Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ký hiệu hình vẽ

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ký hiệu hình vẽ

    Ai cho mình hỏi ký hiệu trong hình vẽ sơ đồ mạch điện có 4 gạch song song nhỏ dần là gì vậy?

  • #2
    Điểm trọng khồi GND (masse).

    Nguyên văn bởi dangnhan Xem bài viết
    Ai cho mình hỏi ký hiệu trong hình vẽ sơ đồ mạch điện có 4 gạch song song nhỏ dần là gì vậy?
    Đó là ký hiệu điểm trọng khối, điểm cấp hay thoát điện tử chung của mạch, ngày xưa được hiểu như chassis (sườn, vỏ) của máy móc kim loại, còn gọi la điểm nối đất. Đôi khi nó được thay bằng ký hiệu GND (ground), và còn được gọi là masse theo tiếng Pháp hay Na Uy.

    Tóm lại, ký hiệu đó (GND) dành cho một điểm nối chung của mạch điện tử hay một bộ phận của mạch, có thể là nguồn âm hay nguồn dương tuỳ theo cơ chế của mạch điện, thường gắn liền với khái niệm vỏ máy, khung sườn máy dù chưa hẳn như vậy.

    GND có ý nghĩa kỹ thuật học rất quan trọng trong ngành thiết bị điện + điện tử + viễn thông. Nhưng hình như là nó có vẻ đơn giản nên được dành rất ít giờ giảng trong chương trình. Đa số các bạn trong ngành này được Lan Hương thăm dò đều có một chút ít mù mờ về nó.

    Ví dụ trong các thiết bị mà hoạt động của nó gắn liền với các tác động hoá học hoặc để chống xâm thực hoá học làm dơ bẩn các tiếp điểm thì người ta dùng GND # nguồn dương, hiệu ứng anod hoà tan sẽ làm cho các tiếp điểm mạ bạc hay platine sạch bóng, ít bám bụi bẩn.

    Thân ái.

    Lan Hương.

    Comment


    • #3
      ký hiệu đó là ký hiệu của cực âm trong nguồn điện,nghĩa là khi có ký hiệu đó thì bạn phải nối chung lại với nhau và nối với cực âm.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi caovanhuong Xem bài viết
        ký hiệu đó là ký hiệu của cực âm trong nguồn điện,nghĩa là khi có ký hiệu đó thì bạn phải nối chung lại với nhau và nối với cực âm.
        Bạn nói sai rồi, cần đọc kỹ lại nhé.

        Nguyên văn bởi lanhuong
        ... ký hiệu đó (GND) dành cho một điểm nối chung của mạch điện tử hay một bộ phận của mạch, có thể là nguồn âm hay nguồn dương tuỳ theo cơ chế của mạch điện ...
        Trong bài trên, Lan Hương đã có nói rõ, nhưng xin đưa thêm ví dụ cụ thể hơn để dễ thấy :

        1/. Các mạch Viễn Thông hữu tuyến thường dùng GND = dương nguồn.

        2/. Các mạch điện sử dụng BJT thuận (PNP) là chủ yếu như các radio Phillip, Standard v.v... đều sử dụng GND = nguồn dương.

        Thân ái.

        Lan Hương.

        Comment


        • #5
          thế mà bây giờ mình mới biết đấy

          Comment


          • #6
            Cám ơn chị Lan Hương rất nhiều, chị là phụ nữ mà giỏi điện tử thật

            Comment


            • #7
              chào Lan Hương bạn có thể qua mục hứơng dẫn tìm thông tin linh kiện,chọn tranzito(caovanhuong) để trả lời giúp mình được không?
              XIN CẢM ƠN.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi caovanhuong Xem bài viết
                chào Lan Hương bạn có thể qua mục hứơng dẫn tìm thông tin linh kiện,chọn tranzito(caovanhuong) để trả lời giúp mình được không?
                XIN CẢM ƠN.
                Đã có trả lời cho bạn ở đây :

                http://dientuvietnam.net/forums/show...563#post147563

                Lan Hương

                Comment


                • #9
                  các pac cho em hỏi ký hiệu VR,VC,CF trong mạch điện là gì vậy

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi le gia Xem bài viết
                    các pac cho em hỏi ký hiệu VR,VC,CF trong mạch điện là gì vậy
                    Cũng tùy mạch điện mới trả lời chính xác được. Trong nhiều trường hợp, thì VR có nghĩa là biến trở (Variable Resistor); VC có nghĩa là tụ thay đổi (Variable Capacitor); CF có nghĩa là gốm áp điện (Ceramic Filter) cũng có thể gọi linh kiện này là thạch anh.

                    Comment


                    • #11
                      thank bác nhé.nó lằm trong mạch điều khiển I/O

                      Comment


                      • #12
                        với mạch điện thông thường thì 4 vạch đó chỉ cực âm nguồn điện,khi đấu nối các dây âm của phụ tải có thể nối chung vào điểm đó hoặc trên đường dây đó,nếu các thiết bị điên trong nhà máy ,hoặc các trạn phụ tải lớn thì ký hiệu đó là bắt buộc phải có dây tiếp đất .còn trong từng mạch người ta sẽ có quy định cụ thể ban ạ .Thân ái
                        Đời là một chiếc bậc thang Sự học là một quyển vở không trang cuối cùng

                        Comment


                        • #13
                          cho em hỏi chữ H nằm trong vong tron la ký hiệu cua cái gì?

                          Comment


                          • #14
                            Mình đào thớt chút nha, cho mình hỏi cái này micro camera nhưng mình không hiểu 3 ký hiệu trên đó: SIG, GND, V+
                            Mọi người giải thích giúp mình nha, cám ơn nhiều lắm
                            ảnh của nó đây ạ:
                            Image Micro hosted in Up ảnh nhanh không cần tài khoản

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi missingd Xem bài viết
                              Mình đào thớt chút nha, cho mình hỏi cái này micro camera nhưng mình không hiểu 3 ký hiệu trên đó: SIG, GND, V+
                              Mọi người giải thích giúp mình nha, cám ơn nhiều lắm
                              ảnh của nó đây ạ:
                              SIG : Signal: tín hiệu, tức tín hiệu âm thanh ra từ (mạch) micro.
                              GND: là Gnd hay mass.Ở đây là cực âm nguồn.
                              V+: là nguồn dương cấp cho (mạch) micro.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              dangnhan Tìm hiểu thêm về dangnhan

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X