1. Triết áp cũng là 1 trong những loại biến trở chứ là gì đâu ... điện áp Uce không bao giờ bằng 0 hẳn mà nói như vậy là làm tròn thôi... mình nghe nói khoảng 0,3V gì đó là nhỏ nhất
2. Theo mình hiểu, thực ra cần phân biệt 2 loại bão hòa trong tran:
- Thứ 1: bão hòa theo Uce, với mỗi một dòng IB có độ lớn nhất định thì khi Uce tăng, lực cuốn điện trường sẽ bắt được nhiều hạt dẫn tham gia dẫn điện hơn --> Ic sẽ tăng lên , nhưng chỉ cần Uce tăng lớn một chút thôi thì lực cuốn đã hút được tối đa lượng hạt dẫn tham gia vào dòng chảy C-E tương ứng với khả năng mồi của dòng IB đó , khi đó điện áp có lớn hơn nữa cũng chỉ đạt được dòng Ic như vậy thôi ... không tăng hơn được ... cho nên khi đó gọi là bão hòa ...
Nhưng nếu tăng dòng kích mồi IB thì khả năng mồi mạnh hơn, lực cuốn điện trường lại có thể tiếp tục bắt được nhiều hạt dẫn hơn nữa tham gia vào quá trình dẫn điện nên dòng Ic lại có thể đạt mức cao hơn nữa, tức là có 1 mức bão hòa mới cao hơn .... như vậy, chỉ cần có Uce lớn 1 chút thôi thì đã luôn bão hòa, thông thường chúng ta đều cấp nguồn Uce khá lớn cho nên lúc nào nó cũng thiết lập được bão hòa ... có thể nói tran đã làm việc thì lúc nào mà chẳng bão hòa miễn là Ube đủ ngưỡng kích mở ... chỉ có điều dòng bão hòa không thay đổi theo Uce nhưng mức dòng bão hòa lại thay đổi theo Ib ... bởi vậy mới có Ic = beta lần Ib ... cái này chỉ là áp dụng khi Uce đủ lớn.
- Thứ 2: Bão hòa theo IB, ta có tỉ lệ Ic = beta.Ib ....ví dụ: Ic = 1000.Ib ....vậy nói vui với con C1815 , chẳng lẽ cứ cho Ib tăng lên đến 1A thì Ic phải = 1000A hay sao ? l ... lấy đâu ra mà được như thế? ... mà công thức nó chỉ đúng trong giới hạn nào đó mà thôi ... khi Ib tăng thì Ic tăng, nhưng Ib tăng đến 1 mức nào đó thì Ic đã đạt đến mức Imax (ví dụ bạn nói C1815 là tối đa 150mA) ... và không thể tăng hơn nữa, dù Ib có tăng nữa thì Ic cũng chỉ đạt mức như vậy mà thôi ... lý do vì năng lực của tran, vì lượng hạt dẫn tối đa trong 2 lớp bán dẫn cực C và E chỉ được đến vậy mà thôi ... đến một lúc nào đó tran đã dùng đến hết toàn bộ lượng hạt dẫn vốn có tham gia vào quá trình dẫn điện thì khi đó dòng Ic không thể tăng thêm nữa ... và khi đó gọi là bão hòa ... đây có thể nói là bão hòa của các mức bão hòa ...
- Như vậy nếu muốn khuếch đại tín hiệu thì ứng dụng các mức bão hòa thay đổi theo Ib , khi đó Ic sẽ biến đổi theo Ib ... còn khi muốn làm khóa đóng cắt thì ứng dụng mức bão hòa toàn cục của tran + mức ngưng dẫn ..... khi cắt thì tran ngưng dẫn hẳn, khi đóng thì tran dẫn mạnh hẳn .... tức là khi muốn tran cắt thì điện áp điều khiển Ube nhỏ hơn hẳn ngưỡng kích mở và dòng Ib gần như = 0 ...... còn khi muốn tran đóng thì điện áp điều khiển Ube phải lớn hơn hẳn ngưỡng kích mở và dòng Ib điều khiển phải mạnh hẳn để tran được dẫn mạnh ... có thể hiểu nôm na: chế độ khếch đại tín hiệu chính là các mức liên tục nằm giữa 2 danh giới của chế độ đóng và căt.... khuếch đại thì thì cần dẫn mạnh dẫn yếu biến đổi theo tín hiệu ..... còn đóng cắt thì đã dẫn thì phải dẫn mạnh hẳn và đã ngưng dẫn thì phải ngưng dẫn hẳn ....
3. Mạch dao động đa hài của chủ thớt chính là hoạt động ở chế độ đóng cắt ... tức là ngừng dẫn và dẫn bão hòa ... hoặc cũng có khi nó làm việc ở 2 mức dẫn yếu và dẫn mạnh ... và để tạo ra mạch dao động người ta không chú trọng vào việc định thiên hay phân cực Ube, Uce lam gì .... bởi vì tín hiệu điều khiển tran đóng cắt nó không phải phụ thuộc nhiều vao điện trở định thiên mà chủ yếu tạo ra do tụ tích phóng .... tức là chức năng của mạch nó tự tạo ra được các mức điện áp đóng và cắt ... ta chỉ cần chú ý đảm bảo điều kiện làm việc của tran là Rb >> Rc thôi ....
Cái cốt lõi đối với mạch dao động không phải vấn đề tính toán định thiên ... mà là tính toán các điều kiện để mạch có phát sinh dao động, và tính toán tần số dao động của mach tương ứng các giá trị điện trở và tụ điện ..... Mà điều đó thì trên các tài liệu đều có công thức cả rồi ....
THÂN !
2. Theo mình hiểu, thực ra cần phân biệt 2 loại bão hòa trong tran:
- Thứ 1: bão hòa theo Uce, với mỗi một dòng IB có độ lớn nhất định thì khi Uce tăng, lực cuốn điện trường sẽ bắt được nhiều hạt dẫn tham gia dẫn điện hơn --> Ic sẽ tăng lên , nhưng chỉ cần Uce tăng lớn một chút thôi thì lực cuốn đã hút được tối đa lượng hạt dẫn tham gia vào dòng chảy C-E tương ứng với khả năng mồi của dòng IB đó , khi đó điện áp có lớn hơn nữa cũng chỉ đạt được dòng Ic như vậy thôi ... không tăng hơn được ... cho nên khi đó gọi là bão hòa ...
Nhưng nếu tăng dòng kích mồi IB thì khả năng mồi mạnh hơn, lực cuốn điện trường lại có thể tiếp tục bắt được nhiều hạt dẫn hơn nữa tham gia vào quá trình dẫn điện nên dòng Ic lại có thể đạt mức cao hơn nữa, tức là có 1 mức bão hòa mới cao hơn .... như vậy, chỉ cần có Uce lớn 1 chút thôi thì đã luôn bão hòa, thông thường chúng ta đều cấp nguồn Uce khá lớn cho nên lúc nào nó cũng thiết lập được bão hòa ... có thể nói tran đã làm việc thì lúc nào mà chẳng bão hòa miễn là Ube đủ ngưỡng kích mở ... chỉ có điều dòng bão hòa không thay đổi theo Uce nhưng mức dòng bão hòa lại thay đổi theo Ib ... bởi vậy mới có Ic = beta lần Ib ... cái này chỉ là áp dụng khi Uce đủ lớn.
- Thứ 2: Bão hòa theo IB, ta có tỉ lệ Ic = beta.Ib ....ví dụ: Ic = 1000.Ib ....vậy nói vui với con C1815 , chẳng lẽ cứ cho Ib tăng lên đến 1A thì Ic phải = 1000A hay sao ? l ... lấy đâu ra mà được như thế? ... mà công thức nó chỉ đúng trong giới hạn nào đó mà thôi ... khi Ib tăng thì Ic tăng, nhưng Ib tăng đến 1 mức nào đó thì Ic đã đạt đến mức Imax (ví dụ bạn nói C1815 là tối đa 150mA) ... và không thể tăng hơn nữa, dù Ib có tăng nữa thì Ic cũng chỉ đạt mức như vậy mà thôi ... lý do vì năng lực của tran, vì lượng hạt dẫn tối đa trong 2 lớp bán dẫn cực C và E chỉ được đến vậy mà thôi ... đến một lúc nào đó tran đã dùng đến hết toàn bộ lượng hạt dẫn vốn có tham gia vào quá trình dẫn điện thì khi đó dòng Ic không thể tăng thêm nữa ... và khi đó gọi là bão hòa ... đây có thể nói là bão hòa của các mức bão hòa ...
- Như vậy nếu muốn khuếch đại tín hiệu thì ứng dụng các mức bão hòa thay đổi theo Ib , khi đó Ic sẽ biến đổi theo Ib ... còn khi muốn làm khóa đóng cắt thì ứng dụng mức bão hòa toàn cục của tran + mức ngưng dẫn ..... khi cắt thì tran ngưng dẫn hẳn, khi đóng thì tran dẫn mạnh hẳn .... tức là khi muốn tran cắt thì điện áp điều khiển Ube nhỏ hơn hẳn ngưỡng kích mở và dòng Ib gần như = 0 ...... còn khi muốn tran đóng thì điện áp điều khiển Ube phải lớn hơn hẳn ngưỡng kích mở và dòng Ib điều khiển phải mạnh hẳn để tran được dẫn mạnh ... có thể hiểu nôm na: chế độ khếch đại tín hiệu chính là các mức liên tục nằm giữa 2 danh giới của chế độ đóng và căt.... khuếch đại thì thì cần dẫn mạnh dẫn yếu biến đổi theo tín hiệu ..... còn đóng cắt thì đã dẫn thì phải dẫn mạnh hẳn và đã ngưng dẫn thì phải ngưng dẫn hẳn ....
3. Mạch dao động đa hài của chủ thớt chính là hoạt động ở chế độ đóng cắt ... tức là ngừng dẫn và dẫn bão hòa ... hoặc cũng có khi nó làm việc ở 2 mức dẫn yếu và dẫn mạnh ... và để tạo ra mạch dao động người ta không chú trọng vào việc định thiên hay phân cực Ube, Uce lam gì .... bởi vì tín hiệu điều khiển tran đóng cắt nó không phải phụ thuộc nhiều vao điện trở định thiên mà chủ yếu tạo ra do tụ tích phóng .... tức là chức năng của mạch nó tự tạo ra được các mức điện áp đóng và cắt ... ta chỉ cần chú ý đảm bảo điều kiện làm việc của tran là Rb >> Rc thôi ....
Cái cốt lõi đối với mạch dao động không phải vấn đề tính toán định thiên ... mà là tính toán các điều kiện để mạch có phát sinh dao động, và tính toán tần số dao động của mach tương ứng các giá trị điện trở và tụ điện ..... Mà điều đó thì trên các tài liệu đều có công thức cả rồi ....
THÂN !
Comment