Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ghi đĩa CD như thế nào cho tốt

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ghi đĩa CD như thế nào cho tốt

    Chào mọi người .

    Hiện tại em đang có ý định mua một ổ ghi CD/DVD và lưu trữ thông tin của mình lâu dài bằng CD và DVD ,tuy nhiên em rất phân vân mình phải chọn loại ổ ghi nào ,đĩa của hãng nào và ghi như thế nào để đảm bảo giữ liệu của mình tồn tại được bền vững ,ngoài ra cấu tạo của đĩa CD như thế nào ,cách lưu trữ và bảo quản thông tin của loại phương tiện này như thế nào cũng là điều em rất quan tâm .Rất mong nhận được sự giúp đỡ của mọi người .

  • #2
    - Ổ thì nên chọn ổ ASUS. Loại này rất bền, ghi đọc đều rất tốt. Những loại Samsung hoặc LG thì rất tệ.

    - Đĩa CD thì nên chọn đĩa Đức Việt. Loại này khá đồng đều, và lý do chính là ta ủng hộ hàng Việt. Đĩa DVD thì tớ ít ghi nên không kinh nghiệm lắm.

    - Khi ghi thì nên chọn tốc độ phù hợp với đĩa (xem trên nhãn). Nhưng thường là ghi tốc độ thấp hơn.

    - Cấu tạo đĩa CD: Người ta tạo ra miếng nhựa trong suốt có kích thước tiêu chuẩn. Hãng Nissei của Nhật còn sản xuất những máy ép nhựa chuyên dụng cho việc này. Sau đó người ta phủ lên miếng nhựa đó 1 lớp nhôm cực mỏng.
    Khi ghi đĩa, tia lade sẽ đốt lớp nhôm này thành các vùng lồi lõm. Vùng lồi lên sẽ ứng với mức logic 1, và vùng lõm ứng với mức 0.
    Khi đọc, lớp nhôm này sẽ phản quang tia lade từ mắt đọc phát lên và khúc xạ tia đó về ma trận diode thu, từ diode đó sẽ thu được các tín hiệu điện với các mức logic 0 và 1. Các tín hiệu này sau khi được giải mã sẽ cho ra dữ liệu ban đầu.

    - Bảo quản đĩa thì nên tránh nhiệt, đóng gói cẩn thận để tránh xước đĩa. Có một sai lầm của mọi người là lo giữ mặt nhựa mà quên giữ phần lưng (phần phủ nhôm) - chính phần này mới cần phải giữ cẩn thận. Tuy nhiên phần nhựa bị xước cũng sẽ gây tổn hại cho đĩa và mắt đọc do phải truy tìm dữ liệu lâu hơn.

    Nhưng cần phải nói rằng, chẳng có gì là vĩnh cửu nên việc backup dữ liệu ra CD/DVD cũng chỉ là 1 biện pháp rẻ tiền. Không nên tin quá vào mấy cái đĩa mà có ngày khóc dở mếu dở. Bài học xương máu đấy!
    Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
      - Ổ thì nên chọn ổ ASUS. Loại này rất bền, ghi đọc đều rất tốt. Những loại Samsung hoặc LG thì rất tệ.

      - Đĩa CD thì nên chọn đĩa Đức Việt. Loại này khá đồng đều, và lý do chính là ta ủng hộ hàng Việt. Đĩa DVD thì tớ ít ghi nên không kinh nghiệm lắm.

      - Khi ghi thì nên chọn tốc độ phù hợp với đĩa (xem trên nhãn). Nhưng thường là ghi tốc độ thấp hơn.

      - Cấu tạo đĩa CD: Người ta tạo ra miếng nhựa trong suốt có kích thước tiêu chuẩn. Hãng Nissei của Nhật còn sản xuất những máy ép nhựa chuyên dụng cho việc này. Sau đó người ta phủ lên miếng nhựa đó 1 lớp nhôm cực mỏng.
      Khi ghi đĩa, tia lade sẽ đốt lớp nhôm này thành các vùng lồi lõm. Vùng lồi lên sẽ ứng với mức logic 1, và vùng lõm ứng với mức 0.
      Khi đọc, lớp nhôm này sẽ phản quang tia lade từ mắt đọc phát lên và khúc xạ tia đó về ma trận diode thu, từ diode đó sẽ thu được các tín hiệu điện với các mức logic 0 và 1. Các tín hiệu này sau khi được giải mã sẽ cho ra dữ liệu ban đầu.

      - Bảo quản đĩa thì nên tránh nhiệt, đóng gói cẩn thận để tránh xước đĩa. Có một sai lầm của mọi người là lo giữ mặt nhựa mà quên giữ phần lưng (phần phủ nhôm) - chính phần này mới cần phải giữ cẩn thận. Tuy nhiên phần nhựa bị xước cũng sẽ gây tổn hại cho đĩa và mắt đọc do phải truy tìm dữ liệu lâu hơn.

      Nhưng cần phải nói rằng, chẳng có gì là vĩnh cửu nên việc backup dữ liệu ra CD/DVD cũng chỉ là 1 biện pháp rẻ tiền. Không nên tin quá vào mấy cái đĩa mà có ngày khóc dở mếu dở. Bài học xương máu đấy!
      Còn DVD thì sao bác.

      Comment


      • #4
        Bác nào có kinh nghiệm với ổ Plextor thì giúp em với .Còn nếu như với ổ DVD cũ mắt đọc tồi thì sao ạ.

        Comment


        • #5
          Hỏi thêm một điều là có cách nào kiểm tra chất lượng cái DVD mình vừa ghi không hả các bác ?

          Comment


          • #6
            Các loại ổ quang tôi từng dùng, ASUS là số một, trừ mỗi ông Plaxtor là chưa dùng vì đắt quá! Vậy nên tôi không dám góp ý cho bác mua cái này. Đặc điểm cơ bản của ASUS là nó không đọc/ghi tất cả các loại đĩa, nó sẽ loại các đĩa kém chất lượng ra.
            Nguyên tắc cơ bản nhất khi ghi đĩa đó là: ghi tốc độ càng thấp càng tốt! Điều này làm tăng tuổi thọ đĩa và làm giảm tỉ lệ lỗi dữ liệu sau khi ghi.
            Để cho an toàn khi lưu trữ đĩa quang thì bác nên ghi thành nhiều bản và sử dụng loại đĩa xịn. Tôi ghi cho công ty mấy chục Gb dữ liệu vào đĩa DVD Sony (Loại 25k) một năm nay vẫn ok.
            Sau khi ghi đĩa bác nên mua giấy đề can họ cắt sẵn hình cái đĩa về gián vào mặt sau đĩa. Khi độ ẩm và nhiệt độ môi trường thay đổi thì lớp nhôm này dễ bị bong ra lắm nên gián dấy vào cho nó bớt bị ảnh hưởng.
            Thường thì trong các chương trình "đốt" đĩa nó có chức năng Đọc - kiểm tra đĩa khi ghi xong đó, nếu nó báo Ok là an toàn rùi.
            Nói thêm về tốc độ ghi đĩa. Với dữ liệu nói chung dùng cho máy tính thì khi ghi lên đĩa, nếu có sai dăm ba bit thì máy tính vẫn hiểu được. Còn đối với các đầu Audio-CD dân dụng, khi đĩa CD-audio hay Mp3 bị sai vài bit là nó chuyển từ nhạc vàng sang....hit, rap dance ngay đó bác ( Nó bị trượt)
            Vậy nên người ta khuyến cáo rằng đĩa CD-audio chỉ ghi dưới tốc độ 2X là tốt nhất tuy nhiên bây giờ ít có trình ghi đĩa nào cho burn với tốc độ 2x cả, minimum là 4x thui! Vậy để kiểm chứng việc lỗi bit khi ghi tốc độ cao thì đơn giản rồi: bác hi sinh 1 CD, ghi tốc độ 52X mấy file nhạc thành CD rồi nhét vào cái đầu DVD-Player xem sao??? Hì hì
            Nỏ biết chữ mần răng ký được??!! Thôi nhé.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi dinhviethai Xem bài viết
              Bác nào có kinh nghiệm với ổ Plextor thì giúp em với .Còn nếu như với ổ DVD cũ mắt đọc tồi thì sao ạ.
              Nếu em có nhiều tiền hoặc ưa thích sự hoàn hảo thì nhãn hiệu Plextor là sự chọn lựa số 1 rồi.
              Chuyên cứu dữ liệu trên mọi phương tiện lưu trữ!
              Địa chỉ: số 4 ngõ Hồ Dài, phố Khâm Thiên
              Tel: (04)35160130-0903237814;

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi thangktvta Xem bài viết
                Các loại ổ quang tôi từng dùng, ASUS là số một, trừ mỗi ông Plaxtor là chưa dùng vì đắt quá! Vậy nên tôi không dám góp ý cho bác mua cái này. Đặc điểm cơ bản của ASUS là nó không đọc/ghi tất cả các loại đĩa, nó sẽ loại các đĩa kém chất lượng ra.
                Nguyên tắc cơ bản nhất khi ghi đĩa đó là: ghi tốc độ càng thấp càng tốt! Điều này làm tăng tuổi thọ đĩa và làm giảm tỉ lệ lỗi dữ liệu sau khi ghi.
                Để cho an toàn khi lưu trữ đĩa quang thì bác nên ghi thành nhiều bản và sử dụng loại đĩa xịn. Tôi ghi cho công ty mấy chục Gb dữ liệu vào đĩa DVD Sony (Loại 25k) một năm nay vẫn ok.
                Sau khi ghi đĩa bác nên mua giấy đề can họ cắt sẵn hình cái đĩa về gián vào mặt sau đĩa. Khi độ ẩm và nhiệt độ môi trường thay đổi thì lớp nhôm này dễ bị bong ra lắm nên gián dấy vào cho nó bớt bị ảnh hưởng.
                Thường thì trong các chương trình "đốt" đĩa nó có chức năng Đọc - kiểm tra đĩa khi ghi xong đó, nếu nó báo Ok là an toàn rùi.
                Nói thêm về tốc độ ghi đĩa. Với dữ liệu nói chung dùng cho máy tính thì khi ghi lên đĩa, nếu có sai dăm ba bit thì máy tính vẫn hiểu được. Còn đối với các đầu Audio-CD dân dụng, khi đĩa CD-audio hay Mp3 bị sai vài bit là nó chuyển từ nhạc vàng sang....hit, rap dance ngay đó bác ( Nó bị trượt)
                Vậy nên người ta khuyến cáo rằng đĩa CD-audio chỉ ghi dưới tốc độ 2X là tốt nhất tuy nhiên bây giờ ít có trình ghi đĩa nào cho burn với tốc độ 2x cả, minimum là 4x thui! Vậy để kiểm chứng việc lỗi bit khi ghi tốc độ cao thì đơn giản rồi: bác hi sinh 1 CD, ghi tốc độ 52X mấy file nhạc thành CD rồi nhét vào cái đầu DVD-Player xem sao??? Hì hì
                Đĩa sony thì tuyệt thật nhưng mà quá đắt bác ạ, mà nhu cầu ghi của em thì rất lớn ,một tháng có thể ghi hàng chục dĩa gồm cả CD và DVD,dữ liệu thì không quan trọng đến mức sống còn vì mấy thứ này để ở chỗ khác , bác có biết hiệu nào vừa ngon vừa rẻ phù hợp với nhu cầu của em không .

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi dinhviethai Xem bài viết
                  Đĩa sony thì tuyệt thật nhưng mà quá đắt bác ạ, mà nhu cầu ghi của em thì rất lớn ,một tháng có thể ghi hàng chục dĩa gồm cả CD và DVD,dữ liệu thì không quan trọng đến mức sống còn vì mấy thứ này để ở chỗ khác , bác có biết hiệu nào vừa ngon vừa rẻ phù hợp với nhu cầu của em không .
                  Vụ này em không rõ lắm vì không chơi...lập lờ như bác. Hehe.
                  Em chơi 1 là siêu dỏm, 2 là xịn hết mức. Loại siêu dỏm giá CD-2k, DVD-5k, siêu xịn CD-15k, DVD-25k. Vậy theo em dữ liệu thì không quan trọng đến mức sống còn của bác nên mua loại CD-8k, DVD 12k. Vậy là hợp lý bác nhẩy! Tên đĩa với giá đó thì bác chịu khó xuống chợ trời hỏi vậy. hi
                  Nỏ biết chữ mần răng ký được??!! Thôi nhé.

                  Comment


                  • #10
                    Tôi hiện đang xài ổ compo của ASUS và DVD Rewriter của LG. ASUS chất lượng ghi tốt, đọc đĩa thì dở tệ, đọc chút xíu (khoảng 20') là lại đứng đĩa. Dùng ổ LG đọc tốt hơn nhìu, ghi cũng tốt, ghi cả năm trời chưa hư cái nào cả. Cái này là nhận xét của bản thân, hy vọng giúp đc ít nhiều.
                    Goodluck!

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi xuanhoa Xem bài viết
                      Tôi hiện đang xài ổ compo của ASUS và DVD Rewriter của LG. ASUS chất lượng ghi tốt, đọc đĩa thì dở tệ, đọc chút xíu (khoảng 20') là lại đứng đĩa. Dùng ổ LG đọc tốt hơn nhìu, ghi cũng tốt, ghi cả năm trời chưa hư cái nào cả. Cái này là nhận xét của bản thân, hy vọng giúp đc ít nhiều.
                      Goodluck!
                      Không phải đọc tốt là ổ tốt đâu bác. Với các ổ đĩa và đầu đĩa dân dụng xịn, bao giờ nó cũng kén các loại đĩa chất lượng kém, đây là phương pháp bảo đảm tuổi thọ cho mắt đọc. Với các ổ Samsung và LG, nó đọc rất nhiều các loại đĩa, kể kả đĩa xước, cong, vênh...Còn với Asus, Sony thì không. Để so sánh cho khách quan thì bác phải sử dụng đĩa xịn một tí chứ nếu mà dùng đĩa chợ trời thì....
                      Nỏ biết chữ mần răng ký được??!! Thôi nhé.

                      Comment


                      • #12
                        Cũng trong chủ đề này, có một vấn đề nhờ các bác góp ý xem thế nào :

                        Laptop của tôi sử dụng ổ ghi DVD double layer DW-Q58A.

                        Ban đầu ổ này sử dụng firmware UDS2 (của Dell OEM ) , có một lần do hệ điều hành WinXP có lỗi , tiếng phát từ đĩa CD/VCD/DVD ra loa có tiếng xoẹt xoẹt , tôi update lại firmware UDS2 từ Dell nhưng không khỏi bệnh.

                        Nghĩ rằng máy dùng lâu và ổ đĩa lâu ngày mắt đọc và focus kém , tôi mở ra ( mắt laze không có bụi ) , hiệu chỉnh cường độ laze của ổ đĩa . Tình trạng đọc khá hơn ( với các đĩa xấu ) nhưng tiếng xoẹt xoẹt vẫn còn .

                        --- Do máy bị lỗi nên tôi cài hệ điều hành lại và bệnh đó biến mất . Vui quá , từ đó đến nay không bị nữa.

                        --- Ngày hôm qua Khi anh bạn đi du lịch về, mang thẻ nhớ rồi nhờ tôi burn 1 đĩa DVD.

                        Tôi mở đĩa và dùng nero 6.6 burn nhưng không burn được, Nero 6 báo " thành công " nhưng nhìn bề mặt đĩa vẫn ... Như mới , và quả thực nó ... Không ghi gì vào ( vì trong quá trình ghi tôi thấy đèn ổ đĩa không sáng nhấp nháy --- Bình thường khi ghi hoặc hoạt động đèn sẽ sáng).

                        Trước đây tôi dùng phần mềm , phiên bản này và ghi DVD tốt.

                        --- Vào my computer thấy ổ DVD ghi 0 byte free, space 0 byte ... Tôi thấy làm lạ, trước đây có ghi nhiều DVD nhưng không để ý điều này ===> Tôi lại nghĩ chắc trước đây mình đã hiệu chỉnh mắt LAZE làm sai lệch nên ... nó kén đĩa , không nhận dung lượng đĩa nữa nên không ghi được .

                        ( Bình thường chỉ có đĩa CD trắng mới báo dung lượng còn DVD thì là 0 byte --- Tôi Gà quá không biết điều này ).

                        Tôi lại mở ổ đĩa ra hiệu chỉnh , Không có gì khả quan hơn . Tôi cứ nghĩ rằng ổ của tôi đã bị hỏng phần ghi DVD rồi ( Trong khi test thử đọc các đĩa DVD, CD, VCD dù cũ, xước vẫn chạy rất tốt ) .

                        --- Lúc đó không hiểu sao ... đầu óc nó mụ mẫm, rối loạn ( vì anh bạn ngày mai có chuyến bay và tôi cần phải ghi được đĩa giúp anh ấy cho kịp ) .

                        --- Tôi lên mạng Google và tìm câu trả lời cho mình, qua 1 số trang, tôi quyết định UPdate firmware sang bản khác . Bản này là USY4 dùng cho ổ Lite ON ( ổ của tôi có phần cứng giống y chang 1 ổ Lite ON ( cũng cùng của Sony mà)

                        Và tôi đã nâng cấp lên phiên bản đó .

                        --- Firmware zin (UDS2 của Dell OEM ) thì đèn ổ đĩa sáng màu xanh ... Còn Lite On ... đèn chuyển sang màu Cam . Mới đầu tôi phát hoảng quá , tưởng ổ của mình Chết hẳn ... Nhưng đọc các đĩa DVD, CD, VCD rất tốt ==> đỡ lo hơn

                        ( Mới đầu cũng cảm thấy kỳ kỳ về cái đèn xanh chuyển sang màu cam --- nhưng qua 1 số thông tin trên các trang web, tôi cũng tự chấn an ... Nó mất zin nên đèn chuyển sang màu khác . ( Bọn sony nó cố tình làm vậy để bảo vệ -- Bảo hành mà ).

                        ( Bây giờ quay lại các phiên bản cũ cũng khó khăn , vì chỉ có update chứ ... không có down ( các chương trình update nó chạy trên win hết )). Giờ muốn quay lại nguyên bản chỉ có dùng 1 số tool crossflash ( nhưng rất nguy hiểm ) hoặc tháo máy , gỡ chip flash ra rồi nạp lại .

                        Nhưng mà thôi , động chạm đến nó mệt lắm , vả lại nó vẫn chạy cơ mà . Nhỡ chọc ngoáy nhiều nó lăn ra chết thì đau !

                        Tôi không nghĩ đến lỗi ở phần mềm Nero 6.6 ( vì trước tôi dùng ghi được , và vẫn là nó chứ không cài đi cài lại gì ).

                        --- Mất công tìm trên mạng, thôi thì down luôn phần mềm NERO mới xem có ghi được DVD không, tìm mấy cái bản 9 ... thấy có nhiều , nhưng bản 8 lại dễ download ... và tôi download về

                        Cài NERO và đút đĩa DVD vào burn ( Tôi hồi hộp chờ đợi ) , rồi thì 1%, 2% cái đèn trên ổ đĩa phát sáng màu cam nhấp nháy ... Tôi thấy mừng ( vì như vậy đĩa đã hoạt động )

                        Cái phần mềm Nero Chết tiệt , nó báo hại tôi rồi ( tôi nghĩ vậy ) , chứ nếu dùng phần mềm NERO mới ( bản 6.6 cũ cài ở máy có khi đã bị virus, lỗi làm hỏng ) thì firmware nguyên bản (UDS2 của Dell OEM vẫn chạy ngon ) .

                        --- Và đây là kết quả : Đĩa DVD ghi được tốt .

                        Điều tôi quan tâm bây giờ ( các bác ai đã từng ghi đĩa thì xin cái ý kiến ) .

                        ??? Tôi sao lưu dữ liệu, ghi vào một đĩa DVD , dung lượng dữ liệu là 3,65GB . Đĩa DVD maxell 1-8X ( màu vàng) tôi mua 5k/1 cái ngoài chợ ( lòng đĩa của nó màu tím tím )

                        --- Thời gian burn hết 3,65GB và cả Verify mất 58 phút ( Trời ơi sao lâu quá vậy ???? )


                        --- ở ghi DVD của tôi có tốc độ ghi CD 24X , DVD 8X .

                        Thời gian ghi như vậy có phải là chậm không ??? Hay là có Verify thì thời gian mất gấp đôi . ( khi không click vào ô verify trong nero thì hết 32 phút ).

                        --- Tốc độ chậm như vậy có phải do ổ đĩa của tôi có vấn đề ??? hay do đĩa kia " rởm " ??? --- Tôi nghĩ 8X nó rởm thì cũng được 6X hay 4X chứ ... Đằng này tôi để ý ổ đĩa chỉ ghi ở 1,9X

                        --- Tôi không biết ổ đĩa của tôi có còn bình thường nữa hay không ???

                        Các bác góp ý nhé !
                        Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                        Comment


                        • #13
                          Có phải chức năng verify để rà soát lại ( an toàn cho dữ liệu ) ??? trước đây tôi ghi đĩa không mấy khi click chức năng này của NERO nên ghi rất nhanh . ( mà đĩa dùng 3 ,4 năm có hỏng đâu !!! )

                          --- Chắc không cần click cái verify của NERO các bác nhỉ ????

                          Cái verify này sinh ra làm gì . ???
                          Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết
                            Có phải chức năng verify để rà soát lại ( an toàn cho dữ liệu ) ??? trước đây tôi ghi đĩa không mấy khi click chức năng này của NERO nên ghi rất nhanh . ( mà đĩa dùng 3 ,4 năm có hỏng đâu !!! )

                            --- Chắc không cần click cái verify của NERO các bác nhỉ ????

                            Cái verify này sinh ra làm gì . ???
                            Úi trời, thật là góp ý với bác ngại quá vì thấy cái gì bác cũng ...cao thủ mừ. Em có mấy ý kiến thế này:
                            1. Trước đây em cũng dùng Nero 8 để ghi, máy em T42- DVD Combo, nhiều lúc ghi đĩa thấy Nero báo % chạy ầm ầm, sau khi ghi xong mở ra....đĩa vẫn con "zin", bó tay. Tưởng cái ổ nó hỏng, nhét đĩa khác vào vẫn vậy, tạm thời bó tay....
                            Sau một thời gian em mới nghĩ là do phần mềm, em lôi phần mềm bản quyền đi theo máy: RecordNow của IBM ra burn ---> Ok. Sau nhiều lần thử em rút ra kết luận: Chỉ nên dùng phần mềm mà hãng sản xuất khuyến cáo!
                            2. Laptop rất kén đĩa, đặc biệt là đĩa ...chợ trời. Để cho chắc ăn thì chúng ta nên mua loại >10k ấy, tỉ lệ ghi hỏng rất ít.
                            3. Tốc độ ghi không tỉ lệ với thời gian đâu bác nhé, cái này em dám chắc đấy! Nếu cùng một dung lượng thì phần dữ liệu nào ít file hơn sẽ burn nhanh hơn cái có nhiều file. Do vậy đừng quá áp đặt và nóng ruột vì thời gian burn đĩa
                            4. Chức năng Verify là chỉ để đọc-kiểm tra thôi chứ nó không có chức năng gì thần thánh đâu bác ạ. Sau khi ghi xong thì chuơng trình sẽ đọc lại những dữ liệu được ghi và báo cáo kết quả, nếu nó báo ok thì ...tạm ổn. Còn nó báo lỗi thì nó cũng bó tay và phải burn lại thôi. Do đó nếu bác có khả năng kiểm tra đĩa thì bỏ qua cái Verify cũng được cho nó nhanh. Cũng như em nói ở trên- càng nhiều file thì nó verify càng lâu. Và nếu nó Verify lâu quá thì bác nên coi lại độ an toàn của dữ liệu trên CD/DVD nhé! Nhiều lúc nó verify mất nữa ngày sau đó báo OK nhưng nữa ngày sau mang đĩa ra đọc là...Not OK. Heheh!
                            Vài dòng kinh nghiệm xuơng máu góp ý cùng bác! Chúc bác may mắn!
                            Nỏ biết chữ mần răng ký được??!! Thôi nhé.

                            Comment


                            • #15
                              Vậy nên người ta khuyến cáo rằng đĩa CD-audio chỉ ghi dưới tốc độ 2X là tốt nhất tuy nhiên bây giờ ít có trình ghi đĩa nào cho burn với tốc độ 2x cả, minimum là 4x thui! Vậy để kiểm chứng việc lỗi bit khi ghi tốc độ cao thì đơn giản rồi: bác hi sinh 1 CD, ghi tốc độ 52X mấy file nhạc thành CD rồi nhét vào cái đầu DVD-Player xem sao??? Hì hì
                              Em "burrrn" Audio CD bằng Burrrn, freeware. Cái này được dân audio khuyên dùng, cho phép burrrn tốc độ từ 1 đến 52x
                              http://www.softpedia.com/get/CD-DVD-...g/Burrrn.shtml
                              Đẹp từng kilomét

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              dinhviethai Tìm hiểu thêm về dinhviethai

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X