chào các bác , e như một con gà về vấn đề này nên lên đây nhờ các bác hướng dẫn giúp cho ạ, tình hình là e mắc 1 cái mạch đèn led như hình, mà khổ nổi đoạn thì có bóng rất sáng, có bóng sáng mờ mờ. cho e hỏi e mắc như z là đúng hay sai và làm sao cho các bóng đều sáng tỏa hết ạ , e xài led vàng 2v , R là 510 ohm , nguồn cấp 9v . e xin cảm ơn các bác
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Cách mắc đèn led cho sáng
Collapse
X
-
Nguyên văn bởi fabio_phan Xem bài viếtchào các bác , e như một con gà về vấn đề này nên lên đây nhờ các bác hướng dẫn giúp cho ạ, tình hình là e mắc 1 cái mạch đèn led như hình, mà khổ nổi đoạn thì có bóng rất sáng, có bóng sáng mờ mờ. cho e hỏi e mắc như z là đúng hay sai và làm sao cho các bóng đều sáng tỏa hết ạ , e xài led vàng 2v , R là 510 ohm , nguồn cấp 9v . e xin cảm ơn các bác
Comment
-
bạn mắc như thế cũng không sai hoàn toàn nhưng mà nếu trong cùng 1 nhánh gồm 2 dãy(6bong) bạn sử dụng 1 loại bóng(cùng màu,cùng lô hàng)thì sẽ sáng bình thường nhưng riêng chỗ 4 bóng thì bạn phải tính lại trở để bóng sáng đồng đều,phương pháp của bạn hiện đang được ứng dụng nhiều trong quảng cáo led hiện nay mục đích thi công nhanh hơn,còn mắc như cua bác sanyo thì đúng nhất nhưng thi công lâu hơn vì phải gắn nhiều trở hơn
Comment
-
Nguyên văn bởi sanyo Xem bài viếtBạn nên sửa lại như thế này sẽ được. Tùy vào điện thế của LED, của nguồn và số lượng LED mà sử dụng điện trở cho phù hợp.
Nguyên văn bởi qcsonglong Xem bài viếtbạn mắc như thế cũng không sai hoàn toàn nhưng mà nếu trong cùng 1 nhánh gồm 2 dãy(6bong) bạn sử dụng 1 loại bóng(cùng màu,cùng lô hàng)thì sẽ sáng bình thường nhưng riêng chỗ 4 bóng thì bạn phải tính lại trở để bóng sáng đồng đều,phương pháp của bạn hiện đang được ứng dụng nhiều trong quảng cáo led hiện nay mục đích thi công nhanh hơn,còn mắc như cua bác sanyo thì đúng nhất nhưng thi công lâu hơn vì phải gắn nhiều trở hơn
Comment
-
Nguyên văn bởi fabio_phan Xem bài viếtrất cảm ơn bác , e xài cùng 1 loại LEd vàng 2v, nguồn adapter 9v , tổng cộng 28 bóng, e mua bịch điện trở có ghi là 510 ohm, z là cứ thế e phang từng cái trở 510ohm zô hình bác sửa là dc hả bác ?
cảm ơn bác mà lạ ở chỗ 6 bóng đều cùng loại , cùng màu hết mà có bóng lại rất sáng bóng lại hơi mờ, cho e hỏi là trc khi hàn mối nối có cần f chà nhám cái chân LED trc k ạ ?
trường hợp của bạn nếu muốn ok thì cứ mắc 3 bóng và 1 trở
nhưng nếu muốn hiểu vì sao trường hợp trên bóng sáng ,bóng tối thì e gợi ý nhé:
thứ nhất nếu bác mua bóng không tốt,như các hãng led lamp,eled,kento,youda......thì chất lượng không cao=> bóng sáng ,bóng mờ,bóng chết không sáng....
bóng không tốt=>hàn không ăn chì=>hàn đi,hàn lại=>nóng,bong thì chết ,bóng thì ngấp ngoái=>sáng không đều
-bóng sengyang đài loan là loại tốt =>sáng bền ,đẹp,đều
hàn không cần chà
tính trở cho led R=U/I => R={U( NGUỒN)-U(LED) }/I(LED) VÍ DỤ có 3 bóng led màu vàng mỗi bóng chịu hiệu điện thế là 2v,mắc nối tiếp 3 bóng ,dùng nguồn 9v,hãy tính đện trờ cho led
giải: R={9-6}/0.016=187.5 ÔM
để led sáng đẹp chọn I =10-20mA
em lâu ngày rồi không còn sách vở gì nữa ,chỉ viết theo cách hiểu thôi nên từ ngữ có chút sai nào thì các bác sửa giúp e nhéLast edited by qcsonglong; 20-08-2013, 23:54.
Comment
-
Mỗi bóng sụt áp 2V, nguồn 9V, tại sao bạn không mắc 4 bóng nối tiếp, 28 bóng được 7 nhánh.
Mỗi nhánh cần nối tiếp với 1 điện trở (9V - 2V x 4)/0,02 = 50 Ôm. Chọn trở 56 hoặc 62 hoặc cùng lắm là 68 Ôm.
Còn việc LED sáng không đều là do bạn mua phải LED zỏm.Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.
Comment
-
Nguyên văn bởi fabio_phan Xem bài viếtrất cảm ơn bác , e xài cùng 1 loại LEd vàng 2v, nguồn adapter 9v , tổng cộng 28 bóng, e mua bịch điện trở có ghi là 510 ohm, z là cứ thế e phang từng cái trở 510ohm zô hình bác sửa là dc hả bác ?
cảm ơn bác mà lạ ở chỗ 6 bóng đều cùng loại , cùng màu hết mà có bóng lại rất sáng bóng lại hơi mờ, cho e hỏi là trc khi hàn mối nối có cần f chà nhám cái chân LED trc k ạ ?
Tương tự như vậy, nếu bạn mắc 2 bóng nối tiếp nhau thì hiệu điện thế của dãy 2 LED sẽ là 2Vx2=4V.
Đối với dãy LED gồm 3 bóng mắc nối tiếp nhau, hiệu điện thế của dãy LED là 6V, thì khi mắc vào nguồn 9V, bạn mắc thêm điện trở để hạn chế dòng điện đi qua LED.
Vì mạch điện này gồm 3 LED mắc nối tiếp nhau nên cường độ dòng điện qua mỗi LED đều giống nhau; lúc này đèn sẽ sáng đều.
Chọn giá trị điện trở thì bạn cứ áp dụng định luật Ohm cho dòng điện không đổi("dòng điện không đổi" là dòng điện một chiều) là được.
Muốn biết giá trị điện trở thì bạn cần biết hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở và cường độ dòng điện qua nó. Giả sử mình gọi:
U là hiệu điện thế giữ hai đầu điện trở(đơn vị là Volt, kí hiệu: V)
I là cường độ dòng điện qu điện trở(đơn vị là Ampere, kí hiệu: A)
R là giá trị của điện trở (đơn vị là Ohm, kí hiệu: Ω)
Biết được những giá trị trên thì suy ra giá trị điện trở cần tìm; áp dụng công thức:
I = U : R (A)
Đó là công thức chính. Từ công thức đó, bạn có thể suy ra các công thức biến đổi của nó như:
=> R = U : I (Ω)
=> U = I x R (V)
Ví dụ như dãy LED có hiệu điện thế là 6V; mà nguồn điện là 9V. Vậy, hiệu điện thế của điện trở khi mắc nối tiếp vào dãy LED sẽ là 9V-6V=3V.
Bạn sẽ tự chọn giá trị của cường độ dòng điện thì mới tính được. Ở đây có sự gán ghép cường độ dòng điện cho điện trở và LED. Bạn gán cho nó giá trị cường độ dòng điện là khoảng từ 10mA cho đến 20mA. Khi thay vào công thức để tính thì không dùng đơn vị mA; mà phải qui đổi về đơn vị tiêu chuẩn trong hệ SI.
Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampere(A); và 1A = 1000mA. Chữ "m" là tiền tố chỉ ước số của các đơn vị cơ bản trong hệ SI. Nó có nghĩa là "mili"; có giá trị bằng 1/1000 giá trị của đơn vị cơ bản.
Người ta viết 10mA hay 20mA là để cho gọn khi trình bày, thay vì phải viết là 0.01A hay 0.02A.
Trở lại ví dụ của bạn là mạch gồm 6 LED vàng nối tiếp nhau.
Giờ bạn đã biết hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là 9V-6V=3V rồi. Giờ bạn có thêm giá trị của cường độ dòng điện là khoảng từ 10-20mA; giá trị này là bạn tự cho chứ không ai cho sẵn đâu mà đi tìm. Bây giờ bạn thử chọn 15mA(tức là 0.015A)
Áp dụng công thức, ta được:
I =U : R => R = U : I = 3 : 0.015 = 200 (Ω)
Vậy là bạn cần điện trở có giá trị là 200Ω để mắc nối tiếp vào dãy LED trên.
Tương tự, bạn có thể tính cho dãy LED gồm 2 con hay 4 con,.... Nhưng chú ý, Nguồn điện nên có điện thế lớn hơn hiệu điện thế của cả dãy LED một chút
thì mới tính được.
Ví dụ như bậy giờ bạn muốn mắc một dãy gồm 10 LED vàng nối tiếp nhau; thì hiệu điện thế của cả dãy LED sẽ là 20V. Nguồn 9V của bạn không thắp sáng được dãy LED này. Lúc này, bạn cần nguồn từ 21V trở lên. Nhưng cũng đừng để quá cao so với hiệu điện thế của dãy LED; sẽ làm hao tốn điện năng không cần thiết. Khoảng từ 21-24V là được.
Đối với trường hợp của bạn thì chỉ cần loại điện trở có công suất 1/4W(0.25W) là được. Chọn công suất của điện trở cũng quan trọng không kém. Nếu chọn công suất nhỏ hơn mạch tiêu thụ thì có thể làm cho điện trở bị nóng, bị cháy....
Nếu chọn lớn hơn công suất mạch tiêu thụ thì bị lãng phí tiền.
Một giá trị điện trở có thể có nhiều loại công suất khác nhau. Ví dụ như cùng là 10Ω; nhưng có loại là 1/8W, 1/4W, 1W, 2W, 5W, 10W, 20W,.... Kích thước chúng sẽ khác nhau.
Bạn chọn loại 1/4W là vừa cho mạch của bạn.
Còn ý kiến chà nhám chân LED trước khi hàn thì tùy trường hợp. Nếu LED mua mới, còn kín bọc thì hàn rất dễ ăn. Hoặc để lâu, nhưng bao bọc cẩn thận thì vẫn dễ hàn. Còn nếu để trơ ngoài không khí lâu ngày thì có thể sẽ hơi khó hàn. các chân LED bị bụi bám hay bị oxi hóa.... Chỉ cần cạo sơ hoặc đánh nhám là hàn dễ hơn.
Comment
-
cảm ơn các bác đã tư vấn, bài viết của bác Sanyo quá chi tiết và đầy đủ , đọc xong e nhớ lại gần như kha khá các kiến thức đã học hồi phổ thông . tình hình là e đã làm theo như các bác tư vấn đó là 3 bóng và 1 trở kết quả tất cả bóng đều đã sáng đều hết
Comment
-
Nguyên văn bởi qcsonglong Xem bài viếte không phục bác sanyo vì kiến thức mà phục bác vì bỏ thời gian ra để viết chi tiết như vậy
Comment
-
hay qua cam on nhieu
cam on nhieu, nhung co minh hoi mac noi tiep la ntn, co the lam hinh anh minh hoa cach mac noi tiep va cach mac song song ko, cam on nhieuNguyên văn bởi sanyo Xem bài viếtLED màu vàng hổ phách thì thường có điện thế là 2V. Nếu bạn mắc mỗi hàng gồm 3 bóng nối tiếp nhau thì hiệu điện thế của cả dãy gồm 3 bóng sẽ là 2Vx3=6V.
Tương tự như vậy, nếu bạn mắc 2 bóng nối tiếp nhau thì hiệu điện thế của dãy 2 LED sẽ là 2Vx2=4V.
Đối với dãy LED gồm 3 bóng mắc nối tiếp nhau, hiệu điện thế của dãy LED là 6V, thì khi mắc vào nguồn 9V, bạn mắc thêm điện trở để hạn chế dòng điện đi qua LED.
Vì mạch điện này gồm 3 LED mắc nối tiếp nhau nên cường độ dòng điện qua mỗi LED đều giống nhau; lúc này đèn sẽ sáng đều.
Chọn giá trị điện trở thì bạn cứ áp dụng định luật Ohm cho dòng điện không đổi("dòng điện không đổi" là dòng điện một chiều) là được.
Muốn biết giá trị điện trở thì bạn cần biết hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở và cường độ dòng điện qua nó. Giả sử mình gọi:
U là hiệu điện thế giữ hai đầu điện trở(đơn vị là Volt, kí hiệu: V)
I là cường độ dòng điện qu điện trở(đơn vị là Ampere, kí hiệu: A)
R là giá trị của điện trở (đơn vị là Ohm, kí hiệu: Ω)
Biết được những giá trị trên thì suy ra giá trị điện trở cần tìm; áp dụng công thức:
I = U : R (A)
Đó là công thức chính. Từ công thức đó, bạn có thể suy ra các công thức biến đổi của nó như:
=> R = U : I (Ω)
=> U = I x R (V)
Ví dụ như dãy LED có hiệu điện thế là 6V; mà nguồn điện là 9V. Vậy, hiệu điện thế của điện trở khi mắc nối tiếp vào dãy LED sẽ là 9V-6V=3V.
Bạn sẽ tự chọn giá trị của cường độ dòng điện thì mới tính được. Ở đây có sự gán ghép cường độ dòng điện cho điện trở và LED. Bạn gán cho nó giá trị cường độ dòng điện là khoảng từ 10mA cho đến 20mA. Khi thay vào công thức để tính thì không dùng đơn vị mA; mà phải qui đổi về đơn vị tiêu chuẩn trong hệ SI.
Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampere(A); và 1A = 1000mA. Chữ "m" là tiền tố chỉ ước số của các đơn vị cơ bản trong hệ SI. Nó có nghĩa là "mili"; có giá trị bằng 1/1000 giá trị của đơn vị cơ bản.
Người ta viết 10mA hay 20mA là để cho gọn khi trình bày, thay vì phải viết là 0.01A hay 0.02A.
Trở lại ví dụ của bạn là mạch gồm 6 LED vàng nối tiếp nhau.
Giờ bạn đã biết hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là 9V-6V=3V rồi. Giờ bạn có thêm giá trị của cường độ dòng điện là khoảng từ 10-20mA; giá trị này là bạn tự cho chứ không ai cho sẵn đâu mà đi tìm. Bây giờ bạn thử chọn 15mA(tức là 0.015A)
Áp dụng công thức, ta được:
I =U : R => R = U : I = 3 : 0.015 = 200 (Ω)
Vậy là bạn cần điện trở có giá trị là 200Ω để mắc nối tiếp vào dãy LED trên.
Tương tự, bạn có thể tính cho dãy LED gồm 2 con hay 4 con,.... Nhưng chú ý, Nguồn điện nên có điện thế lớn hơn hiệu điện thế của cả dãy LED một chút
thì mới tính được.
Ví dụ như bậy giờ bạn muốn mắc một dãy gồm 10 LED vàng nối tiếp nhau; thì hiệu điện thế của cả dãy LED sẽ là 20V. Nguồn 9V của bạn không thắp sáng được dãy LED này. Lúc này, bạn cần nguồn từ 21V trở lên. Nhưng cũng đừng để quá cao so với hiệu điện thế của dãy LED; sẽ làm hao tốn điện năng không cần thiết. Khoảng từ 21-24V là được.
Đối với trường hợp của bạn thì chỉ cần loại điện trở có công suất 1/4W(0.25W) là được. Chọn công suất của điện trở cũng quan trọng không kém. Nếu chọn công suất nhỏ hơn mạch tiêu thụ thì có thể làm cho điện trở bị nóng, bị cháy....
Nếu chọn lớn hơn công suất mạch tiêu thụ thì bị lãng phí tiền.
Một giá trị điện trở có thể có nhiều loại công suất khác nhau. Ví dụ như cùng là 10Ω; nhưng có loại là 1/8W, 1/4W, 1W, 2W, 5W, 10W, 20W,.... Kích thước chúng sẽ khác nhau.
Bạn chọn loại 1/4W là vừa cho mạch của bạn.
Còn ý kiến chà nhám chân LED trước khi hàn thì tùy trường hợp. Nếu LED mua mới, còn kín bọc thì hàn rất dễ ăn. Hoặc để lâu, nhưng bao bọc cẩn thận thì vẫn dễ hàn. Còn nếu để trơ ngoài không khí lâu ngày thì có thể sẽ hơi khó hàn. các chân LED bị bụi bám hay bị oxi hóa.... Chỉ cần cạo sơ hoặc đánh nhám là hàn dễ hơn.
Comment
-
Nguyên văn bởi nhockcoldboy Xem bài viếtcam on nhieu, nhung co minh hoi mac noi tiep la ntn, co the lam hinh anh minh hoa cach mac noi tiep va cach mac song song ko, cam on nhieu
Hình đầu là mắc song song và hình kế tiếp là mắc nối tiếp. Đoạn nhiều chấm ở giữa là biểu thị cho nhiều điện trở được mắc giống như cái trước nó; có thể mắc nhiều cái chứ không chỉ là 2 hoặc 3 cái mà thôi.
Comment
-
cam on ban
cam on ban, y minh hoi la mac led noi tiep va song song ntn, minh dung nguon pin, mong ban giup do, co hinh anh de hieu honNguyên văn bởi sanyo Xem bài viếtHình đây bạn:
Hình đầu là mắc song song và hình kế tiếp là mắc nối tiếp. Đoạn nhiều chấm ở giữa là biểu thị cho nhiều điện trở được mắc giống như cái trước nó; có thể mắc nhiều cái chứ không chỉ là 2 hoặc 3 cái mà thôi.
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
bởi 0975132692Cáp Tín Hiệu Vặn Xoắn Đôi Altek Kabel chính hãng
- Thương Hiệu: Altek Kabel – Germany
- Xuất xứ/ Origin: China
- Ruột dẫn: Đồng mạ bạc
- Số Lõi Dẫn: 1 Pair/ 2 Pair/ 3 Pair/ 4 Pair (1 Pair = 1 đôi = 2 lõi) + 1 dây đồng Si bạc thoát...-
Channel: Điện tử công nghiệp
hôm nay, 09:30 -
-
bởi 0975132692Dây cáp điều khiển Altek Kabel - Tiêu chuẩn Châu Âu - đầy đủ các mã
- Dây dẫn: 100% đồng
- Số lõi: 2 - 30 lõi (2-7 lõi chia màu, 8 lõi trở lên lõi đen đánh số)
- Tiết diện: 0.5, 0.75, 1.0, 1.5mm2
- Cáp điều khiển CT-500: Không...-
Channel: Điện tử công nghiệp
hôm nay, 08:57 -
-
Trả lời cho Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi bacthoMình cũng bị như vậy mà chưa biết ở đâu
-
Channel: Vi điều khiển AVR
Hôm qua, 21:00 -
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi nhathung1101Câu trả lời là không dùng được.
Hai lớp dán mặt trước và mặt sau, gọi là film phân cực. Muốn hiểu rõ về nó thì chịu khó search nhé. Ở đây có rất nhiều chó cứ ngửi thấy phân là sủa nhặng, nên không giải thích nhiều....-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
Hôm qua, 16:20 -
-
Comment on Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi Memem
-
Channel: Vi điều khiển AVR
Hôm qua, 15:10 -
-
Trả lời cho Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi MememMọi người ơi cho em hỏi cái này ạ, hiện tại em đang làm btl về hiển thị giá trị nhiệt độ trên led 7 thanh sử dụng atmega16, code em chạy trên mô phỏng rất oke nhưng khi lắp qua mạch thực thì bị lỗi ở led đầu tiên bị lỗi như thế này...
-
Channel: Vi điều khiển AVR
Hôm qua, 15:10 -
-
bởi mantruongepuNhờ cả nhà tìm giúp mình thông tin IC này với, thấy ghi 943B W58BAL mà mình tìm mấy ngày nay không được, nó được đóng gói dạng TSSOP 8. Cám ơn cả nhà....
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
20-11-2024, 14:40 -
-
bởi TherulCảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện và quá trình phát triển sản phẩm của mình. Trước tiên, thật may mắn khi bạn vượt qua tai nạn và vẫn giữ được niềm đam mê cũng như khả năng sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật. Việc bạn tiếp tục...
-
Channel: từ PIC tới dsPIC
20-11-2024, 07:20 -
-
Trả lời cho Em muốn hỏi mọi người về nguyên lý hoạt động, tần số của mạch công suất trong máy rửa siêu âm ạ.bởi nguyendinhvanBạn nên nghiên cứu cái chấn lưu đèn ống Compact fluorescent lamp hay đèn compact trước đã. Nó rẻ đỡ tốn kém.
Sau khi hiểu rõ rồi thì chuyển sang cái mạch này.
Ở cái chấn lưu, tần số của nó linh tinh lắm, tùy điện áp nguồn, tùy...-
Channel: Hỗ trợ học tập
19-11-2024, 22:44 -
-
bởi yname11 E có 1 laptop bị hỏng màn hình, e tháo ra thì thấy nó có 4 lớp , lớp ngoài cùng là 1 lớp nhựa rất mỏng màu hơi đen ( chắc là 1 loại film dán), tiếp theo là 1 lớp thủy tinh bị vỡ (màu đen) , đến 1 lớp thủy tinh trắng ( lớp này có...
-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
18-11-2024, 19:12 -
Comment