Thông báo

Collapse
No announcement yet.

hỏi về mạch khuếch đại cơ bản

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • hỏi về mạch khuếch đại cơ bản

    các bác giải thích về chiều đi của dòng điện trong từng bán kỳ cho tôi với, tôi gò mãi chưa hiểu được( mong các bác nói thật rõ nhé)

  • #2
    Đưa dạng sóng Vi,tớ vẽ Vo và giải thích,OK?

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi duongbkvn
      các bác giải thích về chiều đi của dòng điện trong từng bán kỳ cho tôi với, tôi gò mãi chưa hiểu được( mong các bác nói thật rõ nhé)
      Quyển Kĩ thuật điện tử của Phạm Minh Hà có nói chi tiết. Chương 3 thì phải.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi duongbkvn
        các bác giải thích về chiều đi của dòng điện trong từng bán kỳ cho tôi với, tôi gò mãi chưa hiểu được( mong các bác nói thật rõ nhé)
        Chiều của dòng điện là chiều của các hạt electron di chuyển từ âm sang dương, còn chiều của dòng điện đi từ dương sang âm gọi là chiều dòng điện qui ước (xét chiều đi của dòng qui ước thì dễ hiểu hơn), như vậy dòng IB sẽ chạy từ B qua E còn dòng IC sẽ chạy từ C qua E.

        Sơ đồ phía trên dùng trans loại NPN lắp theo kiểu E chung (CE) nên tín hiêu vào B và ra C bị đảo pha 180 độ.

        Giải thích :
        - Khi cho tín hiệu có bán kỳ dương vào cực B thì VB tăng ==> IB tăng ==> IC tăng ==> VRC tăng (VRC = IC*RC) ==> VC giảm (VC = VCC - VRC)
        - Khi cho tín hiệu có bán kỳ âm vào cực B thì VB giảm ==> IB giảm ==> IC giảm ==> VRC giảm ==> VC tăng

        Nói ra nữa thì nó hơi bị dài dòng... tốt nhất là bác nên tìm các sách điện tử cơ bản để tham khảo thì tốt hơn..hehe....

        Comment


        • #5
          cặp (RE // CE ) dùng để làm gì nhỉ :-/ . Mạch này thường được người ta gọi tên là gì nhỉ (cả tên tiếng Anh lẫn Việt). Mong các bạn chỉ giáo thêm .
          Câu hỏi này rất thú vị đấy, không phải bạn ấy lười đâu, nhiều sách giải thích mạch này rất tối nghĩa. Vậy nên cần phải có người diễn tả nó một cách đơn giản hơn, kính mong các bác giúp đỡ.

          to bác Cuteolenpho: giả sử lối vào Vi là hình sin biên độ đủ nhỏ, thì bác giải thích đi.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi duongbkvn
            các bác giải thích về chiều đi của dòng điện trong từng bán kỳ cho tôi với, tôi gò mãi chưa hiểu được( mong các bác nói thật rõ nhé)
            Đây là mạch khuếch đại tín hiệu (ac), R1 và R2 để chọn điểm làm việc cho transistor ---> đưa điện áp của cực B lên đến vùng làm việc tuyến tính của trans. C1 và C2 để cách ly tín hiệu dc (chỉ cho ac đi qua) lối vào và lối ra. Rc là trở gánh.

            Thế còn RE // CE để làm gì hả các anh chị ????

            Comment


            • #7
              Re, kết hợp với R1&R2 để xác định điểm làm việc của BJT. Thường thì tính toán sao cho điện áp trên cực C là Vcc/2.
              Tụ Ce để nối masse cực E về mặt AC.
              Có trường hợp bỏ Ce thì hệ số khuếch đại sẽ giảm vì có hồi tiếp âm qua Re, nhưng có cái lợi làm tăng bandwidth của mạch.
              Imagine all the people
              Living life in peace...

              Comment


              • #8
                Cám ơn anh Toymaker nhiều nghe.

                Còn về bandwidth và hệ số khuyếch đại thì tỉ lệ nghịch với nhau, hình như tích của (G*BW) = const.
                Đây là nguyên tắc chung của các hệ khuyếch đại. Nếu lắp thế nào để tăng độ lợi (Gain) thì phải hi sinh BandWidth (dải tần truyền qua bộ khuyếch đại), và ngược lại.

                Đây có lẽ là trết lý ở đời, được cái này phải mất cái kia các bác nhỉ
                -----
                Chắc bạn duongbkvn đã thỏa mãn với những giải đáp trên rồi nhỉ, nếu không ai có ý gì hay bổ xung, tôi xin phép được khóa luồng này.

                Comment


                • #9
                  tớ chỉ có 1 ý nhỏ này thôi:chúng ta ko nên đặt tên cho mạch vì như thế mỗi nơi đặt mỗi kiểu,cuối cùng thì cái nguyên tắc vẫn phải được nhắc lại,chi bằng ta cứ để nguyên như thế tốt hơn nhiều,đơn thuần chỉ là mạch khuếch đại dùng transistor!

                  mạch này khuếch đại dòng điện hơn là điện áp,nếu nối tắt Re bằng tụ thì hệ số kđại quá lớn dẵn đến méo,người ta thường chia Re làm 2 phần rồi chỉ nối tắt 1 phần xuống mass bằng tụ,như thế sẽ kiểm soát được độ lợi

                  nhiệt độ tăng=>sò nóng=>dẫn mạnh=>sò tiếp tục nóng=>mất ổn định=>bốc khói
                  nên Re còn gọi là trở ổn định nhiệt,do nó làm nhiệm vụ hồi tiếp âm

                  Comment


                  • #10
                    Thêm 1 ý nhỏ : đây là mạch khuếch đại cực phát chung (common emitter).
                    (Cực E là điểm masse chung giữa input và output).
                    Mạch có 1 nhược điểm cơ bản là tổng trở vào thấp, tổng trở ra cao (trong khi một mạch khuếch đại lý tưởng phải có Zin cao, Zout nhỏ !)
                    Thường để sử dụng mạch phải cần biến áp phối hợp trở kháng, hoặc mạch emitter follower.
                    Imagine all the people
                    Living life in peace...

                    Comment


                    • #11
                      việc phân tích đặc tính AC của mạch này dựa theo nguyên tắc mạch tương đương Hybrid,nhưng trong kỹ thuật audio ko ai dùng pp này,đơn giản vì nó chỉ hữu ích khi tín hiệu vào có 1 tần số không đổi,còn dãy động của audio là 20hz đến 20khz!

                      Comment


                      • #12
                        ai có tài liệu+mạch chia công suất ở 0 độ,180 độ thì uop lên cho e xin với nhé
                        thank các pác nhìu
                        b1k52.hnsv.com

                        Comment

                        Về tác giả

                        Collapse

                        duongbkvn Tìm hiểu thêm về duongbkvn

                        Bài viết mới nhất

                        Collapse

                        Đang tải...
                        X