Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giảm R thì I tăng hay U giảm

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Theo mình biết thì U con led ko đổi khi phân cực thuận, nên U led = 3V khi I của nó còn nằm trong định mức !

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi dongminhvta Xem bài viết
      Theo mình biết thì U con led ko đổi khi phân cực thuận, nên U led = 3V khi I của nó còn nằm trong định mức !
      Điện áp rơi trên LED khi phân cực thuận gần như không đổi, chứ không phải là không đổi.
      Bạn xem đặc trưng V-A này sẽ rõ:
      Click image for larger version

Name:	LED.png
Views:	1
Size:	7.9 KB
ID:	1381052
      (đặc trưng được vẽ với 4 loại LED, các màu đỏ, vàng, lục và xanh dương)
      Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

      Comment


      • #18
        Mình cứ nghĩ đã là tải thì phải có áp rơi trên nó và dòng qua nó. Như bạn nói thì khi led phân cực ngược là vô cùng. vậy khi phân cực thuận điện trở là bao nhiêu nếu như nhà sản xuất đã đưa ra U và I có phải là định mức. Nếu ở #5 nếu R thấp áp rơi trên R cũng thấp và khi đó áp rơi trên led sẽ tăng .giả sử R=0 thi áp trên led là 5v như vậy quá P đẫn đến led chết
        Email:
        phương trâm sống "như thế vẫn là chưa đủ"

        Comment


        • #19
          Bạn có thể nói rõ cụ thể về linh kiên phi tuyến cho m biết đc không vì mình chưa hiểu ro về nó nói đúng hơn la chưa đc học trước giờ tính trở hạn dòng toàn dùng dịnh luật ôm mình tính sao cho tải mắc thoả mãn 2 điều kiện dòng và áp. Tuy led là diode nhung có nhiều diode khách nhau về bản chất mà .diode dùng để chỉnh lưu. Diode ổn áp. Diode biến dung..cứ chanh luân vô tư đi thú thực kiến thức về linh kiện mình có hạn nếu bạn nó ra giup mình hiểu ra vấn đề thì tốt qua đã lên diễn đàn là để học hỏi lẫn nhau mà không dấu rốt thì mới tiến bộ.có chanh luận thì mới biết đúng sai
          Email:
          phương trâm sống "như thế vẫn là chưa đủ"

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi vuthehiep Xem bài viết
            Mình cứ nghĩ đã là tải thì phải có áp rơi trên nó và dòng qua nó. Như bạn nói thì khi led phân cực ngược là vô cùng. vậy khi phân cực thuận điện trở là bao nhiêu nếu như nhà sản xuất đã đưa ra U và I có phải là định mức. Nếu ở #5 nếu R thấp áp rơi trên R cũng thấp và khi đó áp rơi trên led sẽ tăng .giả sử R=0 thi áp trên led là 5v như vậy quá P đẫn đến led chết
            Led nó gần giống như cái diode Zener ấy . Khi bắt đầu có dòng qua nó thì quan hệ giữa dòng qua nó I và điện áp rơi trên nó U không phải là bậc nhất ( đường thẳng ) .Khi đó nếu U thay đổi ít thì I thay đổi rất nhiều....nên không dùng định luật Ôm được đâu.....

            Comment


            • #21
              Khi điện áp đặt lên LED(Diot) < điện áp phân cực thuận -> điện trở của nó rất lớn -> không có dòng -> LED tắt.
              Khi điện áp đặt lên LED (Diot)> = điện áp phân cực thuận -> điện trở của nó giảm về giá trị nào đấy (datasheet hình như có) -> có dòng qua LED. Khi LED(diot dẫn) bạn cứ dùng định luật Ohm cho nó cũng dc
              myPage:

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi vuthehiep Xem bài viết
                Bạn có thể nói rõ cụ thể về linh kiên phi tuyến cho m biết đc không
                1/. Linh kiện tuyến tính: U = Z*I với Z là trở kháng nói chung. Nên đặc trưng V-A là đường thẳng.
                Còn linh kiện phi tuyến thì đặc trưng V-A không phải là đường thẳng.
                2/. Do đó không áp dụng được định luật Ohm cho linh kiện phi tuyến, mà phải dựa vào đặc trưng V-A để tính I theo V và ngược lại.
                3/. @ thetung: LED không giống Zener ở chỗ nó không có đặc tính ổn áp khi phân cực ngược.

                Khi LED phân cực thuận thì nó phát sáng. Dòng càng lớn thì LED càng sáng. Thế thì làm thế nào để chọn đặt dòng qua LED ? Ta chọn điện trở nối tiếp với LED, như trong các sơ đồ dùng LED mà chúng ta đều đã biết.
                Các bạn cho rằng LED có tính ghim áp ? Chỉ là tương đối thôi.
                Trong trường hợp, ví dụ nguồn 3,3V cấp trực tiếp cho LED siêu sáng. Bạn hãy đo dòng qua LED, sau đó mắc thêm điện trở (nhỏ thôi) nối tiếp với LED, LED sẽ giảm độ sáng khi tăng điện trở. Đo điện áp qua LED sẽ thấy không phải là điện áp không đổi, mà điện áp này giảm khi tăng điện trở .
                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi kami90 Xem bài viết
                  Khi điện áp đặt lên LED(Diot) < điện áp phân cực thuận -> điện trở của nó rất lớn -> không có dòng -> LED tắt.
                  Khi điện áp đặt lên LED (Diot)> = điện áp phân cực thuận -> điện trở của nó giảm về giá trị nào đấy (datasheet hình như có) -> có dòng qua LED. Khi LED(diot dẫn) bạn cứ dùng định luật Ohm cho nó cũng dc
                  Tôi khẳng định rằng, với linh kiện phi tuyến thì không dùng định luật Ohm.
                  Vì lẽ, trong định luật Ohm thì U = I* R
                  Với linh kiện phi tuyến thì "R" luôn thay đổi, (tạm mượn phát biểu của chính bạn, mà tôi tô đậm) cho nên định luật Ohm không nghiệm đúng.
                  Lấy ví dụ, ở đồ thị đặc trưng V-A tôi đã post ở #17, khảo sát LED màu đỏ:
                  Tại I = 10mA, U = 2,0V; như vậy "R" = 200 Ohms
                  Lấy ví dụ, tại I = 50mA, theo định luật Ohm thì U = 10,0V
                  Nhưng thực tế (xem đồ thị), U ~ 2,5V (!)
                  Đấy, bạn chứng minh rằng định luật Ohm nghiệm đúng như thế nào mà áp dụng đây ?
                  Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                    3/. @ thetung: LED không giống Zener ở chỗ nó không có đặc tính ổn áp khi phân cực ngược.
                    Xin lỗi AE vì cuối giờ làm , vội về......Xin nói lại là :LED khi phân cực thuận thì có đặc tính gần giống DIODE ổn áp khi phân cực ngược .( đường đặc tính không dốc nhiều như diode ổn áp ).....cho nên vào lúc khó khăn có thể lấy LED mà thay tạm cho diode ổn áp được..

                    Comment


                    • #25
                      [MENTION=24454]HTTTTH[/MENTION] : Ý em là khi nó dẫn rồi ta vẫn tính trở hạn dòng cho LED dùng định luật Ohm ạ.
                      myPage:

                      Comment


                      • #26
                        Có lần mình 1 tụ hoá 10uf 50v mắc song song với led xanh dương (mắc đúng cực)cả 2 được mắc nối tiếp với 1 điện trở khoang trên 500 ôm thì phải. Mắc vào nguồn 5v Thì thấy led chớp sáng( sáng rất yếu) sau đó tắt ngay. có phải là vì trở cao lên áp đặt lên led không dủ làm led sáng led chỉ sáng khi tụ đc nạp tới mức điện áp làm cho led dẫn lên led loé sáng sau đó tắt ngay vì sút áp. Tụ lại nạp tiếp khi đến ngưỡng thì led sả làm nức áp trên tụ luôn không vướt quá mức U cua led.
                        Email:
                        phương trâm sống "như thế vẫn là chưa đủ"

                        Comment


                        • #27
                          Nhì giản đồ mình nghĩ là u cho từng led ví dụ led xanh dương khi chưa đạt 3v thì led chưa dẫn lên dòng qua led =0 khi đạt 3v thì led dẫn lúc đó dòng qua led và sẽ tăng theo mức U .chi khi đó ta mới tính đc điện trở hạn dòng theo ct : R=(U nguồn-U led)/ I led
                          Email:
                          phương trâm sống "như thế vẫn là chưa đủ"

                          Comment


                          • #28
                            Để chắc chắn điều này mình vừa lấy cái đồng hồ để thang đo điện trở x1k đồng hồ của mình chỉ có 1 quả pin 1,5v đo led đỏ thì kim lên thấy có ánh sáng màu đỏ nhưng đo led xanh dương thì kim không nhúc nhích tý nào.
                            Email:
                            phương trâm sống "như thế vẫn là chưa đủ"

                            Comment


                            • #29
                              vậy đối với điện trở, khi tăng U lên 10v vẫn giữ nguyên R thì I tăng phải không ạ, và I trở lại quyết định I led đúng không ạ

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi phamhuuloc Xem bài viết
                                vậy đối với điện trở, khi tăng U lên 10v vẫn giữ nguyên R thì I tăng phải không ạ, và I trở lại quyết định I led đúng không ạ
                                Cái này thì ông tự đặt bút tính được mà. Đừng cấp cho LED dòng lớn quá mà nó chết, thế thôi.
                                (Dù rằng dòng tính toán là dòng giả định, nhưng với dòng làm chết LED thì chẳng ai dùng)
                                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                phamhuuloc Tìm hiểu thêm về phamhuuloc

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X