Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Định thiên cho Tranzitor

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Định thiên cho Tranzitor

    Mình mới down tài liệu về điện tử căn bản của bạn gì đó share trên diễn đàn,đọc đến phần linh kiện bán dẫn khó hiểu quá,nhờ các bác giải thích hộ mình
    Giả sử phân cực cho con C828 như trong tài liệu ,điện trở định thiên là 1K ôm,điện trở gánh là 100 K, Vcc=6V
    Mình ko hiểu giá trị của con Rdt (đtrở định thiên) và Rg có quan trọng không,ví dụ mình thay đổi giá trị 2 con này 1 khoảng lớn thì sẽ xảy ra hiện tượng gì trong 2 trường hợp như sau
    1. Dùng Rdt=Rg=10K (ôm)
    2. Giữ nguyên Rdt=100K(ôm) Thay đổi Rg=100K(ôm)
    Tranzitor sẽ cháy hay là ko đc phân cực,hay là gì khác.Mong mọi người chỉ giúp mình,mới bắt đầu học điện tử

  • #2
    Câu hỏi rất hay dành cho người mới học điện tử không ai trả lời hết sao ?

    Comment


    • #3
      Định thiên hay phân cực để cho nó làm việc theo mục đích của mình bạn ạ , ví dụ chế độ khuếch đại , chế độ bão hòa và tùy loại tran nữa
      Các thông số đều quan trọng cả ,
      Giả sử rdt là đặt vào cực B , nếu dùng chế độ bão hòa thì có lẽ 1hay 10k cũng ổn , nhưng nếu không là c828 thì có thể bị cháy !
      điện trở gánh cũng thế , từ nó và hfe mà tính ra Rdt ,

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi trung_hieu22 Xem bài viết
        Câu hỏi rất hay dành cho người mới học điện tử không ai trả lời hết sao ?
        khó quá thì ít người trả lời
        đôi lời góp ý cùng bạn!
        Cửa hàng LINH KIỆN ĐIỆN TỬ BIÊN HÒA
        Ngã tư Amata -đối diện Bệnh Viện Nhi Đồng Nai đi tiếp 100m
        ĐC: 547/7 tổ 4 kp1 Long bình - Biên Hòa. Tell: 099509.79.68

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi lkdientubh Xem bài viết
          khó quá thì ít người trả lời
          đôi lời góp ý cùng bạn!
          Một kiến thức căn bản mà khó à? Nếu người hỏi ngại tìm kiếm thì vui lòng ngồi chờ nhé.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi trung_hieu22 Xem bài viết
            Câu hỏi rất hay dành cho người mới học điện tử không ai trả lời hết sao ?
            Một câu hỏi không dễ trả lời trong một vài trang trên diễn đàn , vì nó rất dài dòng , muốn giải thích cho người mới bắt đầu làm quen với điện tử hiểu được thì cả là một điều khó !khó không phải là do cách trình bày , hoặc các định nghĩa trừu tượng , các công thức này nọ , mà là khó ở chỗ người đọc có thể rất khó hiểu khi chưa nắm bắt được cụ thể transistor là cái gì , vì thế viết ra rất khó , phải là vừa viết ý nghĩa , vừa vẽ cấu trúc đơn giản , sơ đồ của mạch cơ bản , và giảng giải + với thực nghiệm thì người học mới cảm nhận được sự việc .tóm lại theo yêu cầu trên thì chú nói sơ qua để H. nắm được vài cái sơ đẳng nhất rồi từ đó mình mới có các khái niệm khác hơn về bản chất hoạt động của transistor , Định thiên cho TR thì có các trở tại chân B , nối về nguồn âm và dương , đôi khi chỉ có 1 trở nối về nguồn tại chân C , đó là định thiên tự động , điện trở gánh hay đ.trở tải là từ chân C về nguồn + cho loại NPN , và âm cho loại PNP, cũng có khi điện trở tải nằm ở chân E , lúc này chân C nối vào nguồn + (NPN) , cũng có khi cả 2 trở tải nằm ở cả 2 chân C và E .(hay gặp trong mạch đảo pha song song) , giá trị điện trở định thiên tùy theo dòng cực đại của Ib của TR , điện trở gánh RC tùy theo dòng cực đại của Ic , các thông số này do nhà sản xuất cho trước , Ib , Ic , P max ,. độ kh.đại hFe ,để có được 1 dòng Ic chạy qua trở tải thì phải có 1 dòng Ib tương ứng nào đó , tỷ lệ này tùy theo hFe , nếu dòng Ib nhỏ quá (giá trị R đ.thiên quá lớn) thì dòng Ic sẽ không đủ , muốn tăng dòng Ic thì phải tăng dòng Ib lên , bằng cách giảm giá trị R đ.thiên xuống , R định thiên bao giờ cũng lớn hơn R gánh rất nhiều , vì dòng Ib nhỏ hơn dòng Ic rất nhiều , vì thế khi sử dụng transistor thì ta cần phải biết về thông số của của TR đó V/A/Pow/hFe /F(hz) , các thông số này rất quan trọng , còn vài thông số khác nữa , chỉ khi nào chuyên sâu mới cần như độ trôi nhiệt ,độ nhiễu ồn, tạp âm ,điện dung ngõ ra , và đường đặc tuyến v.v . muốn biết thật rõ về transistor thì nên đọc các sách cơ bản thì mới hiểu được nhiều hơn , còn bằng không thì nhìn vào sơ đồ rồi làm theo các giá trị cho sẵn , nếu tinh ý hơn thì có thể gia giảm các giá trị R đó để mạch điện phù hợp hơn , điều này cần phải biết về nguyên lý của transistor và nguyên tắc sử dụng , lắp ráp mạch cho nó . Đại khái nếu ráp điện trở định thiên quá lớn thì TR không tải được , bị yếu , nhưng để giá trị R nhỏ quá thì dòng Ib vượt quá mức sẽ bị cháy TR , Giá trị R định thiên và cách mắc tùy thuộc vào mạch điện của TR , khuếch đại , dẫn bão hòa , kh.đại tự động v.v không thể một sớm một chiều mà biết hết về cái con 3 chân nhỏ xíu này đâu .điều quan trọng khi làm mạch với TR là dòng Ic phải biết trước ,từ đó tìm loại TR có áp và dòng và loại (cao tần , âm tần , xung)trong vùng an toàn , rồi mới tìm R để có dòng Ib (mạch kh.đại tuyến tính có thêm dòng Ib2) . để tiện cho thử nghiệm thì H.(các bạn) mắc đồng hồ đo dòng mA vào chân C và R gánh(thí dụ 100 ohm) , chân B nối với 1 chiết áp 50k vào chân giữa , 2 chân chiết áp còn lại nối vào + và - (12v), vặn chiết áp về khóa ,áp âm với TR NPN , đồng hồ không chỉ , ta xoay dần chiết áp , đồng hồ mA sẽ tăng dần lên , đến một giá trị Ic nào đó thì dòng sẽ không tăng lên nữa , đó là giới hạn dòng Ic của TR ,nếu ta vẫn xoay chiết áp về + nữa thì Tr sẽ nóng lên vì gần quá dòng Ib ,nếu vẫn tăng chiết áp thì sẽ có khói bốc lên và dòng Ic sẽ KHÔNG BIẾT !!!

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
              Một câu hỏi không dễ trả lời trong một vài trang trên diễn đàn , vì nó rất dài dòng , muốn giải thích cho người mới bắt đầu làm quen với điện tử hiểu được thì cả là một điều khó !khó không phải là do cách trình bày , hoặc các định nghĩa trừu tượng , các công thức này nọ , mà là khó ở chỗ người đọc có thể rất khó hiểu khi chưa nắm bắt được cụ thể transistor là cái gì , vì thế viết ra rất khó , phải là vừa viết ý nghĩa , vừa vẽ cấu trúc đơn giản , sơ đồ của mạch cơ bản , và giảng giải + với thực nghiệm thì người học mới cảm nhận được sự việc .tóm lại theo yêu cầu trên thì chú nói sơ qua để H. nắm được vài cái sơ đẳng nhất rồi từ đó mình mới có các khái niệm khác hơn về bản chất hoạt động của transistor , Định thiên cho TR thì có các trở tại chân B , nối về nguồn âm và dương , đôi khi chỉ có 1 trở nối về nguồn tại chân C , đó là định thiên tự động , điện trở gánh hay đ.trở tải là từ chân C về nguồn + cho loại NPN , và âm cho loại PNP, cũng có khi điện trở tải nằm ở chân E , lúc này chân C nối vào nguồn + (NPN) , cũng có khi cả 2 trở tải nằm ở cả 2 chân C và E .(hay gặp trong mạch đảo pha song song) , giá trị điện trở định thiên tùy theo dòng cực đại của Ib của TR , điện trở gánh RC tùy theo dòng cực đại của Ic , các thông số này do nhà sản xuất cho trước , Ib , Ic , P max ,. độ kh.đại hFe ,để có được 1 dòng Ic chạy qua trở tải thì phải có 1 dòng Ib tương ứng nào đó , tỷ lệ này tùy theo hFe , nếu dòng Ib nhỏ quá (giá trị R đ.thiên quá lớn) thì dòng Ic sẽ không đủ , muốn tăng dòng Ic thì phải tăng dòng Ib lên , bằng cách giảm giá trị R đ.thiên xuống , R định thiên bao giờ cũng lớn hơn R gánh rất nhiều , vì dòng Ib nhỏ hơn dòng Ic rất nhiều , vì thế khi sử dụng transistor thì ta cần phải biết về thông số của của TR đó V/A/Pow/hFe /F(hz) , các thông số này rất quan trọng , còn vài thông số khác nữa , chỉ khi nào chuyên sâu mới cần như độ trôi nhiệt ,độ nhiễu ồn, tạp âm ,điện dung ngõ ra , và đường đặc tuyến v.v . muốn biết thật rõ về transistor thì nên đọc các sách cơ bản thì mới hiểu được nhiều hơn , còn bằng không thì nhìn vào sơ đồ rồi làm theo các giá trị cho sẵn , nếu tinh ý hơn thì có thể gia giảm các giá trị R đó để mạch điện phù hợp hơn , điều này cần phải biết về nguyên lý của transistor và nguyên tắc sử dụng , lắp ráp mạch cho nó . Đại khái nếu ráp điện trở định thiên quá lớn thì TR không tải được , bị yếu , nhưng để giá trị R nhỏ quá thì dòng Ib vượt quá mức sẽ bị cháy TR , Giá trị R định thiên và cách mắc tùy thuộc vào mạch điện của TR , khuếch đại , dẫn bão hòa , kh.đại tự động v.v không thể một sớm một chiều mà biết hết về cái con 3 chân nhỏ xíu này đâu .điều quan trọng khi làm mạch với TR là dòng Ic phải biết trước ,từ đó tìm loại TR có áp và dòng và loại (cao tần , âm tần , xung)trong vùng an toàn , rồi mới tìm R để có dòng Ib (mạch kh.đại tuyến tính có thêm dòng Ib2) . để tiện cho thử nghiệm thì H.(các bạn) mắc đồng hồ đo dòng mA vào chân C và R gánh(thí dụ 100 ohm) , chân B nối với 1 chiết áp 50k vào chân giữa , 2 chân chiết áp còn lại nối vào + và - (12v), vặn chiết áp về khóa ,áp âm với TR NPN , đồng hồ không chỉ , ta xoay dần chiết áp , đồng hồ mA sẽ tăng dần lên , đến một giá trị Ic nào đó thì dòng sẽ không tăng lên nữa , đó là giới hạn dòng Ic của TR ,nếu ta vẫn xoay chiết áp về + nữa thì Tr sẽ nóng lên vì gần quá dòng Ib ,nếu vẫn tăng chiết áp thì sẽ có khói bốc lên và dòng Ic sẽ KHÔNG BIẾT !!!
              Cám ơn các bạn đã góp ý.Tôi đã hiểu sơ qua vấn đề này.Tôi ko có chiết áp để chỉnh như bạn quocthaibmt nói nên đã lắp thay từng con trở vào mạch và cháy 2,3 con trans để thí nghiệm. Rõ ràng ở chế độ khuyếch đại Ic =(beta) x Ib.Chưa nói đến việc quá dòng của trans mà chính vì Ic bị giới hạn do Ic=Vcc/Rc mà kéo theo Ib bị giới hạn.Nếu Ib tăng đến giá trị Ic max tất nhiên là nó chuyển sang chế độ bão hòa (mình hiểu nông dân là thế).Thực ra kiến thức này với những người lần đầu nghe tới khái niệm chất bán dẫn như mình là không đơn giản :d

              Comment

              Về tác giả

              Collapse

              uret87 Tìm hiểu thêm về uret87

              Bài viết mới nhất

              Collapse

              Đang tải...
              X