Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giảm R thì I tăng hay U giảm

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Giảm R thì I tăng hay U giảm

    theo như công thức thì U= I.R, vậy nếu trong trường hợp sau đây thì U sẽ giảm, hay I sẽ tăng :
    _e có 1 con led siêu sáng,nối tiếp với điện trở, e cho điện áp led là 4v , dòng 25ma, em dùng nguồn 12vdc 7A, vậy là điện trở phải gánh 8v thừa, khi đó sẽ tính được là 8: 0.025 = 320 ohm, vậy khi ta giảm điện trở xuống 150 ohm thì khi đó U của điện trở sẽ giảm, hay I của điện trở sẽ tăng, và áp trên led có còn là 4v hay không, và 1 câu hỏi nữa là nếu mắc điện trở trước led, thì có phải điện áp của led luôn ổ định, còn phần dư bao nhiêu đều đổ lên đầu điện trở. đáng lẽ ra những điều này thì em nên thực hành luôn cho dễ, nhưng vì cái vom của e hỏng mất rồi, chả còn cách nào nên phải nhờ vả các anh chị ạ

  • #2
    Đặc tính của LED là ghim áp, mỗi màu LED sẽ có các giá trị điện áp ghim khác nhau. Vì vậy, bạn không thể tự cho điện áp LED là 4V mà LED tự lấy đúng mức điện áp của nó. Vấn đề còn lại là tính dòng qua LED. Dòng qua LED được lấy bởi điện trở hạn dòng, vì vậy, nếu bạn giảm giá trị điên trở này thì sẽ làm tăng dòng (I) qua LED chớ không thể tăng điện áp (U), vì điện áp không thể vượt qua mức ghim của LED. Dòng qua LED càng cao thì nó càng sáng, nhưng nếu dòng qua LED vượt mức cho phép thì sẽ làm hư LED.
    Câu hỏi thứ hai thì bạn hiểu rồi chứ!

    Comment


    • #3
      vâng em cám ơn nhiều ạ. em cũng biết mỗi loại led, mỗi màu led, và mỗi nhà hãng sản xuất lại có nhưng thông số khác nhau, em chỉ lấy 4v làm thí dụ thôi ạ, vậy anh cho e hỏi 1 câu nữa là tại sao khi nối led trực tiếp với nguồn có áp cho phép của led, thì dòng của nguồn đến đâu thì nữa thì led cũng chỉ lấy đủ dòng nó dùng thôi, còn khi lấy dòng từ trở thì lại phải tính toán ohm để hạn dòng ạ

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi phamhuuloc Xem bài viết
        tại sao khi nối led trực tiếp với nguồn có áp cho phép của led, thì dòng của nguồn đến đâu thì nữa thì led cũng chỉ lấy đủ dòng nó dùng thôi, còn khi lấy dòng từ trở thì lại phải tính toán ohm để hạn dòng ạ
        Dòng qua LED sẽ nằm trong khoảng từ 0 đến giá trị nào đó mà LED chết.
        Với 1 dòng nào đó trong khoảng trên, sẽ có 1 điện áp rơi tương ứng trên LED.
        Ngược lại, với 1 điện áp nào đó đặt lên LED sẽ có 1 dòng tương ứng chảy qua LED.
        Dòng và áp qua LED phải là 1 cặp giá trị suy ra từ những dữ kiện trên, mà ta hay gọi là "đặc tuyến Vôn - Ampe" (của linh kiện).
        Nên điều bạn phát biểu là chưa chính xác. Chẳng qua là điện áp mà nguồn đặt vào LED chưa vượt quá khoảng điện áp chịu đựng cực đại (nên dòng qua LED chưa làm cho LED died)
        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

        Comment


        • #5
          em vẫn chưa hiểu lắm ạ, giờ em thí dụ thế này nhé e mắc 1 con led siêu sáng vào nguồn 3.3v 5A chẳng hạn,thì led không chết,mặc dù nguồn tới 5A nhưng nếu mắc vào nguồn 5v 5A qua 1 điện trở, mà nếu điện trở có ohm quá thấp thì gây chết led, e không hiểu

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi phamhuuloc Xem bài viết
            em vẫn chưa hiểu lắm ạ, giờ em thí dụ thế này nhé e mắc 1 con led siêu sáng vào nguồn 3.3v 5A chẳng hạn,thì led không chết,mặc dù nguồn tới 5A nhưng nếu mắc vào nguồn 5v 5A qua 1 điện trở, mà nếu điện trở có ohm quá thấp thì gây chết led ạ
            Đơn giản thôi: Ông hãy viết biểu thức của định luật Ohm toàn mạch. Lưu ý có nội trở của nguồn (e) nhé.
            Thay các giá trị điện trở nối tiếp để tính và ghi lại các cặp giá trị U, I qua LED.
            Vẽ hai đặc tuyến V-A đối với 2 trường hợp trên.
            So sánh kết quả với đặc tuyến đã ghi trong datasheet. Sẽ thấy vì sao nó died.

            Còn nếu không làm được như vậy thì sửa cái VOM đi và đo.
            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi phamhuuloc Xem bài viết
              em vẫn chưa hiểu lắm ạ, giờ em thí dụ thế này nhé e mắc 1 con led siêu sáng vào nguồn 3.3v 5A chẳng hạn,thì led không chết,mặc dù nguồn tới 5A nhưng nếu mắc vào nguồn 5v 5A qua 1 điện trở, mà nếu điện trở có ohm quá thấp thì gây chết led, e không hiểu
              nguồn 5a, hay 30a thì kệ nó chứ.quan trong là cái tải mắc vào đó như thế nào

              Comment


              • #8
                Nếu mình không nhầm thì hình như bạn hiểu sai cái nguồn 5V-5A. Mình giả sử là nguồn của bạn cố định và 5V không đổi.
                LED và trở coi như là tải. Vì vậy dòng qua tải( dòng qua LED) sẽ phụ thuộc vào điện trở. Với mỗi giá trị điện trở thì ta có thể tính được dòng qua LED là bao nhiêu. Nếu dong này lớn hơn dòng max nó chịu được thì nó die. Còn dòng 5A của nguồn chỉ là dòng lớn nhất của nguồn có thể cung cấp chứ không phải là dòng qua LED.
                myPage:

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi phamhuuloc Xem bài viết
                  em vẫn chưa hiểu lắm ạ, giờ em thí dụ thế này nhé e mắc 1 con led siêu sáng vào nguồn 3.3v 5A chẳng hạn,thì led không chết,mặc dù nguồn tới 5A nhưng nếu mắc vào nguồn 5v 5A qua 1 điện trở, mà nếu điện trở có ohm quá thấp thì gây chết led, e không hiểu
                  bạn mắc cái nguồn 12v 1A k qua trở xem LED có chết k

                  Comment


                  • #10
                    vậy có nghĩa là nếu nguồn 5A mà led nối trực tiếp thì mặc kệ là nguồn bao nhiêu, led cũng chỉ lấy đủ dòng của nó, còn nếu nối tiếp với điện trở, thì led phải phụ thuộc vào dòng mà điện trở lấy của nguồn, hiểu đơn giản là thằng trở nó lấy của thằng nguồn bấy nhiêu, thì thằng led phải ăn cho bằng hết, có phải theo luật nối tiếp không ạ Ia = Ib

                    Comment


                    • #11
                      bạn hiểu đúng rồi đấy. Dòng là do tải quyết định
                      myPage:

                      Comment


                      • #12
                        thì em đã nói là nguồn 3.3v, tức là trong phạm vi cho phép của led rồi mà bác

                        Comment


                        • #13
                          vâng ạ, cám ơn bác nhiều ạ, thế mà cứ loay hoay mãi

                          Comment


                          • #14
                            Mạch nối tiếp I= I1= I2=....
                            U=U1 U2 ...
                            Vidu: nguồn 12v ,led 3v dòng định mức 25ma. Trở 500 ôm, từ công thức U =I*R vậy điện trở của led là 3/0,025=120 ôm .tổng trở của toàn mạch là 120 500=620 ôm, I của mạch là 12/620=0,0193548 A =19 ma (ở đây mình lấy tròn ) đây là dòng qua led thực tế. Vậy U của led thực tế là: 120*0,0193548=2,322576
                            U của điện trở là: 500*0,0193548=9,6774 vôn
                            vì mạch nối tiếp nên U=U led U điện trở =2,322576 9,6774=11,999976 vôn.
                            Email:
                            phương trâm sống "như thế vẫn là chưa đủ"

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi vuthehiep Xem bài viết
                              ... Trở 500 ôm, từ công thức U =I*R vậy điện trở của led là 3/0,025=120 ôm ...
                              Sai về bản chất.
                              LED là diode
                              diode là linh kiện phi tuyến. Đặc trưng V-A (bên phân cực thuận) của nó có dạng nửa parabol.
                              Bạn lại áp dụng định luật Ohm tính cho linh kiện tuyến tính, như 1 điện trở, là không đúng về bản chất.
                              Và khi đó bạn sẽ không giải thích được thắc mắc ở #5.
                              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              phamhuuloc Tìm hiểu thêm về phamhuuloc

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X