Thông báo

Collapse
No announcement yet.

TU mac song song

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • TU mac song song

    Theo lý thuyết thì hai tụ mắc song song xem như một tụ điện có điện dung bằng tổng hai tụ điện song song. Trong thiết kế, mạch nguồn có tụ 470u, và để chống nhiễu cho vi điều khiển thường có tụ lá 103 vào, và 2 tụ này mắc song song. Vậy mình có thể thay thế 2 tụ trên bằng một tụ có điện dung C= 470u+ 10^3p( Nếu có tụ có giá trị như vậy) được không?

  • #2
    Không được đâu bạn ơi.....

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi nguyenhung11 Xem bài viết
      Theo lý thuyết thì hai tụ mắc song song xem như một tụ điện có điện dung bằng tổng hai tụ điện song song. Trong thiết kế, mạch nguồn có tụ 470u, và để chống nhiễu cho vi điều khiển thường có tụ lá 103 vào, và 2 tụ này mắc song song. Vậy mình có thể thay thế 2 tụ trên bằng một tụ có điện dung C= 470u+ 10^3p( Nếu có tụ có giá trị như vậy) được không?
      trên lý thuyết thì khi tính điện dung của tụ nối song song thì đúng như vậy , trị số của bộ tụ bằng tổng trị số các tụ cộng lại , nhưng về mặt lọc nhiễu thì lại khác , vì nhiễu có nhiều dạng , nhiều tần số vì thế lọc nhiễu không kể đến tổng trị số của tụ , mà chỉ kể đến loại tụ, lọc nhiễu nào thì có giá trị và loại tụ tương ứng , nhiễu tần số thấp thì giá trị tụ lọc lớn , tần số cao thì giá trị tụ lọc nhỏ .

      Comment


      • #4
        Trong mạch nguồn như vậy, các tụ lọc có vai trò là tụ thoát xoay chiều. Đối với nhiễu (xoay chiều) thì tùy theo tần số của tín hiệu nhiễu nó sẽ lựa chọn tụ để thoát xuống masse. Đối với tần số cao, thì dung kháng của các tụ 103, 104 có dung kháng nhỏ hơn tụ lọc 470uF nên tần số cao sẽ "lựa chọn" tụ 103, 104 để thoát masse. Nếu gộp lại (như ý tưởng của bạn) thì ở các nhiễu tần số cao, dung kháng của nó (tụ gộp) quá lớn nên sẽ không thoát tín hiệu nhiễu được.Tóm lai, với tụ điện phải chú ý đến thành phần AC và DC khi phân tích.

        Comment


        • #5
          Vấn đề bạn đặt ra có thể đúng về mặt toán học.
          Tuy nhiên, trong thực tế thì linh kiện có sai số, ví dụ 5%. Khi đó 5% của 470uF đã là khoảng 25uF, lớn hơn 10^3pF = 0,01uF rất nhiều lần nên 470uF + 0,01uF cũng chỉ tương đương với tụ 470uF +/- 5%.
          Vậy, tại sao người ta làm như thế?
          Lý do là ở chỗ,tụ 470uF lọc nguồn có tác dụng nạp/ xả để san phẳng nguồn cho các mạch điện tử. Tuy nhiên tụ hóa 470uF có cả cảm kháng do nó cấu tạo từ các lá nhôm quấn lại (giống như quả pháo) --> tác dụng giống như một cuộn dây. Do đó khi trong mạch có nhiễu cao tần thì cảm kháng của tụ hóa sẽ lớn nên không có tác dụng lọc nhiễu cao tần.
          Vì vậy người ta mắc song song thêm một tụ gốm 0,01 để lọc cao tần.
          Nếu bạn có tụ 470uF dạng tụ gốm thì bạn chỉ cần duy nhất 1 tụ đó thôi là đủ . Bạn có thể kiếm được không ?
          Last edited by HTTTTH; 08-06-2014, 03:13.
          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

          Comment

          Về tác giả

          Collapse

          nguyenhung11 Tìm hiểu thêm về nguyenhung11

          Bài viết mới nhất

          Collapse

          Đang tải...
          X