Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mọi người cho ý kiến về mạch lọc nguồn này!!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mọi người cho ý kiến về mạch lọc nguồn này!!

    Đây là mạch lọc nguồn lấy từ mẫu của chị LH


    Và mẫu sau là thiết kế lại để có thể sử dụng được linh kiện cũ không phải vất đi. Các pác xem thế này mạch có làm sao k để em còn lắp
    Cám ơn các pác nhìu!
    Attached Files

  • #2
    Tui xin đăng ký lượm nếu bác vứt đi sau khi ráp.
    Electronic Engineers do everything with less resistance.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi lucas Xem bài viết
      Tui xin đăng ký lượm nếu bác vứt đi sau khi ráp.
      Thế là sao? Nói như vậy trả hỉu là có được không nữa. Bác trả lời giúp em đi, lắp như vậy có làm sao không?

      Comment


      • #4
        Mạch thứ nhất, nói phần +15V cho dễ nhìn. Bạn cần 1 điện trở nối giữa chân C của con transistor D468 và nguồn +32V. Tùy vào dòng Imax cho nguồn 15V, giá trị con điện trở này phải chọn sao cho điện thế ngang nó (R*Imax) lớn hơn điện thế ngang con điện trở 4K7.
        Nếu không có con trở đó, bạn chỉ cần chạm quẹt nguồn xuống đất là tiêu con transistor.

        Mạch thứ hai. Con điện trở 4k7 giới hạn dòng qua IC 7815 xuống khoảng 7mA. Nghĩa là dòng cung cấp tối đa là 7mA , không đủ để sáng 1 ngọn đèn LED.

        Bạn nên xem sơ đồ trong datasheet của con 7815 hay 7915 để làm theo.
        Electronic Engineers do everything with less resistance.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi lucas Xem bài viết
          Mạch thứ nhất, nói phần +15V cho dễ nhìn. Bạn cần 1 điện trở nối giữa chân C của con transistor D468 và nguồn +32V. Tùy vào dòng Imax cho nguồn 15V, giá trị con điện trở này phải chọn sao cho điện thế ngang nó (R*Imax) lớn hơn điện thế ngang con điện trở 4K7.
          Nếu không có con trở đó, bạn chỉ cần chạm quẹt nguồn xuống đất là tiêu con transistor.

          Mạch thứ hai. Con điện trở 4k7 giới hạn dòng qua IC 7815 xuống khoảng 7mA. Nghĩa là dòng cung cấp tối đa là 7mA , không đủ để sáng 1 ngọn đèn LED.

          Bạn nên xem sơ đồ trong datasheet của con 7815 hay 7915 để làm theo.
          - Không cần có điện trở nối từ chân C của D468 lên nguồn 32V.

          Nếu ngõ ra (chân E) chạm đất, xem như điện áp trên R(B) ~ 32V

          ==> I(B) = 32 : 4700 = 6,8 mA.

          Với hệ số khếch đại dòng tối đa của D468 là 75 lần thì dòng tiêu tán cực C là

          I(C) = 6,8 x 75 = 510 mA.

          - Dòng này chỉ bằng 1/2 dòng danh định của D468 (1A). Không thể nào cháy được nếu không để chạm như thế quá lâu (mà quá lậu thì ... cái nào cũng cháy cả)..

          - Nói chung, mạch này được tính toán rất sát theo nhu cầu dòng 150 mA --> 200 mA dùng cho mạch Equalyser của UltraBanana ==> không cần thêm bớt gì hết.

          to Ultrabanana :

          - Điện tử không thể tiếc như mắm muối, diêm quẹt hay ... mì ăn liền. Không thể "pha chế" bậy bạ với bếp ăn và nước lã rồi đun lên "ba nắm một mớ" được. Điện tử đòi hỏi tính toán chặt chẽ.

          - Đem cặp 7x15 cất, sẽ dùng vào chỗ khác hữu dụng và đúng mục đich hơn. Mua thêm hai con transistor mỗi con chưa đến 1000 đ mà tiếc cái gì ? Cứ cái suy nghĩ đó thì ... quên điện tử đi là vừa.

          Chán.

          Lan Hương.

          Comment


          • #6
            to Ultrabanana :
            -Không nên dùng hệ số khếch đại dòng, Hfe, để tính toán. Con số đó thay đổi rất nhiều. Thí dụ như 2SD468 lúc dòng Ic=1mA thì Hfe=75; nếu Ic=200mA thì Hfe=150

            rõ chán
            Electronic Engineers do everything with less resistance.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
              - Không cần có điện trở nối từ chân C của D468 lên nguồn 32V.

              Nếu ngõ ra (chân E) chạm đất, xem như điện áp trên R(B) ~ 32V

              ==> I(B) = 32 : 4700 = 6,8 mA.

              Với hệ số khếch đại dòng tối đa của D468 là 75 lần thì dòng tiêu tán cực C là

              I(C) = 6,8 x 75 = 510 mA.

              - Dòng này chỉ bằng 1/2 dòng danh định của D468 (1A). Không thể nào cháy được nếu không để chạm như thế quá lâu (mà quá lậu thì ... cái nào cũng cháy cả)..

              - Nói chung, mạch này được tính toán rất sát theo nhu cầu dòng 150 mA --> 200 mA dùng cho mạch Equalyser của UltraBanana ==> không cần thêm bớt gì hết.

              to Ultrabanana :

              - Điện tử không thể tiếc như mắm muối, diêm quẹt hay ... mì ăn liền. Không thể "pha chế" bậy bạ với bếp ăn và nước lã rồi đun lên "ba nắm một mớ" được. Điện tử đòi hỏi tính toán chặt chẽ.

              - Đem cặp 7x15 cất, sẽ dùng vào chỗ khác hữu dụng và đúng mục đich hơn. Mua thêm hai con transistor mỗi con chưa đến 1000 đ mà tiếc cái gì ? Cứ cái suy nghĩ đó thì ... quên điện tử đi là vừa.

              Chán.

              Lan Hương.
              Hix!!! Chị nghĩ em thế à? Thực sự là k phải như vậy mà là em ngại đi, chỗ linh kiện cách xa em tới 20km. Ặc ặc theo như chị nói chắc phải cất công đi mua thui hix hix

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi lucas Xem bài viết
                Mạch thứ nhất, nói phần +15V cho dễ nhìn. Bạn cần 1 điện trở nối giữa chân C của con transistor D468 và nguồn +32V. Tùy vào dòng Imax cho nguồn 15V, giá trị con điện trở này phải chọn sao cho điện thế ngang nó (R*Imax) lớn hơn điện thế ngang con điện trở 4K7.
                Nếu không có con trở đó, bạn chỉ cần chạm quẹt nguồn xuống đất là tiêu con transistor.

                Mạch thứ hai. Con điện trở 4k7 giới hạn dòng qua IC 7815 xuống khoảng 7mA. Nghĩa là dòng cung cấp tối đa là 7mA , không đủ để sáng 1 ngọn đèn LED.

                Bạn nên xem sơ đồ trong datasheet của con 7815 hay 7915 để làm theo.
                Về mạch thứ 2 em có thể lắp k qua điện trở thì ổn chứ, tại em vẫn chưa hiểu nguyên lý hoạt động của diode zenner...

                Comment


                • #9
                  "Cực Chuối" đừng bức xúc chứ! Cứ ngẫm theo mọi người nói là hiểu mà!

                  - Ở mạch 1: Đúng là như Lucas nói, nên thêm điện trở vào cực C của D468 và B562. Trở này chẳng phải hạn dòng gì đâu, mà là làm... cầu chì! Vì vậy ta chỉ cần chọn khoảng vài Ohm thôi. Trong trường hợp này chọn 4,7Ohm là tốt nhất.

                  - Ở mạch 2: Lắp như vậy thì không ổn, bởi các dòng IC 78xx và 79xx đều cần nguồn cung cấp tối thiểu phải lớn hơn 1,25 lần điền áp nó cung cấp ra. Nếu đã hạn bằng 15V thì làm sao nó ra 15V được?

                  + Tư vấn mạch 1: Không biết bạn làm cho mục đích gì, nhưng nếu cấp nguồn cho mạch âm thanh thì bạn dùng kiểu ghép Darlington sẽ lọc nguồn tốt hơn.

                  + Tư vấn mạch 2: Nếu bạn nối thẳng chân 1 của 7815 lên +32V và chân 2 của 7915 vào -32V thì cũng được, với điều kiện bạn có IC tốt. Chứ IC rởm thì không nói trước được. Lâu nay, bản thân tôi rất sợ những hàng 78/79 này, và không dám cấp nguồn gấp đôi điện áp ra của nó. Nhẹ thì nóng, nặng thì toi.

                  + Tư vấn chung: Với bất kỳ nguồn kiểu gì, cũng nên lắp thử không tải và có tải giả để đo đạc, rồi mới ghép vào mạch. Như vậy sẽ hạn chế được rủi ro.
                  Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi UltraBanana Xem bài viết
                    Đây là mạch lọc nguồn lấy từ mẫu của chị LH


                    Và mẫu sau là thiết kế lại để có thể sử dụng được linh kiện cũ không phải vất đi. Các pác xem thế này mạch có làm sao k để em còn lắp
                    Cám ơn các pác nhìu!
                    bỏ 2 điện trở 4k7 ( nối tắt ) bỏ cả 2 zene 15.5v ( không dùng ) mạch chạy tốt hơn

                    Comment

                    Về tác giả

                    Collapse

                    UltraBanana Tìm hiểu thêm về UltraBanana

                    Bài viết mới nhất

                    Collapse

                    Đang tải...
                    X