Thông báo

Collapse
No announcement yet.

mạch tăng áp điện thế thấp (0.5-5V)

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    mình nghĩ bạn nên ghi rõ thiết bị bạn có, công suất của tấm pin, chỗ bạn có dễ mua linh kiện không
    có điều kiên mua thêm mấy tấm ghép lại, mình nghĩ cỡ 8 tấm là quá ok
    SĐt: 01238004961

    Comment


    • #32
      Nguyên văn bởi mrbaosuper Xem bài viết
      mình nghĩ bạn nên ghi rõ thiết bị bạn có, công suất của tấm pin, chỗ bạn có dễ mua linh kiện không
      có điều kiên mua thêm mấy tấm ghép lại, mình nghĩ cỡ 8 tấm là quá ok
      Công suất cell mình mua là 1.8W. Dòng 3.6A áp 0.5V đến 0.6V.

      Mình dùng để nuôi một con ATmega328P nó chỉ dùng khoảng vài µA lúc nghỉ và vài chục µA lúc hoạt động, mình cũng set xung xuống thấp, và có cũng có thể thêm lệnh sleep trong tuơng lai. Một mạch gửi tín hiệu sóng radio 433Mhz, và một vài cái cảm biến, mấy cái này mình có thể làm giãn thời gian đo, còn mạch gửi tín hiệu chỉ hoạt động khi rom của ATmega đầy (mình lưu giá trị sensor đo được trên rom), mình nghĩ dòng khi hoạt động chắc cũng không cao. Mình dự định sd pin 18650 khoảng 1400mAh đến 3000mAh ( hiện tại mình chưa mua pin).

      Pin cung cấp khoảng 5Wh đến 10Wh. Cứ cho là hiệu suất pin 80%, hiệu suất mạch dc-dc cell 50% thì cell 1,8 W cũng chỉ cần 6 đến 7 tiếng để nạp đầy pin 5Wh và khoảng 13 tiếng cho pin 10Wh. Nếu mình mắc nối tiếp hai cell thì nguồn cao gần gấp đôi pin chứ 8 cell thì mình chịu, chưa nói đến diện tích pin chiếm dụng. Mình cũng không thích cắt cell, có thể mình sẽ sử dụng lại cell.
      Linh kiện thì mình nghĩ hiện tại kiếm không khó, nhưng mình phải hoàn thành trước tháng 12 vì sau đó mình sẽ về vn luôn, mình cũng chưa bao giờ tìm linh kiện ở VN nên cứ mua hết linh kiện trước khi về cho an toàn.

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi kebaotu Xem bài viết
        bạn có serie transitor hay mạch không?
        Cách đây 20-25 năm những con tran công suất của Liên Xô khá phổ biến, lúc đó tôi hay dùng dòng п814 (pnp) và п815 (npn) có Icmax=4A.
        Mạch thì kiểu blocking cũng được!

        Comment


        • #34
          Nguyên văn bởi nsp Xem bài viết


          Cách đây 20-25 năm những con tran công suất của Liên Xô khá phổ biến, lúc đó tôi hay dùng dòng п814 (pnp) và п815 (npn) có Icmax=4A.
          Mạch thì kiểu blocking cũng được!
          Bạn cho mình một cái sơ đồ mạch tăng áp blocking đơn giản được không? mình có tìm trên google nhưng toàn trả về kết quả dùng ic. Cảm ơn

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi kebaotu Xem bài viết
            Bạn cho mình một cái sơ đồ mạch tăng áp blocking đơn giản được không? mình có tìm trên google nhưng toàn trả về kết quả dùng ic. Cảm ơn
            mình nghĩ bạn nên mua thêm 3 cell nữa, mắc nối tiếp lại, cũng đc tầm 1.5v, lúc đó boost áp sẽ dễ hơn, còn 1 cell thì chắc gì đc 0.5V( chỉ khi nắng mạng, mà thời gian nắng mạnh của 1 ngày chắc tầm 5-6 tiếng)
            SĐt: 01238004961

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi kebaotu Xem bài viết
              Bạn cho mình một cái sơ đồ mạch tăng áp blocking đơn giản được không? mình có tìm trên google nhưng toàn trả về kết quả dùng ic. Cảm ơn
              Không biết mạch blocking thì lắp nó cũng chưa chắc chạy được, chạy rồi thì cũng khó kiểm soát các thông số đầu ra.
              Nói chung dự án 0,5V->5V của bạn hầu như chưa thể thực hiện được vì kiến thức + linh kiện chưa đầy đủ!
              Nếu vẫn muốn làm cho biết thì theo tôi phải thực hiện các bước sau:
              1. Tìm được transitor germani loại có Icmax>4A (điều kiện tiên quyết để chạy khi chỉ có Vcc=0,5V)
              2. Nghiên cứu kỹ mạch blocking (mạch cực kỳ đơn giản và cơ bản trong SGK)
              3. Nghiên cứu mạch ổn áp cho điện áp ra của mạch blocking để lấy 5VDC cần (vì điện áp qua mạch blocking biến thiên rất lớn)
              Sau cùng: hiệu suất của mạch sẽ rất thấp, bạn dự tính 50% là quá xa xỉ đó!

              Comment


              • #37
                Ý tưởng của Mod nsp rất hợp với điều kiện áp thấp là sử dụng transistor Ge trong mạch dao động blocking để nâng áp lên , có thể sử dụng loại transistor Nhật dễ tìm như B324 , B178 để chạy blocking để nạp cho pin Li-ion từ nguồn rất thấp .

                Comment


                • #38
                  Mạch bạn nói có phải như thế này không?
                  Click image for larger version

Name:	blocking.png
Views:	1
Size:	5.7 KB
ID:	1386499
                  1.
                  2. thông tin trên sách giáo khoa phổ thông hay sách nào bạn có thể nói rõ không? nếu bạn có tài liệu thì có thể gửi được không? Cảm ơn
                  3.
                  Theo kinh nghiệm của bạn thì đạt được khoảng bao nhiêu? Thông tin này rất quan trọng với mình vì mình rất quan tâm đến hiệu năng/giá thành so với dùng ic.
                  Cảm ơn

                  Comment


                  • #39
                    Nguyên văn bởi kebaotu Xem bài viết
                    Mạch bạn nói có phải như thế này không?
                    [ATTACH=CONFIG]75316[/ATTACH]
                    1.
                    2. thông tin trên sách giáo khoa phổ thông hay sách nào bạn có thể nói rõ không? nếu bạn có tài liệu thì có thể gửi được không? Cảm ơn
                    3.
                    Theo kinh nghiệm của bạn thì đạt được khoảng bao nhiêu? Thông tin này rất quan trọng với mình vì mình rất quan tâm đến hiệu năng/giá thành so với dùng ic.
                    Cảm ơn
                    1. Đúng là mạch blocking
                    2. Sách thì tôi nhớ sao được, học trên 20 năm rồi! Đại khái là Kỹ thuật điện tử hay gì đó ...
                    3. Hiệu suất phụ thuộc vào các thông số linh kiện, chọn tần số làm việc, ... của mạch bloking và mạch ổn áp phía sau, không thể đánh giá bằng định lượng chính xác!

                    Comment


                    • #40
                      0.5v thì mần sao mà mỡ trans được vậy các huynh.
                      mà thằng solar cell chí ít cũng phải 0.68v ở nắng nhẹ rồi, mạnh nữa lên 0.72v luôn, chứ sao có 0.5
                      TamPhieuLuuKy@yahoo.com
                      092 2838 712 --->>

                      Comment


                      • #41
                        0,7v trở lên làm mạch đa hài là tăng được áp
                        Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                        Comment


                        • #42
                          Cell của mình áp ra max chỉ có 0,6V thôi, vừa đủ để kích cho transistor dẫn. Quan trọng là kiến được con nào có Vcesat nhỏ nữa kìa.
                          sau.ph

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi superhieu1 Xem bài viết
                            0.5v thì mần sao mà mỡ trans được vậy các huynh.
                            mà thằng solar cell chí ít cũng phải 0.68v ở nắng nhẹ rồi, mạnh nữa lên 0.72v luôn, chứ sao có 0.5
                            transistor Ge mở ở 0,32v được mà S.H !

                            Comment


                            • #44
                              không hiểu sao chơi áp thấp chủm khó vậy trời, giống như cắm vào trái chanh sạc điện thoại quá. sụt áp C-E cũng là 1 vấn đề, mosfet thì cón con 4.5G-s mở rồi đó, mà thôi, chấp nhận thương đau dùng trans đánh mạch blocking đi.
                              TamPhieuLuuKy@yahoo.com
                              092 2838 712 --->>

                              Comment


                              • #45
                                Mình vừa thay đổi giải pháp. Mình nghĩ sẽ thay pin bằng siêu tụ điện.
                                Mình tìm đựoc vài model giá cũng ko đắt lắm. 3,3F 2,7v, cũng khoảng 12W.
                                Mình có vài thắc mắc là cell với áp 0,5 v có charge đựoc đầy tụ không? Mình đọc trên mạng thì hiểu đại khái là thông số điện thế ghi trên tụ là thông số áp cao nhất tụ có thể chịu được?
                                Quá trình xả tụ có giống với xả pin không?
                                Nếu điện trở đầu ra cao, dòng thấp thì thời gian xả càng lâu, vậy nếu tải của tụ dùng là mấy con ic và sensor thì cách tính thời gian thế nào?, bằng công thức tính thời gian xả tụ thông thường. Hay vẫn tính bằng W như khi tính năng lượng pin và acquy.
                                Mình cũng có một số câu hỏi liên quan đến tuổi thọ của tụ. Nếu nó ghi là 100 000 lần, có nghĩa là tính khi tụ nạp và xả hết 80% năng lượng hay một lần thay đổi trạng thái nạo/xả

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                kebaotu Tìm hiểu thêm về kebaotu

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X