Thông báo

Collapse
No announcement yet.

các bước thiết kế mạch điện tử

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • các bước thiết kế mạch điện tử

    xin chào tất cả các anh chị trong dientuvietnam.net
    kỹ thuật điện tử là 1 môn học rất hay và lý thú, có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hiện nay của chúng ta.Để có được 1 mạch điện làm việc đúng như mong muốn của mình thì phải bắt đầu từ việc thiết kế 1 mạch với các linh kiện kèm theo.
    e là người mới "chân ướt, chân ráo" tìm hiểu về điện tử...gặp khó khăn trong việc thiết kế 1 bảng vi mạch
    vì vậy, e mong các anh chị tiền bối có thể chia sẻ kinh nghiệm, cái nhìn tổng quát, hay những bước tư duy chung để thiết kế 1 mạch đó ạ
    em xin cảm ơn.

  • #2
    mọi người giúp em nhé

    Comment


    • #3
      Để thiết kế 1 mạch ĐT, trc hết bạn phải nắm rõ các môn học đt đã, kết hợp với kinh nghiệm thực hành, như là: linh kiện thực tế ngoài thị trường, xác định chân linh kiện, sử dụng phần mềm nào để vẽ mạch hay mô phỏng: Orcad, proteus, ...
      Bạn có thể đưa ý tưởng của bạn lên 4rum để mọi người cùng thảo luận.
      Thân.

      Comment


      • #4
        Mô phỏng làm gì phí công, mua testboard về cắm thử, đo đạc luôn thông số rồi hiệu chỉnh. Sau khi hiệu chỉnh xong rồi lấy luôn đám lk trên testbord ráp mạch là ok. Lk trên thị trường toàn loại thứ phẩm và hàng nhái, cách này là đảm bảo đối với những mạch mới ráp lần đầu

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi Frequency Xem bài viết
          Mô phỏng làm gì phí công, mua testboard về cắm thử, đo đạc luôn thông số rồi hiệu chỉnh.
          Hì, nếu là tay mơ thì hok nên cắm hên xui, nhỡ cháy nổ j sao (mình đã thấy trường hợp nổ tụ rùi, do hok bik lý thuyết), với lại, nếu mà lk ko thích hợp, ta phải chạy đi mua thứ khác, đó mới là phí công. Sao bạn hok mô phỏng cho kỹ lưỡng rùi mới đi mua lk, rùi ráp mạch hử

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi chanxi9 Xem bài viết
            xin chào tất cả các anh chị trong dientuvietnam.net
            kỹ thuật điện tử là 1 môn học rất hay và lý thú, có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hiện nay của chúng ta.Để có được 1 mạch điện làm việc đúng như mong muốn của mình thì phải bắt đầu từ việc thiết kế 1 mạch với các linh kiện kèm theo.
            e là người mới "chân ướt, chân ráo" tìm hiểu về điện tử...gặp khó khăn trong việc thiết kế 1 bảng vi mạch
            vì vậy, e mong các anh chị tiền bối có thể chia sẻ kinh nghiệm, cái nhìn tổng quát, hay những bước tư duy chung để thiết kế 1 mạch đó ạ
            em xin cảm ơn.

            Nói về thiết kế điện tử thì có nhiều mức độ tạm chia ra như sau:
            1/ thiết kế những mạch đơn giản,chỉ là những mạch gồm có các linh kiện điện tử thông dụng cơ bản như các điện trở,tụ điện ,transistor,diode.v…v
            2/ thiết kế những mạch có những lk trên + các ic số,cmos,led..
            3/ thiết kế những mạch có các loạI ic VĐK,có lập trình cho các ic này hoạt động.
            4/ thiết kế những mạch điện tử ở các phần trên có liên quan tớI 1 hay nhiều sự hoạt động các phần khác về cơ khí,hoá học v..v…
            5/ thiết kế Robot

            vớI các mức độ trên,nếu bạn chịu khó tìm trên diễn đàn này thì đều có thể tìm ra nhiều trường hợp để học hỏi. Áp dụng thực tế.

            Tuy nhiên bạn cần xác định cụ thể gặp những khó khăn gì trong việc thiết kế 1 bảng vi mạch dùng riêng cho bạn?

            A/ Khi nhận ra được những khó khăn cụ thể thì việc giảI quyết là tìm trong sách,hoặc trong các trang web ,hoặc trên diễn đàn những vđ liên quan để đọc và học các giảI quyết v/đ từ những bài đã có.Và đôi khi ,sau khi phân tích ,nhận ra đựoc những khó khăn cụ thể thì câu trả lờI đã có từ sự phân tích này.

            Tương tự như các môn học khác,bạn hãy bắt đầu học thiết kế những mạch đơn giản và những mạch căn bản,các phần mềm mô phỏng đều có các ví dụ căn bản cho sẵn,tìm những mạch căn bản nào mình thích,học trước,làm trước

            B/ để khởI động cho tư duy phân tích,
            Bạn hãy viết cụ thể lên giấy,những khó khăn trong việc thiết kế 1 bảng vi mạch của bạn như thế nào? Có thể giảI quyết từng phần ra sao? Có bao nhiêu giảI pháp cho 1 vấn đề
            1/ ?
            2/ ?
            3/ ?
            ………?
            n/…… ?

            C/ Kết quả sẽ là tổng hợp những kinh nghiệm,những lý thuyết cũng như thực hành mà bạn đã trảI qua ( thông thường thì 99% học và 1% sáng tạo)

            Comment


            • #7
              Mô phỏng làm gì phí công, mua testboard về cắm thử, đo đạc luôn thông số rồi hiệu chỉnh. Sau khi hiệu chỉnh xong rồi lấy luôn đám lk trên testbord ráp mạch là ok. Lk trên thị trường toàn loại thứ phẩm và hàng nhái, cách này là đảm bảo đối với những mạch mới ráp lần đầu
              Đây đúng là kiểu "ăn chơi kô sợ tốn kém" và là kẻ rỗi hơi, kô có việc gì làm, chỉ còn mỗi việc ngồi cắm board mạch ..., cắm board mạch 1 bốc khói, đi mua linh kiện cắm board mạch 2, lại bốc khói..... đến khi cắm hết n bo mạch thì sương quá chạy rồi, lấy số linh kiện ấy mang đi ráp mạch in...

              Theo mình, để thiết kế mạch điện tử bạn nên có:
              _ Kiến thức về mạch điện tử, kĩ thuật số, điện tử công suất, linh kiện điện tử..
              _ Các công cụ thực hành: đồng hồ đo, bộ nguồn.......
              _ Biết sử dụng một vài công cụ vẽ mạch điện tử và giả lập: Proteus, Orcad..., cái này giúp ta đỡ mất tiền 'ngu', ít phải ngồi cắm boardtest lãng phí thời gian.
              _ Biết tìm kiếm thông tin từ bạn bè, sách vở, internet...cái này mình đánh giá rất cao. Sự tiến bộ của bạn nhanh hay không là ở đây.
              Last edited by mrcuongcon; 12-11-2008, 01:23.

              Comment


              • #8
                đó là ngu phí đó mấy anh à
                , , ,

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi Frequency Xem bài viết
                  Mô phỏng làm gì phí công, mua testboard về cắm thử, đo đạc luôn thông số rồi hiệu chỉnh. Sau khi hiệu chỉnh xong rồi lấy luôn đám lk trên testbord ráp mạch là ok. Lk trên thị trường toàn loại thứ phẩm và hàng nhái, cách này là đảm bảo đối với những mạch mới ráp lần đầu
                  Cái này là" Học điện tử cần có kinh phí và thời gian"

                  Thời gian để cắm TestBoard
                  Kinh phí để mua 1 mớ linh kiện về phòng cháy nổ và chập mạch
                  Trần Đức Sơn

                  tel:0934691385

                  Comment


                  • #10
                    Cứ cắm testboard đi !Cháy nổ cho nó chừa ! Lầm saou có cắm thì kiểm tra cho cẩn thận trước khi cắm điện! Cháy nổ là còn may ! Điện giật chết ngay quay đơ ra mới là đáng sợ !

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi rainbowsmile Xem bài viết
                      Hì, nếu là tay mơ thì hok nên cắm hên xui, nhỡ cháy nổ j sao (mình đã thấy trường hợp nổ tụ rùi, do hok bik lý thuyết), với lại, nếu mà lk ko thích hợp, ta phải chạy đi mua thứ khác, đó mới là phí công. Sao bạn hok mô phỏng cho kỹ lưỡng rùi mới đi mua lk, rùi ráp mạch hử
                      Tay mơ thì làm sao mà mô phỏng nguyên lý được. Toàn đi ngược với phương pháp dạy, muốn biết phải thực hành, muốn thực hành tốt thì làm mạch thực tế trên board test, chịu mất tiền ngu để mà mua được "núi" kinh nghiệm mà những người chưa làm thực tế không có.

                      Comment


                      • #12
                        ẹc, cái hồi đệ mới tập tành học điện tử thì chưa có máy tính, chả có gì mô phỏng, test board cũng kô, làm mạch nào vẽ luôn mạch đó. kể cũng hơi tốn nhưng mà tích lũy được ối kinh nghiệm. thí dụ như là lần đầu làm mạch nắn cầu, lúc đó mù mờ thắc mắc sao chân dương của tụ lại gắn vô chân âm của con diode?? thử đổi cực tụ lại......kết quả thì các bác biết rùi đó, khiếp đảm nhưng mà tích lũy được kinh nghiệm và biết cách phân tích mạch trước khi thử

                        Comment


                        • #13
                          học thiết kế mạch.

                          học thiết kế mạch là niềm đam mê của dân điện tử nhưng nếu nói cứ cắm boad thi coi chừng ko có cơ hội làm mạch lần thứ hai đâu.
                          các linh kiện nếu bị cháy nổ có thể rất nguy hiểm, vì vậy ko nên nghịch dại như vậy chứ.
                          ko nên nói là mô phỏng là ko cần thiết, làm mạch đơn giản thì có thể chứ nếu làm các mạch khủng thì làm vào mắt ah?.
                          tất nhiên để học thiết kế mạch thì cần phải có kiến thức về linh kiện điện tử, đặc biệt chú ý đến đường đặc tính của từng linh kiên.
                          cần học thêm về điện tử công suất, về kỹ thuất xung số..v.v.v..
                          sau đó cần học làm một số mạch đơn giản, chú ý là khi làm mạch phải giải thích nguyên lý hoạt động từng mạch. hiểu được nguyên lý hoạt động thì mới có khả năng lắp các mạch khác được.

                          cần học làm mạch thực tế, tất nhiên phải học một số phần mêm thiết kế mạch.
                          m đang dùng orcad, m nghĩ nên dùng phần mềm này, nó rất mạnh trong khoản thiết kế mạch, và học cả mô phỏng nữa, vừa giúp giam chi phí mua linh kiện.
                          tất nhiên cần có sự đam mê nữa, chịu khó học hỏi nhé.
                          chúc may mắn.!!!

                          Comment


                          • #14
                            Thực ra cái gì cũng có cái giá nó , khoa học hiện nay đang tiến bộ như vũ bão, dần dần mọi thứ thực tế được đưa về môi trường "ảo hóa" hoặc gọi là mô phỏng, mô phỏng là sản phẩm của sự kết tính của lý thuyết chặt chẽ và sự tính toán thông minh của CPU (mô phỏng trên máy tính), lý thuyết sẽ là xa vời với thực tiễn khi mà nó quá ít ỏi và đơn giản để nói lên hết và đầy đủ về các khía cạnh của vấn đề, vì vậy các phần mềm mô phỏng luôn nỗ lực để hoàn thiện chính mình, càng lúc càng phức tạp và sâu sắc hơn để dần kéo mình sát với thực tiễn, cái lợi của mô phỏng là giúp con người áp dụng lý thuyết chính xác để trù tính một sự việc một vấn đề chưa xảy ra, điều đó sẽ làm giảm chi phí cũng như thiệt hại rất lớn trong hoạt động nghiên cứu và xã hội. Mô phỏng là một hướng đi sau của nhân loại đã được công nhận và áp dụng như một như một bước tiến khôn ngoan và mạnh mẽ, một đề tài lớn mà ko đụng đến mô phòng là một chuyện hoàn toàn không hợp lý và bị bác bỏ. Khị bạn mò mẫm với một số phần mềm nho nhỏ nó chỉ hỗ trợ được bạn một khía cạnh nào đó rồi chăm vào đó mà áp dụng vào thực tế khi xảy ra sai sót ở một khía cạnh khác bạn bảo mô phỏng là sai lầm, vậy ai là người sai lầm . Một sự mô phỏng luôn có những điểm yếu và chuyên sâu của nó, khi sử dụng phải nắm chắc điều này để tránh sự đáng tiếc xảy ra (có thể là "không tin" hay "quá tin"). Điều cuối cùng mong mỏi là các bạn đừng vội đánh giá vấn đề quá đơn giản, mà hãy luyện tập thật chuyên cần để nâng cao kiến thức đủ tài sức để xóa đi khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế, đó là điều hoàn hảo nhất mà mọi vấn đề cần đáp ứng

                            Chúc các bạn vui và có nhiều thành công trong cuộc sống
                            Chính thức phát hành mạch điều khiển LED FireStar1
                            Yêu mến tất cả anh em dientuvietnam.net

                            Comment


                            • #15
                              Học sinh cấp 1 mà sử dụng máy tính thành thạo sẽ không biết tính tay.
                              Chơi điện tử mà mô phỏng nhiều quá sẽ sinh ra lười suy nghĩ.

                              Nhóc ủng hộ các anh không chơi mô phỏng trong giai đoạn đầu. Những người giỏi là những người tự thiết kế, tự tìm hiểu, tự xử lý hư hỏng. Phải có làm thì mới có kinh nghiệm. Giao cho máy tính làm hết thì ...

                              Phải có chi phí mới có bài học. Không trả chi phí thì học nhanh nhưng cũng quên rất nhanh. Còn đang học mà cứ mô phỏng nhiều thì chữ sẽ mau chóng trả lại thầy.

                              Đó là chưa kể, các phần mềm mô phỏng nhiều khi rất "ngu". Nhiều anh mô phỏng chạy tốt nhưng đến lúc ráp, thường bị không chạy. Thí dụ như ráp mạch OpAmp mà lẫn lộn nguồn đôi và nguồn đơn.

                              Các phần mềm mô phỏng chỉ có lợi khi anh sử dụng nó như một công cụ hổ trợ. Chứ nếu anh dựa hoàn toàn vào nó thì chỉ có hại thêm, nhất là trong giai đoạn đầu. Cũng như HS tiểu học mà dựa hoàn toàn vào máy tính thì suốt đời không bao giờ biết tính nhẩm.
                              Nhóc thích nghịch điện,
                              Nhóc thích xì păm,
                              Nhóc thích trêu mấy anh.
                              Hi hi.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              chanxi9 Tìm hiểu thêm về chanxi9

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X