Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Làm sao thiết kế vi mạch điện tử

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Làm sao thiết kế vi mạch điện tử

    Chào các Anh / Chị đi trước!
    Em không phải dân điện tử nhưng muốn tìm hiểu về thiết kế vi mạch (đam mê nhưng không vô trường học được) xin hỏi là em nên bắt đầu từ đâu (phải học những môn gì ?) kiểu như thiết kế giống như mấy cái mạch trong ipod hay smartwatch gì gì đó!
    xin đừng nói là thi vô trường này, thi vô trường kia nha, nếu thi được thì em không nói làm gì! thời gian không thành vấn đề với em, em có thể tự học 1 hay 2 năm gì cũng được, đam mê mà. Xin anh chị đi trước vẽ đường cho em!
    nếu được mọi người có thể cho em xin ít tài liệu được ko?

  • #2
    hi bạn,

    mình nghĩ là có 2 hướng cho bạn,
    - hướng 1 : giống như học nghề, chỉ cần biết sơ sơ về cách hoạt động của mạch, nhưng vẫn vẽ được mạch nhanh chóng từ mạch thiết kế của người khác. Các công cụ vẽ mạch thông dụng là Altium Designer, Orcad, ...
    - hướng 2 : bạn phải học từ cơ bản của điện tử, hiểu sâu biết nhiều về các linh kiện, từ đó bạn có thể thiết kế ra mạch. Hướng này đương nhiên mất công hơn hướng 1 nhiều.

    Comment


    • #3
      chào bạn.
      hồi xưa mình cũng rất yêu thích và tự học những cái cơ bản thôi.và có lời khuyên cho bạn muốn tự học: đó là sách,đồng hồ và cái mỏ hàn.

      sách hồi xưa mình học là những quyển sách "mạch điện ứng dụng" ,mình ko nhớ tên chính xác vì sách đấy mình ko còn giữ nữa nhưng nôm na trong đó nó đề cập đến những mạch điện rất đơn giản nhưng hữu ích vd: mạch đèn nháy,báo động,radio,amply... những mạch đơn giản nhất và linh kiện dễ kiếm nhất có thể và có phân tích mạch rõ ràng.

      quyển sách này nó ko đề cập gì đến con linh kiện này nọ nó tổng quát ntn,đặc tính ra sao. đọc quyển sách đó sẽ gây rất nhiều hứng thú,mới đầu cứ lắp theo nó mà ko hiểu gì cả,nhưng đọc nhiều,làm nhiều sẽ tự hiểu ra.
      và tất nhiên đi kèm quyển này là quyển " giáo trình linh kiện điện tử" nó nói đến cụ thể 1 con linh kiện nó hoạt động ntn.đọc quyển mạch kia chỗ nào ko hiểu thì đọc lại quyển linh kiện này.

      cách học của mình trong thời kì internet là 1 thứ sa xỉ là như vậy,từng lục tung và mòn dép ở mấy hiệu sách cũ đường Láng ( chả biết giờ họ còn bán sách cũ nữa ko) .mình học từ thực tế chứ ko học theo lý thuyết cứng ngắt.

      chúc bạn thành công!

      Comment


      • #4
        à mà thớt này sai box rồi nhé.mod nào đi qua move dùm chủ thớt

        Comment


        • #5
          mình mới post lần đầu, nếu sai box xin mod move dùm mình qua đúng box nha

          Comment


          • #6
            Thiết kế mạch gồm:
            - Lý thuyết Kĩ thuật số và kĩ thuật tương tự
            - Sử dụng các phần mếm thiết kế

            Về kĩ thuật số sẽ có thể thiết kế board mạch hay thiết kế các CPLD/FPGA

            Hiểu biết về Kĩ thuật tương tự sẽ có nhiều ứng dụng cho board mạch, analog cho IC thì mình nghĩ không khả thi ở VN.
            - Thiết kế các mạch công suất cấp nguồn cho các thiết bị
            - Thiêt kế các mạch RF/IF là front-end của các hê thống communication, cần thêm kiến thức về kĩ thuật lọc và phân tích tính hiệu ở miền tầng số

            Nền tảng của các mạch tương tự là hoạt động của lớp P-N và các loại Transitor (BJT, MOSFET). Bạn nên học phần nhỏ này trước khi học các mạch điện trong sách có sẵn.

            Mình nghĩ bạn có thể học ở Open Course Ware của MIT, bạn cố trau dồi tiếng Anh khoảng 6 tháng tới 1 năm, nó sẽ làm tăng tốc quá trình học sau này của bạn vì mọi tài liệu của ngành này bằng tiếng Anh.
            Last edited by jefflieu; 16-08-2013, 06:00.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi jefflieu Xem bài viết
              Thiết kế mạch gồm:
              - Lý thuyết Kĩ thuật số và kĩ thuật tương tự
              - Sử dụng các phần mếm thiết kế

              Về kĩ thuật số sẽ có thể thiết kế board mạch hay thiết kế các CPLD/FPGA

              Hiểu biết về Kĩ thuật tương tự sẽ có nhiều ứng dụng cho board mạch, analog cho IC thì mình nghĩ không khả thi ở VN.
              - Thiết kế các mạch công suất cấp nguồn cho các thiết bị
              - Thiêt kế các mạch RF/IF là front-end của các hê thống communication, cần thêm kiến thức về kĩ thuật lọc và phân tích tính hiệu ở miền tầng số

              Nền tảng của các mạch tương tự là hoạt động của lớp P-N và các loại Transitor (BJT, MOSFET). Bạn nên học phần nhỏ này trước khi học các mạch điện trong sách có sẵn.

              Mình nghĩ bạn có thể học ở Open Course Ware của MIT, bạn cố trau dồi tiếng Anh khoảng 6 tháng tới 1 năm, nó sẽ làm tăng tốc quá trình học sau này của bạn vì mọi tài liệu của ngành này bằng tiếng Anh.
              Mình đồng ý với điểm này nè. Trình độ tiếng Anh khá thì bạn học rất nhanh. Tài liệu, sách tiếng Anh rất phong phụ đặc biệt là sách cho dân hobby, nghiệp dư, tập chung vào ứng dụng nhiều hơn lý thuyết. Ví dụ như về VĐK, sách chính quy thì họ giải thích rất nhiều thứ: lịch sử phát triển VĐK, cấu trúc, bộ nhớ, v.v... Sách hobby, thì họ giải thích các khái niệm, rồi đi ngay vào ứng dụng: cách nạp, cách chạy VĐK, tương tác với các linh kiện khác, v.v... Trong quá trình tiềm tòi, thích tiềm hiểu sâu thêm, hoặc giải quyết các vấn đề thì google phát là ra.

              Theo chủ quan của mình thì các tại liệu tiếng Việt hiện nay được viết cho dân chuyên điện tử hơn là dân hobby, nên người không chuyên đọc dễ nãn lắm.

              Comment

              Về tác giả

              Collapse

              kimlong Tìm hiểu thêm về kimlong

              Bài viết mới nhất

              Collapse

              Đang tải...
              X