vòng sẽ có Omh cao hơn cuộn ít vòng (khi đường kính của 2 dây tương đương nhau)

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi trikhoi Xem bài viết
                  Bạn có thể đo bằng đồng hồ vạn năng, chỉnh núm vặn đến phần Omh kế, thông thường thì cuộn nhiều vòng sẽ có Omh cao hơn cuộn ít vòng (khi đường kính của 2 dây tương đương nhau)
                  vậy tớ muốn dùng đồng hồ vạn năng để đo cảm kháng của động cơ
                  hok pit có được hok nhỉ hj

                  Comment


                  • #10
                    Tôi cũng ráp thử, nói chung là đo cũng được. Khổ nỗi: khi cân chỉnh xong, đo ngay hoặc lâu lâu bật nguồn lên rồi đo thì chính xác lắm, nhưng càng để máy lâu (không tải hoặc có tải, độ nửa tiếng) thì càng ...trôi. Chưa biết là do nhiệt hay cái gì!?
                    !e

                    Comment


                    • #11
                      Cái mạch đó hay đấy nhưng ráp xong rồi phải biết quy chuẩn để đo được chính xác, td đo 400uH thì tương ứng ở đồng hồ số là .400Vdc.....Chỉnh R6 & R7 như thế nào?...

                      SKYPE NICK: anhtungdx

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi muaban Xem bài viết
                        Cái mạch đó hay đấy nhưng ráp xong rồi phải biết quy chuẩn để đo được chính xác, td đo 400uH thì tương ứng ở đồng hồ số là .400Vdc.....Chỉnh R6 & R7 như thế nào?...
                        R6 và R7 là hiệu chỉnh cho 2 thang đo riêng biệt nên không khó. Cái cần là bạn có cái đồng hồ chuẩn rồi chỉnh theo thôi.

                        Chúc các bạn thành công

                        PT.
                        Núi cao bởi có đất bồi
                        Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                        Muôn dòng sông đổ biển sâu
                        Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                        Comment


                        • #13
                          "QUY CHUẨN VÀ SỬ DỤNG.:

                          Sau khi kiểm tra mạch, nối pin 9V pin và bật mở S2.
                          Để quy chuẩn (calibrate) mạch, bạn cần một vài cuộn cảm đã biết giá trị, tốt nhất các giá trị bằng hoặc gần 400uH và 5mH.
                          1/ Kết nối đầu ra PL1 và PL2 đến một voltmeter, đặt thang đo ở 200-milliVolt
                          và dùng một đoạn dây ngắn mạch J1 với J2. Chuyển S1 đến thang LOW và chỉnh R1 cho giá trị đọc trên Voltmeter là 0.
                          2/ Đặt Voltmeter đến thang 2-Volt bỏ dây ngắn mạch J1 với J2 và kết nối bằng một cuộn cảm 400-uh ir (Hay bất cứ giá trị bạn đang có). Chỉnh để R7 để điện áp hiển thị trên Voltmeter là giá trị của cuộn cảm, thí dụ cuộn cảm 400uh sẽ cho một giá trị điện áp là 400mVolt.
                          3/ Nối cuộn cảm 5mH vào J1, J2 và chuyển S1 sang thang High. Chỉnh R6 để
                          điện áp hiển thị trên Voltmeter được cùng một giá trị như là cuộn cảm. Cuộn cảm trị số 5mH được đọc giữa 0,003 và 0,005. Trong thang High, trị số đo cuộn cảm từ 100uH đến 5mH và hiển thị đo đọc được từ 0,001 đến 0,500."

                          Riêng về mạch không ổn định sau một thời gian mở máy là do tần số dao động bởi IC1 và R6, R7, R8, R9, C1, C3 bị trôi theo nhiêt độ, cần chọn các linh kiện này bằng vật liệu hệ số ổn nhiệt cao là mạch tốt.

                          SKYPE NICK: anhtungdx

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi dangtap Xem bài viết
                            mạch kiểm tra cuộn cảm của bạn thì rất hay rồi, nhưng với trình độ nghiệp dư, không chuyên như mình thì không thể nuốt nổi, mặc dù rất thích. Bạn có cách nào dùng đồng hồ vạn năng để biết được cuộn dây nào nhiều vòng hay ít vòng không? mình đang rất cần biết điều đó, nếu biết thì cho mình biết nhé, xin cám ơn nhiều.
                            để kiểm tra quận dây ít hay nhiều vòng đối với dây có tiết diện lớn là việc mà cái đồng hồ vận năng thường khó mà biết đc. để đo đạc nó theo tớ phải tạo 1 mạch dao động tạo xoay chiều, tần số tùy chọn cho hợp lý, có thể đo áp sau khi đi qua nó, đồng thời cũng có thể là thiết bị kiểm tra sống chập của BA
                            Tôi thích cái cầu kỳ của kỹ thuật
                            Nhưng ghét mọi phức tạp trong tính cách con người

                            Comment


                            • #15
                              Thống kê linh kiện:

                              Bán bẫn:
                              IC1 - 74HC132 Quad Schmitt trigger
                              IC2 - LM7805
                              D1 - IN4148 diode

                              Điện trở
                              All fixed resistors are 1/4W, 5%
                              R1 - 1k vi chỉnh
                              R2 - 33k
                              R3 - 220 ohm
                              R4 - 10k
                              R5 - 100k
                              R6, R7 - 10k vi chỉnh
                              R8, R9 - 22k

                              Tụ điện
                              C1 - 0.01 uF
                              C2 - 0.1 uF
                              C3 - 0.001 uF

                              Phụ kiện
                              S1 - DPDT switch,
                              S2 - SPDT switch,
                              J1, J2 - đầu kẹp cuộn dây đo
                              PL1, PL2 - Jack bắp chuối cắm DVM.
                              B1 - 9V alkaline battery + đầu nối pin

                              Board mạch vẽ lại:





                              Chúc thành công

                              PT.
                              Attached Files
                              Núi cao bởi có đất bồi
                              Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                              Muôn dòng sông đổ biển sâu
                              Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              phanta Tìm hiểu thêm về phanta

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X