Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch chỉnh lưu bằng mofet

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

    Cái này cũng có thể được hoặc không ấy nhỉ, vì nếu xét về nguyên lí thì cũng y chanh như sơ đồ quấn thêm cuộn kích cho cực GS. Thời gian đáp ứng của con Opam nhanh thì chắc có thể được, phải thử xem sao...
    Anh coi sơ đồ này. Mạch Flyback dùng UC3843. Đưa sync FET xuống mass thay vì đặt ở trên rất dễ để lái FET và tản nhiệt. Tôi gắn thêm mạch tạo trễ xung cho hai con FET bên sơ và thứ cấp. Mạch này sẽ làm FET đồng bộ không bị trùng dẫn. Phần E1/E2 anh thay thế bằng cặp BJT NPN/PNP nối vào 12V vì tín hiệu A/B là 5V
    Attached Files

    Comment


    • #47
      Nguyên văn bởi Thanh Ng Xem bài viết

      Anh coi sơ đồ này. Mạch Flyback dùng UC3843. Đưa sync FET xuống mass thay vì đặt ở trên rất dễ để lái FET và tản nhiệt. Tôi gắn thêm mạch tạo trễ xung cho hai con FET bên sơ và thứ cấp. Mạch này sẽ làm FET đồng bộ không bị trùng dẫn. Phần E1/E2 anh thay thế bằng cặp BJT NPN/PNP nối vào 12V vì tín hiệu A/B là 5V
      Nên nhớ khi gắn driver BJT NPN/PNP thì tín hiệu xung A sẽ thành PWM_B và B sẽ thành PWM_A

      Comment


      • #48
        Cảm ơn bác Thanh Ng.

        Mạch cũng còn khá phức tạp nhỉ! Tuy nhiên, mạch flyback 1 fet thì công suất cũng chỉ nên từ 150W đổ lại, cũng chưa cần cải tiến hiệu suất chỉnh lưu lắm.

        Bác có sơ đồ nào cho mạch nửa cầu không, như PSU chẳng hạn, vì e cần thiết kế cho công suất từ 200W trở lên.

        Comment


        • #49
          về đề tài chỉnh lưu bằng IGBT thì bên mình đang nghiên cứu và thực nghiệm đạt kết quả rồi đấy mấy bác, không biết có ai đã làm về đề tài như vậy chưa.

          Comment


          • #50
            Nguyên văn bởi MinhHoi0211 Xem bài viết
            về đề tài chỉnh lưu bằng IGBT thì bên mình đang nghiên cứu và thực nghiệm đạt kết quả rồi đấy mấy bác, không biết có ai đã làm về đề tài như vậy chưa.
            Bạn cho mọi người tham khảo cái sơ đồ khiển với?

            Mà sao không dùng fet để giảm hao phí mà lại dùng igbt sụt áp 1.2V thì khác nào diode?!

            Comment


            • #51
              Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
              Cảm ơn bác Thanh Ng.

              Mạch cũng còn khá phức tạp nhỉ! Tuy nhiên, mạch flyback 1 fet thì công suất cũng chỉ nên từ 150W đổ lại, cũng chưa cần cải tiến hiệu suất chỉnh lưu lắm.

              Bác có sơ đồ nào cho mạch nửa cầu không, như PSU chẳng hạn, vì e cần thiết kế cho công suất từ 200W trở lên.
              Thử mạch Half Bridge đồng bộ nầy coi. Tôi mô phỗng chạy được rồi
              Attached Files

              Comment


              • #52
                Vấn đề ở đây là xác định được thời gian trễ từ khi có xung kích vào sơ cấp đến khi xuất hiện dòng, áp có mức áp đạt yêu cầu thì mới cho mở mos để chỉnh lưu. Mỗi bax, mỗi mức áp ra sẽ cho độ trễ khác nhau. Nói chung, tương đối thì vẫn chạy được. Nếu mà mở mos sớm quá thì bị dẫn ngược, mà mở trễ, tắt trễ quá thì ko có áp mà còn dẫn ngược.Theo mình nghĩ thế!

                Comment


                • #53
                  Nguyên văn bởi MinhHoi0211 Xem bài viết
                  về đề tài chỉnh lưu bằng IGBT thì bên mình đang nghiên cứu và thực nghiệm đạt kết quả rồi đấy mấy bác, không biết có ai đã làm về đề tài như vậy chưa.
                  em nghĩ nên chỉnh lưu đồng bộ áp thấp dòng cao thì hiệu quả nhất chứ bác? còn áp cao/ dòng cao cứ tương mấy con diode SiC vào là ổn/ bây giờ diode 1200v SiC có nhiều/ còn về giá thì không rẻ nhưng chắc chắn là thiết bị của bác cũng không hề rẻ, khi hiệu suất là quan trọng.
                  LÕI LỌC INVERTER PURE SINE 0169.339.3635.

                  Comment


                  • #54
                    Hiện mình chỉ thấy và có diode 30A150V(10A mất 0.76V rồi) chạy nguồn 30-35A thì tản nhiệt cho chúng đã quá nóng trong khi phần PFC và DC-DC chả tăng nhiệt mấy.
                    Mình đang muốn nâng dòng lên cao nữa, từ 40-60A mà đành bó tay. Không biết có mã diode SiC nào từ 60A150V không nữa

                    Comment


                    • #55
                      Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
                      Vấn đề ở đây là xác định được thời gian trễ từ khi có xung kích vào sơ cấp đến khi xuất hiện dòng, áp có mức áp đạt yêu cầu thì mới cho mở mos để chỉnh lưu. Mỗi bax, mỗi mức áp ra sẽ cho độ trễ khác nhau. Nói chung, tương đối thì vẫn chạy được. Nếu mà mở mos sớm quá thì bị dẫn ngược, mà mở trễ, tắt trễ quá thì ko có áp mà còn dẫn ngược.Theo mình nghĩ thế!
                      Rất đồng ý với bác về kiểm soát độ trễ cho FET đồng bộ. Tốt nhất là nên dùng IC driver cho FET đồng bộ. Nhiều hãng lớn đã thiết kế IC cho ứng dụng nầy. Thí dụ như IC IR1168

                      Comment


                      • #56
                        Bán dẫn SiC dùng khi cần đồng thời áp cao dòng cao, chứ ở tầm 150V thì hàng thông thường cũng có đầy.

                        Ví dụ Schottky diode 150V 40A trung bình, 100A dòng xung, mắc 2 chiếc song song đạt được 75A thừa sức
                        https://www.rohm.com/products/diodes...8ns150-product
                        Hàng Rohm giá hơi cứng nhưng tốt đừng hỏi. Các ông lớn khác như OnSemi, Infineon ... cũng có loại tương tự hoặc thông số cao hơn.


                        Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                        Comment


                        • #57
                          Cảm ơn bác.

                          Mấy cái mạch của e nó thiết kế có 2diode cho 2 cuộn ra thôi, lk khá dày, khó mà gắn 4 con được!

                          Nhưng nó dùng ic điều tần cộng hưởng, nên khả năng dùng con MBR4060 cho áp ra 15V được.

                          Mạch nó thiết kế dùng mos, giá mà mua được mấy con IR1168 thì ngon!
                          Click image for larger version

Name:	20181008_221400.jpg
Views:	2496
Size:	111.4 KB
ID:	1703937Click image for larger version

Name:	20181008_221257.jpg
Views:	2598
Size:	183.2 KB
ID:	1703938

                          Comment


                          • #58
                            Hôm nay bung cái sạc LDNIO ra thấy không có diode nắn nên đào mộ luồng này hehe. Các bác giải thích nguyên lý hoạt động của con CR3005/3006/3007 xem thế nào? Con này bên trong không chỉ có mosfet mà còn 1 tá các thứ khác nữa, không có diode nội, bên ngoài thì không cần cuộn dây thứ 2, chân 4 chỉ nối với 1-2-3 qua 1 tụ (C6) thôi, và dường như chiều dẫn là từ S (1-2-3) sang D (5-6-7-8) mặc dù là N-MOS, hơi ngược logic giống như các bác tranh cãi nảy lửa ở mấy trang đầu, nhưng mà thực tế là thế, 1 dây của cuộn thứ cấp nối thẳng ra GND, dây còn lại nối vào chân 1-2-3, còn 5-6-7-8 lấy ra nguồn 5V mà
                            Attached Files

                            Comment


                            • #59
                              IC lái mos chỉnh lưu thì nó lấy tín hiệu pha trực tiếp từ thứ cấp thông qua tụ để điều khiển khóa hay mở mos mà, đâu cần cuộn phụ làm gì nữa. Mos dẫn rồi thì dùng chiều DS hay SD đều như nhau thôi.

                              Comment


                              • #60
                                Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
                                Hôm nay bung cái sạc LDNIO ra thấy không có diode nắn nên đào mộ luồng này hehe. Các bác giải thích nguyên lý hoạt động của con CR3005/3006/3007 xem thế nào? Con này bên trong không chỉ có mosfet mà còn 1 tá các thứ khác nữa, không có diode nội, bên ngoài thì không cần cuộn dây thứ 2, chân 4 chỉ nối với 1-2-3 qua 1 tụ (C6) thôi, và dường như chiều dẫn là từ S (1-2-3) sang D (5-6-7-8) mặc dù là N-MOS, hơi ngược logic giống như các bác tranh cãi nảy lửa ở mấy trang đầu, nhưng mà thực tế là thế, 1 dây của cuộn thứ cấp nối thẳng ra GND, dây còn lại nối vào chân 1-2-3, còn 5-6-7-8 lấy ra nguồn 5V mà
                                Linh kiện này gọi là "ideal diode" - đi-ót "lý tưởng". Kết hợp giữa MOSFET và bộ so sánh điện áp 2 cực A-K để lái MOS, cùng một ít mạch râu ria xung quanh hỗ trợ nữa, đóng vào trong 1 vỏ. Hàng hiệu thì có của Linear / Analog Device. Hàng tàu nhiều vô khối.

                                Một số loại còn gọn hơn nữa, chỉ có đúng 2 chân A, K nên nhìn từ ngoài y như thể đi-ốt thường. Chúng chuyên dùng cho flyback, lấy nguồn ở giai đoạn đi-ốt phân cực ngược (đi-ốt thứ cấp khóa), khi MOS phía sơ cấp dẫn. Tất nhiên, vì hoạt động như vậy nên chỉ chạy được với flyback hoạt động ở chế độ DCM. Flyback chuyển sang CCM là tèo ngay.

                                Loại điển hình hay dùng trong xạc TQ là DK5V45R20.
                                Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                babasida246 Tìm hiểu thêm về babasida246

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X