Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Các bác cho e hỏi với nguồn 1 chiều thì khoảng cách tối đa để điều khiển là bao nhiêu.
Tính toán sụt áp như thế nào
Với các ứng dụng điều khiển sử dụng nguồn (tín hiệu) 1 chiều (DC), người ta thường sử dụng chuẩn tín hiệu 4-20mA. Chi tiết thì bạn có thể tìm hiểu thêm về chuẩn này sẽ rõ (tài liệu thì rất nhiều). Với chuẩn này, khoảng cách kết nối khoảng vài km (kiểu trong phạm vi 1 nhà máy lớn) cũng không đáng ngại.
Ví dụ như bác điều khiển bằng tín hiệu điện áp 10V chẳng hạn, khi dẫn tín hiệu đi xa thì sụt áp trên đường truyền (dây dẫn) sẽ bị sai mức điện áp đó. Vì thế nên cần phải truyền tín hiệu bằng dòng điện (ở đây là nguồn dòng -current source). Thay vì tín hiệu điện áp thì ở đây sẽ là tín hiệu dòng điện. Ví dụ min=4mA; max=20mA. Đến đầu kia, bác cho tín hiệu đó qua điện trở = 250 Ohm chẳng hạn, thì bác lại lấy được tín hiệu với mức điện áp mong muốn (từ 1V đến 5V) mà không cần phải quan tâm đến điện trở của dây truyền tín hiệu. Vắn tắt thế thôi, muốn chi tiết hơn thì mời bác tìm hiểu kỹ thêm nhé
Nếu e muốn truyền điện áp đi thì như thế nào. Ví dụ là nguồn cấp cho thiết bị điều khiển e là 12VDC trong khi thiết bị nằm xa nhất cách 500-1000m thì phải lm sao.
Mong bác chỉ giúp
Có nhiều cách để làm việc này cho bác. Đơn giản nhất thì thực hiện bằng 1 vài transistor, hoặc Op-Amp. Chuyên nghiệp và nhàn hơn thì tìm mua 1 vài loại mạch (IC) chuyên dụng làm việc này. Có nhiều hãng cung cấp các loại IC này, bác cần tìm hiểu và đọc datasheet của các IC đó kỹ lưỡng rồi "mần" thui. Ví dụ phổ biến thì hay dùng con XTR110, như ở đây:
Túm lại là bác nên nói rõ xem bác định truyền "điện áp" gì đi xa. Điện áp tín hiệu (để điều khiển đối tượng nào đó); hay điện áp NGUỒN (để nuôi cung cấp cho cái gì đó). Chưa hiểu yêu cầu của bác thì sao có thể trả lời sát với yêu cầu được.
Đây là điện áp nguồn nuôi cho thiết bị. Vì các thiết bị đặt ở xa nguồn quá (khoảng 1000m so với nguồn cấp). Thiết bị của e chạy nguồn 12V. E đang ko biết dùng nguồn bao nhiêu để khi về cuối nguồn đủ điện áp cấp cho thiết bị điều khiển
Ôi trời, vậy mà bác ko nói rõ ngay từ đầu. Cứ tưởng bác định truyền tín hiệu điều khiển nên lan man sang hết các "chuẩn" nọ kia. Thiết bị của bác xài 12V, nhưng "ăn" dòng bao nhiêu (công suất thế nào?) bác đã biết chưa? nếu biết thì mới có cơ sở để thiết kế/tinh toán chứ. Nếu chỉ ăn dòng 1-10mA thì có gì phải thắc mắc...
Đây là điện áp nguồn nuôi cho thiết bị. Vì các thiết bị đặt ở xa nguồn quá (khoảng 1000m so với nguồn cấp). Thiết bị của e chạy nguồn 12V. E đang ko biết dùng nguồn bao nhiêu để khi về cuối nguồn đủ điện áp cấp cho thiết bị điều khiển
Cứ để AC 220 mà truyền. Đến nơi làm cái power 12VDC lấy ra mà dùng. Cái này tính toán mần chi cho mệt.
Ngô Đông Y
********
Mobile : 0984053088
Yahoo :
Email :
Cứ để AC 220 mà truyền. Đến nơi làm cái power 12VDC lấy ra mà dùng. Cái này tính toán mần chi cho mệt.
Bác không đọc rõ ở #8 bác ấy yêu cầu nguồn cấp là 24V rồi ah. Chỉ là chuyển từ 24V DC xuống 12V DC mà thôi. Phụ thuộc vào công suất tải tiêu thụ rồi mới có cách bác ah. nếu tải nhỏ thì làm mấy con 7812 là xong. Không phải "xoắn". Tuy nhiên, dòng đã đến 3-4A thì phải tính đến mạch nguồn xung rồi. Đơn giản thì làm mấy con LM2576 kèm theo cuộn cảm mà táng vào dùng tạm...
Ko đc bác ah. Vì tủ điều khiển đặt 1 nơi. Tất cả các thiết bị đc điều khiển qua 1 bộ đk. E cũng đã nghĩ phương án của bác rùi. Nhưng như thế tại mỗi thiết bị lại phải thêm 1 bộ dk như vậy tăng chi phí.
Đấy gọi là cái "điểm gãy" trong đồ thị điện áp - dung lượng còn lại. Dùng điện áp hở cực để xác định sắp hết hoặc gần đầy thì vẫn tạm ổn. Dùng để đo SOC/DOD thì đừng. Ngay cả số km đã đi cũng chả xác định được...
Xin cảm ơn bác bqvietluônnhiệt tình cho biết nhiều thông tin quí báu, cảm ơn bạn mèomướpcó ví dụ đơn giản và dễ hiểu, cảm ơn tất cả đã bớt chút thời gian quí báu vào đây đọc bài.
Cảm ơn bác nhathung1101cho thông tin và chúc mừng bác mua được những tấm pin NLMT cực tốt theo...
Dạ chú nhat... cứ coi pin mặt trời như 1 cái ắc qui nhìu ngăn mắc nối tiếp ấy ạ. Khi 1 ngăn yếu thì cả cái ắc qui yếu luôn ạ. Nó có nhìu bộ nối tiếp mắc song song nên bị che 1 khoảng nhỏ ảnh hưởng nhìu nhưng chắc ko đến nỗi mất 50% đâu ạ...
Nếu nói bị cái lá che sáng mà giảm 50% thì tôi càng không tin, bởi trên vườn tôi mặc kệ ông trời làm vệ sinh.
Tức là lá tự rụng, gió tự dọn. Ai hơi đâu mà leo lên dọn. Nếu phải như thế thì tôi dek thèm lắp làm gì.
Chả hiểu ý cậu nói gì. Cái diode bypass quan trọng thế ư???
Cái giàn của tôi chả thấy cái diode nào mà vẫn hoạt động hơn 3 năm rồi.
Nhưng nó không có kiểu nối dây với bấm cốt như của cậu.
Tóm lại là tiền nào của nấy, đừng hoang tưởng kỹ thuật hóa. Kẻo ô tô điện đua nhau lắp diode.
Tôi dùng 4 cái điều hòa Fujitsu hàng bãi Nhật, nên phải dùng 4 cục đổi nguồn 220 xuống 100V. Để bật quanh năm, chả thấy bằng bữa bia. Chứ tắt đi là mất mấy bữa luôn.
Comment