Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cùng nhau học điện tử:khái niệm về tổng trở ngõ vào/ra

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cùng nhau học điện tử:khái niệm về tổng trở ngõ vào/ra

    có bạn nào định nghĩa thật cụ thể,chính xác mà vẫn ngắn gọn về vấn đề này không?để cho mấy em mới vào đễ tiếp cận đó mà

    lưu ý:đừng post bài có nội dung đại loại như "cái này dễ mà,xem tài liệu...đi",tớ muốn có chính kiến riêng của các bạn

    đừng ngại sai,cứ phát biểu dồi dào vào nhé!

  • #2
    Tui xin có "chính kiến" :
    *Tổng trở vào Zin = Uin / Iin
    *Tổng trở ra : khó xác định hơn một chút :
    Zout = U(hở mạch) / I(ngắn mạch)
    Imagine all the people
    Living life in peace...

    Comment


    • #3
      Có lẽ nên viết cho rõ ràng hơn:

      Zout = Uout(hở mạch) / Iout(ngắn mạch)

      Ok?

      Thân,
      Biển học mênh mông, sức người có hạn

      Comment


      • #4
        công thức như vậy là ok,nhưng các bạn có thể giải thích bằng câu văn cho nó hình tượng một chút không?

        tớ bắt đầu nhé:tổng trở ngã ra như một vòi nước,và tổng trở ngả vào như cái ống gắn vào nó,cả 2 nếu tương hợp với nhau thì hiệu suất mạch đạt cực đại,còn công thức thì đã nêu trên!

        Comment


        • #5
          về mặt công thức,tổng trở ngõ vào là biểu hiện sau cùng của 2 đại lượng:áp bơm vào và dòng bơm vào(2 cái này càng lớn thì công suất phát càng lớn)

          còn tổng trở ngõ ra,tính như vậy hàm ý là xét khả năng chịu tải tối đa của ngõ ra là bao nhiêu,để bạn biết mà gắn tải vào cho đúng,nếu không nó sẽ bốc khói(cái này trong mạch AC còn phụ thuộc vào tần số F)

          cuối cùng:Zin = Zout sẽ cho hiệu suất cao nhất!

          Comment


          • #6
            Tui xin bổ sung ý "Zin=Zout thì hiệu suất là max" như sau :
            Trong lĩnh vực cao tần, khi khoảng cách dây dẫn từ output đến input so sánh được với bước sóng, thì sự dẫn điện trong dây dẫn phải xem như 1 quá trình truyền sóng (lúc này điện áp tức thời trên từng điểm trên dây dẫn sẽ khác nhau, mà khác nhau nhiều, có thể từ -Vpp đến +Vpp !). Dây dẫn lúc này được đặc trưng bởi một tổng trở sóng.
            Ví dụ trong truyền sóng truyền hình (truyền hình cáp chẳng hạn), người ta sử dụng cáp đồng trục có tổng trở 75ohm. Khi đó phần phát cũng có Rout=75ohm để hiệu suất phát max, phần thu cũng có Rin=75ohm để hiệu suất thu max.
            Nếu phần thu có Rin khác 75ohm thi hiện tượng phản xạ một phần sẽ xảy ra ở điểm đấu nối, tín hiệu nhận được bị suy giảm. Thậm chí nếu Rin=vô cực thì phản xạ sóng là toàn phần, tín hiệu nhận được =0. Sóng phản xạ còn làm nhiễu, tạo bóng ma... cho các ngõ vào khác cùng đấu vào đường cáp này!
            Bởi vậy ở các bộ chia (splitter), nếu có ngõ nào không sử dụng, ta phải đấu vào đó tải giả 75ohm (dummy load).
            Cũng tương tự, trong cáp đồng trục 50ohm trong mạng LAN của PC, phải sử dụng 1 terminator 50ohm ở T-connector của máy ở đầu và cuối.
            Last edited by toymaker; 29-05-2006, 14:58.
            Imagine all the people
            Living life in peace...

            Comment


            • #7
              Tuy vậy không phải nhất thiết sự phối ghép tổng trở ra và tổng trở vào phải bằng nhau .
              Trong thực tiễn thì người ta thường thiết kế sao cho tổng trở ra thấp hơn tổng trở vào để đảm bảo chất lượng tín hiệu .

              Hoặc không thể lắp một tải với tổng trở bằng trở nội của bộ nguồn được . Như vậy bộ nguồn có thể bị phá hủy
              Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
              nguyendinhvan1968@gmail.com

              Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

              Comment


              • #8
                Trở kháng vào bằng trở kháng ra để : Truyền công suất lớn nhất.
                Trong trường hợp không cần "truyền công suất lớn nhất" thì thiết kế sẽ khác.
                Trong trường hợp bộ nguồn thì theo lý thuyết công suất lớn nhất một bộ nguồn có thể cấp khi trở kháng cắm vào bộ nguồn bằng trở kháng nội của nó. Vấn giữ đúng nguyên tắc mà
                Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

                Comment


                • #9
                  Việc truyền công suất lớn nhất từ nguồn cho tải, có thể minh họa bằng bài toán đơn giản sau (cái này các em lớp 9 cũng hiểu). Các trường hợp mở rộng cho các nguồn tín hiệu khác về cơ bản đều dựa trên mô hình này.
                  Xét mạch đện gồm nguồn có hiệu thế Vs, điện trở nội r, và một trở tải mạch ngoài R (xem hình vẽ).

                  Ta hãy tìm xem với giá trị nào của tải R thì nó thu được công suất lớn nhất từ nguồn điện.
                  Tính toán đơn giản ta được công suất trên trở tải R là:
                  [latex]x=\frac{Vs^2}{\frac{r^2}{R}+R+2r}[/latex]
                  Trong công thức trên, Vs và r là các giá trị xác định. Pmax khi mẫu đạt nhỏ nhất. Xét tổng: [latex]\frac{r^2}{R}+R[/latex], theo bdt côsi ta thấy, 2 số có tích không đổi, tổng nhỏ nhất khi chúng bằng nhau.
                  Vậy Pmax khi [latex]\frac{r^2}{R}=R[/latex] <=> R = r

                  , buồn cười không các bác

                  Comment


                  • #10
                    hi hi,đúng là buồn cười nếu không tin vào lý luận này,bất kỳ lúc nào P cũng max nếu R = r,nhưng trong thực tế khó mà biết được điện trở nội của nguồn là bao nhiêu,nên ta cứ thử bừa,kết quả:....cháy nguồn,chai pin,chai acquy....

                    nói chung rất hiếm gặp những hệ thống có Pmax(nôm na hiệu suất là 100% đấy),chính xác nhất vẫn là những mạch tích hợp,còn mạch rời thì....hỏng biết ra sao

                    to opendoor:đề nghị anh đừng nêu công thức ở đây,hic,chóng mặt quá.Lâu rùi em chưa giải toán.hu hu hu

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi voduychau
                      hi hi,đúng là buồn cười nếu không tin vào lý luận này,bất kỳ lúc nào P cũng max nếu R = r,nhưng trong thực tế khó mà biết được điện trở nội của nguồn là bao nhiêu,nên ta cứ thử bừa,kết quả:....cháy nguồn,chai pin,chai acquy....
                      ...
                      Ý nghĩa của phát biểu này (Pmax khi Z_tải = Z_nguồn) là ở nguồn tín hiệu, và việc phối hợp với trở kháng lối vào của tầng sau, chứ không phải là mắc con trở thuần vào ắc quy. Bài toán nêu với Acquy chỉ là để minh họa nhằm đơn giản hóa.
                      @VDC : bạn nên đọc kỹ bài trước của tôi!

                      Comment


                      • #12
                        tớ tìm mãi vẫn không thấy điều gì bất ổn trong bài của VDC cả,chỉ là nhìn nhận lại phát biểu của opendoor
                        Nguyên văn bởi voduychau
                        hi hi,đúng là buồn cười nếu không tin vào lý luận này,bất kỳ lúc nào P cũng max nếu R = r,nhưng trong thực tế khó mà biết được điện trở nội của nguồn là bao nhiêu,nên ta cứ thử bừa,kết quả:....cháy nguồn,chai pin,chai acquy....
                        còn câu cuối chắc là đùa vui thôi ko có vấn đề gì,tui cũng ghét toán nhất
                        Computer : please enter password!
                        User : "penis":D
                        Computer : Your pasword isn't long enough!
                        User : :((

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi undertaker
                          tớ tìm mãi vẫn không thấy điều gì bất ổn trong bài của VDC cả,chỉ là nhìn nhận lại phát biểu của opendoor
                          Không ai phối hợp trở kháng để lấy công suất lớn nhất từ pin ac quy cả. Việc phối hợp trở kháng là để tín hiệu truyền từ tầng này đến tầng kia tốt nhất.
                          Nguyên văn bởi voduychau
                          ...,nhưng trong thực tế khó mà biết được điện trở nội của nguồn là bao nhiêu,nên ta cứ thử bừa,kết quả:....cháy nguồn,chai pin,chai acquy....
                          ???

                          Comment


                          • #14
                            vì có một số tham luận trước đây về vấn đề tải và nguồn điện,cho nên em mới bàn thêm chút ít vậy thôi,chứ thực tế đúng là không ai đo nội trở nguồn rồi phối hợp trở kháng với nó cả,vì bài toán đó vô nghĩa

                            phối hợp trở kháng chỉ áp dụng cho "tín hiệu" mà thôi

                            Comment


                            • #15
                              huhu. em đọc xong mà chỉ hiểu lơ tơ mơ thôi. Cho em hỏi về tổng trở tín hiệu.

                              Nếu có 1 mạch điện ví dụ như công suất AMPLY(ngõ ra). Nhưng mạch không có cho biết tổng trở của mạch thì mình có cách nào biết không?

                              Hồi đi học điện tử thầy có dạy cái phần Phối hợp trở kháng ngỏ ra. Nhưng nó cao siêu quá hiểu không nổi. Chỉ mình sơ sơ vấn đề đó với.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              voduychau Tìm hiểu thêm về voduychau

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X