Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Điều rộng xung có phải là làm cho tải on/off liên tục.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Điều rộng xung có phải là làm cho tải on/off liên tục.

    Mình đang thắc mắc không hiểu chỗ này. Mình đang tự nghiên cứu về PWM, nên chưa có được khái niệm rõ ràng. Mong được hướng dẫn.

    Nếu mình xuất ra vdk ở mức 1 rồi delay(500), rồi xuất ra mức 0, lại delay(500), cứ như thế, thì có gọi là kỹ thuật điều rộng xung hay không.?

    Như vậy, điều rộng xung, có phải là cấp điện cho tải, rồi ngắt, quá trình này thực hiện với một tốc độ nào đó, để đèn sáng mờ, hoặc động cơ chạy chậm lại,..v.v....???

    Nếu thế thì tại sao ta lại cần các kênh PWM, vì 1 port bình thường là đủ làm rồi mà.?

  • #2
    Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết
    Nếu mình xuất ra vdk ở mức 1 rồi delay(500), rồi xuất ra mức 0, lại delay(500), cứ như thế, thì có gọi là kỹ thuật điều rộng xung hay không.?
    Đúng! Đó chính là điều chế độ rộng xung (PWM).

    Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết

    Như vậy, điều rộng xung, có phải là cấp điện cho tải, rồi ngắt, quá trình này thực hiện với một tốc độ nào đó, để đèn sáng mờ, hoặc động cơ chạy chậm lại,..v.v....???
    Đã là PWM, thì đương nhiên phải có ngắt-mở. Quá trình này nói theo từ điển là On-Off, nói theo kỹ thuật là các mức logic 1-0, hay nói một cách thô thiển là dẫn - không dẫn.

    Khi bạn xuất 1 tín hiệu PWM (từ mạch Analog, hoặc MCU...) thì tín hiệu đó sẽ đóng-ngắt phần tử công suất để chuyển hóa năng lượng phục vụ cho đối tượng của bạn (động cơ, biến áp...).

    Nhưng có vài điều cần nhớ:

    - Tín hiệu này có thể hiểu một cách ngây ngô rằng nó là nguồn xoay chiều, và nó sẽ đưa ra nguồn xoay chiều sau phần tử công suất.

    - Dạng sóng tín hiệu này không hoàn toàn giống với dạng sóng đầu ra sau phần tử công suất, bởi nó còn phụ thuộc linh kiện của phần công suất, độ trễ do mạch...etc...

    - Hoàn toàn có thể biến dạng đầu ra thành 1 chiều nếu áp dụng đúng các thành phần lọc phù hợp.

    Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết

    Nếu thế thì tại sao ta lại cần các kênh PWM, vì 1 port bình thường là đủ làm rồi mà.?
    Vì cần đến tín hiệu ra xoay chiều sau phần tử công suất, nên người ta sẽ chú ý đến vấn đề phase. Việc này còn phụ thuộc ở yêu cầu của bài toán.
    Một phase đương nhiên khác với nhiều phase.
    Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết
      Mình đang thắc mắc không hiểu chỗ này. Mình đang tự nghiên cứu về PWM, nên chưa có được khái niệm rõ ràng. Mong được hướng dẫn.

      Nếu mình xuất ra vdk ở mức 1 rồi delay(500), rồi xuất ra mức 0, lại delay(500), cứ như thế, thì có gọi là kỹ thuật điều rộng xung hay không.?

      Như vậy, điều rộng xung, có phải là cấp điện cho tải, rồi ngắt, quá trình này thực hiện với một tốc độ nào đó, để đèn sáng mờ, hoặc động cơ chạy chậm lại,..v.v....???

      Nếu thế thì tại sao ta lại cần các kênh PWM, vì 1 port bình thường là đủ làm rồi mà.?
      nếu dùng 1 port đóng ngắt liên tục>>> hao tài nguyên, còn với kenh PWM, đựa trên 1 time , bác chỉ setting là nó chạy dụng vậy, ko mất tài nguyền MCU, kế cả khi MCU nó vẫn chạy y vậy

      Comment


      • #4
        Có thể hiểu nó như nguồn xoay chiều. Vậy nếu điều khiển đèn, vậy cho dù là đèn led đi chăng nữa thì nó cũng sẽ chớp tắt liên tục như một chiếc neon bình thường có phải không.?

        Nếu thế thì ta có thể đưa ra một áp vừa phải để giảm độ sáng của đèn, thay thế cho việc điều xung để giảm độ sáng của đèn thì cái nào lợi hơn về sức khoẻ mắt, về cách làm, về tài nguyên hao tổn, về tuổi thọ MCU, tuổi thọ Led....?

        Về cách làm ở đây, ý mình là độ phức tạp khi làm mạch..

        Comment


        • #5
          Nếu thích thì sài IC 555 cũng tạo ra được PWM nhưng tần số không cao .Với những loại MCU như họ 89 chẳng hạn,nó không hề có port PWM,ta có thể dùng ngắt timer tạo ra kênh PWM,hoặc dùng 555(nếu dùng 555 thì không ảnh hưởng gì đến MCU)nhưng như thế là ảnh hưởng đến hệ thống,gây ra đụng độ tài nguyên.Còn MCU nào tích hợp sẵn PWM thì nó hoạt động độc lập,không ảnh hưởng đến tài nguyên khác của hệ thống.-> Không có sự đụng độ.
          The goal of power electronics is control the flow of energy from an electrical source to an electrical load with high efficiency, high availability, high reliability, light weight and low cost.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết
            Có thể hiểu nó như nguồn xoay chiều. Vậy nếu điều khiển đèn, vậy cho dù là đèn led đi chăng nữa thì nó cũng sẽ chớp tắt liên tục như một chiếc neon bình thường có phải không.?

            Nếu thế thì ta có thể đưa ra một áp vừa phải để giảm độ sáng của đèn, thay thế cho việc điều xung để giảm độ sáng của đèn thì cái nào lợi hơn về sức khoẻ mắt, về cách làm, về tài nguyên hao tổn, về tuổi thọ MCU, tuổi thọ Led....?

            Về cách làm ở đây, ý mình là độ phức tạp khi làm mạch..
            Khi dùng PWM, thì đúng là trạng thái on off của các van công suất,nhưng với tải ko hẳn vậy nếu xét là đèn đốt tim chẳng hạn, khi tắt điện, đèn sẽ ko tắt ngay, sợi vomfram trong đó cần có 1 khoảng thời gian để tắt hẳn. khi dùng PWM sẽ lợi dụng tính chất này để điều khiển tãi giử ở 1 công suất nhất định

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết
              Có thể hiểu nó như nguồn xoay chiều. Vậy nếu điều khiển đèn, vậy cho dù là đèn led đi chăng nữa thì nó cũng sẽ chớp tắt liên tục như một chiếc neon bình thường có phải không.?

              Nếu thế thì ta có thể đưa ra một áp vừa phải để giảm độ sáng của đèn, thay thế cho việc điều xung để giảm độ sáng của đèn thì cái nào lợi hơn về sức khoẻ mắt, về cách làm, về tài nguyên hao tổn, về tuổi thọ MCU, tuổi thọ Led....?

              Về cách làm ở đây, ý mình là độ phức tạp khi làm mạch..
              Khi băm PWM với tần số cao thì hiện tượng chớp tắt sẽ không còn.Lúc đó PWM có chức năng chia áp,giữ áp ở một mức nào đó.Đó chính là lý do sài PWM.Nó sẽ tạo ra điện áp trung bình như mình mong muốn. một cách chính xác.Và mình có thể thay đổi áp đó dễ dàng.
              The goal of power electronics is control the flow of energy from an electrical source to an electrical load with high efficiency, high availability, high reliability, light weight and low cost.

              Comment


              • #8
                òn MCU nào tích hợp sẵn PWM thì nó hoạt động độc lập,không ảnh hưởng đến tài nguyên khác của hệ thống.-> Không có sự đụng độ.
                Mình thấy cách giải thích này khá hợp lý. Việc sử dụng 1 port được thiết kế chuyên biệt cho PWM. Giả sử bạn sử dụng port bình thường để PWM ( sử dụng delay) thì trong khoảng thời gian thực hiện câu lệnh delay(xx) thì MCU ko làm gì cả, chỉ thực hiện lệnh delay thôi. Có những ứng dụng trong lúc thực hiện delay(xx) mình vẫn cần lấy dữ liệu ở một port nào đó chẳng hạn.
                Hi vọng bài viết giúp X được cho bạn.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi chestnut Xem bài viết
                  Khi băm PWM với tần số cao thì hiện tượng chớp tắt sẽ không còn.Lúc đó PWM có chức năng chia áp,giữ áp ở một mức nào đó.Đó chính là lý do sài PWM.Nó sẽ tạo ra điện áp trung bình như mình mong muốn. một cách chính xác.Và mình có thể thay đổi áp đó dễ dàng.
                  1/
                  Cho mình hỏi, tầng số trong khoảng nào thì được gọi là cao.

                  2/
                  Giữa việc điều xung, và đưa ra một áp nhất định cho tải, thì cái nào lợi hơn cho tuổi thọ của tải.

                  3/
                  Nếu lúc đó, PWM đóng vai trò là cấp cho tải ở một công suất ổn định, vậy nếu động cơ rơi vào trường hợp hoạt động quá công suất, nó có dội lại làm hỏng vdk.
                  VD: điều khiển tốc độ để động cơ leo dốc, nhưng tốc độ không đủ, động cơ đến được nữa chừng con dốc thì bánh xe không quay được nữa.....tại đây, chuyện gì sẽ xảy ra..

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết
                    1/
                    Cho mình hỏi, tầng số trong khoảng nào thì được gọi là cao.
                    Cũng tùy theo cách sài PWM để làm gì thông thường thì trên 1kHz.
                    Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết
                    2/
                    Giữa việc điều xung, và đưa ra một áp nhất định cho tải, thì cái nào lợi hơn cho tuổi thọ của tải.
                    PWM mềm dẻo hơn trong việc tạo ra điện áp trung bình.Còn về tuổi thọ thì mình không rành lắm.Nhờ bác nào biết giải thích hộ

                    Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết
                    3/
                    Nếu lúc đó, PWM đóng vai trò là cấp cho tải ở một công suất ổn định, vậy nếu động cơ rơi vào trường hợp hoạt động quá công suất, nó có dội lại làm hỏng vdk.
                    VD: điều khiển tốc độ để động cơ leo dốc, nhưng tốc độ không đủ, động cơ đến được nữa chừng con dốc thì bánh xe không quay được nữa.....tại đây, chuyện gì sẽ xảy ra..
                    Dĩ nhiên phải tính đến trường hợp động cơ dội lại làm hư MCU.Nhưng chuyện này sẽ được giải quyết đơn giản bằng cách "CÁCH LY QUANG" phần tử công suất với MCU bằng OPTO. lúc này nếu có cháy thì nó chỉ cháy phần công suất,còn MCU vẫn không có vấn đề gì.Còn trong ví dụ của bạn thì còn tùy trường hợp,nếu phần mạch cầu H của bạn có phần hồi tiếp về,thì MCU sẽ tự động ngắt động cơ,còn nếu không thì mạch cầu H sẽ bị cháy,cụ thể mấy con FET sẽ cháy kinh hồn luôn,bốt lửa đã lắm
                    The goal of power electronics is control the flow of energy from an electrical source to an electrical load with high efficiency, high availability, high reliability, light weight and low cost.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết
                      1/
                      Cho mình hỏi, tầng số trong khoảng nào thì được gọi là cao.

                      2/
                      Giữa việc điều xung, và đưa ra một áp nhất định cho tải, thì cái nào lợi hơn cho tuổi thọ của tải.

                      3/
                      Nếu lúc đó, PWM đóng vai trò là cấp cho tải ở một công suất ổn định, vậy nếu động cơ rơi vào trường hợp hoạt động quá công suất, nó có dội lại làm hỏng vdk.
                      VD: điều khiển tốc độ để động cơ leo dốc, nhưng tốc độ không đủ, động cơ đến được nữa chừng con dốc thì bánh xe không quay được nữa.....tại đây, chuyện gì sẽ xảy ra..
                      Dân mới bước vào làng RBC đây mà

                      1)Tần số tai người là từ 16Hz đến 20kHz , PWM nằm trên 20kHz thì tai ng ko nghe đc nên có thể gọi là cao.
                      2) a nhathung có giải thick oy đó , PWM thực ra là cấp áp nhưng ở trạng thái đóng ngắt .Do đó , áp mà tải nhận đc là áp trung bình . Vì vậy ko sợ tải bị tổn thọ .
                      3) Làm sao động cơ hoạt động quá công suất đc ? Giới hạn trên của dải áp PWM là 24v . Đúng giá trị của động cơ oy còn j ! Nếu động cơ ngừng bánh ko quay đc thì ácquy mau hết , mạch cháy , role + FET cháy , fuse cháy ... thế thui .

                      nếu có kinh nghiệm chơi thì làm cảm biến dòng cho 2 bánh chủ động . Quá tải thì báo về VDK ngắt áp + Thiết kế bánh tự hãm. Không có kinh nghiệm thì chơi động cơ servo ( mạnh , ko sợ tụt dốc cũng như leo dốc ko nổi) + mạch rà nhìu thiếc + đốt FET

                      Comment

                      Về tác giả

                      Collapse

                      TheHouse Tìm hiểu thêm về TheHouse

                      Bài viết mới nhất

                      Collapse

                      Đang tải...
                      X