Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Cùng nhau học điện tử:khái niệm về tổng trở ngõ vào/ra
Nếu có 1 mạch điện ví dụ như công suất AMPLY(ngõ ra). Nhưng mạch không có cho biết tổng trở của mạch thì mình có cách nào biết không?
nếu làm theo kiểu chuyên nghiệp,cần độ chính xác cao....thì bạn nên thực hiện phân tích trên sơ đồ tương đượng tham số động Hybrid.thông thường nếu bạn không cần chính xác cao,và thời gian gấp gáp thì có thể thực hiện vài phép đo lường,chấp nhận sai số.
mà amply không đơn giản đâu nhé,vì nó làm việc với nguồn tín hiệu biến thiên cả về biên độ,tần số,phase.
- Đối với tín hiệu cao tần (như RF) khi truyền tín hiệu đi xa (độ dài đường truyền rất lớn so với bước sóng), cần phối hợp trở kháng (impedance matching) để công suất truyền lớn và triệt sóng phản xạ.
- Đối với amply, vì tín hiệu âm thanh ở tần số thấp, đường truyền ngắn, trở kháng ra thường rất bé (0.1ohm) so với trở kháng loa (4ohm, 8ohm). Trở kháng ra nhỏ có tác dụng damping cho chuyển động của coil, làm cho âm thanh "sạch" hơn.
- Tuy nhiên khi nối những thiết bị âm thanh với nhau như mixer-power (main), thì yêu cầu thiết bị là trở kháng ra nhỏ, trở kháng vào lớn. Rõ ràng là trong trường hợp này, người ta không phối hợp trở kháng mà impedance bridging (bắt cầu trở kháng?) để tín hiệu ngõ ra của tầng trước không bị suy giảm biên độ khi nối tầng sau vào (công suất truyền gần bằng 0).
- Tương tự vậy, trong một mạch điện (tần số thấp) có nhiều tầng ghép với nhau thì yêu cầu là trở kháng ra của tầng trước rất nhỏ, trở kháng ra của tần sau rất lớn để tín hiệu không bị suy giảm khi ghép tầng (impedance bridging).
- Trong 1 mạch điện tần số cao (vài chục MHz trở lên), khi đường mạch in nối giữa 2 tầng dài (so với bước sóng quá ngắn - dài 1 gang tay cũng là "đường dây dài"), thì người ta cần phối hợp trở kháng để triệt sóng phản xạ.
Tóm lại, không phải lúc nào cũng cần phối hợp trở kháng, không phải là trên thực tế ít khi có phối hợp trở kháng, không phải cứ phối hợp trở kháng là tốt. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người ta có nên phối hợp trở kháng hay không.
Thông thường đối với nguồn phát, không ai tính đến chuyện phối hợp trở kháng làm gì cả, vì khi đó, người ta sẽ tính toán sao cho ở tải định mức, trở kháng nguồn sẽ chỉ bằng 10% trở kháng tải. Nghĩa là sụt áp cho phép bằng 10%. Do đó vấn đề phối hợp trở kháng chỉ có ý nghĩa trong trường hợp tín hiệu, như các bạn đã nói, và cũng chỉ có ý nghĩa khi cần truyền công suất tối đa.
Một chuyện vui về vấn đề trở kháng. Các bạn thử thảo luận
Thế thì theo các bạn, nếu một máy phát điện đang hoạt động, nếu ngắn mạch ngay tại đầu cực của máy phát (trở kháng vào của tải = 0) thì chuyện gì sẽ xảy ra?
1/. Máy phát sẽ bị ghì chậm lại ( vì dòng ngắn mạch rất lớn)
2/. Máy phát sẽ bị tăng tốc (vì công suất ngắn mạch bé hơn công suất máy khi tổng trở vào của tải bé hơn nhiều tổng trở ra của máy phát)?
Các bạn chọn câu nào? lý luận ra sao? Xin mời các cao thủ.
Thông thường đối với nguồn phát, không ai tính đến chuyện phối hợp trở kháng làm gì cả, vì khi đó, người ta sẽ tính toán sao cho ở tải định mức, trở kháng nguồn sẽ chỉ bằng 10% trở kháng tải. Nghĩa là sụt áp cho phép bằng 10%. Do đó vấn đề phối hợp trở kháng chỉ có ý nghĩa trong trường hợp tín hiệu, như các bạn đã nói, và cũng chỉ có ý nghĩa khi cần truyền công suất tối đa.
Một chuyện vui về vấn đề trở kháng. Các bạn thử thảo luận
Thế thì theo các bạn, nếu một máy phát điện đang hoạt động, nếu ngắn mạch ngay tại đầu cực của máy phát (trở kháng vào của tải = 0) thì chuyện gì sẽ xảy ra?
1/. Máy phát sẽ bị ghì chậm lại ( vì dòng ngắn mạch rất lớn)
2/. Máy phát sẽ bị tăng tốc (vì công suất ngắn mạch bé hơn công suất máy khi tổng trở vào của tải bé hơn nhiều tổng trở ra của máy phát)?
Các bạn chọn câu nào? lý luận ra sao? Xin mời các cao thủ.
Đâu cần phải là cao thủ, bạn nào đã từng đọc qua tài liệu về ngắn mạch đều trả lời được. Câu hỏi này cũng minh họa sinh động về tổng trở ra.
MFD có tổng trở ra Zmf = r+jX trong đó X thường lớn hơn nhiều so với r (đ/v MF công suất lớn) nên khi ngắn mạch ở đầu cực , dòng ngắn mạch bị hạn chế bởi X (thực ra X gồm nhiều thành phần khá phức tạp), công suất phát chỉ còn là phát nóng trên r thường là nhỏ so với công suất phát định mức. Như vậy nếu MF đang mang tải định mức thì khi bị ngắn mạch đầu cực nó sẽ bị tăng tốc trước khi phần tự điều tốc kịp tác động. Lúc này cần một cứu tinh là bộ phận tự động ngắt kích từ.
Xin các bác cho em được lấn sân một chút nhé. Chả là em tìm mãi mà chả thấy box nào bàn luận về mấy khái niệm liên quan đến CÔNG SUẤT của động cơ cả. Xin các bác chỉ giáo cho em để có thể hiểu một cách thấu đáo một số khái niếm sau: Công suất định mức, công suất đặt, công suất biểu kiến, công suất phản kháng. Mong nhận được sự góp ý của các bác.
trong viec truyen tai tin hieu de hoa hop giua ngon va tai ta chon sao cho Znguon = Z lien hop cua tai . Lam nhu the thi dam bao cong suat max nhung hieu suat cua nguon chi bang 1/2 thoi
các bạn cho hỏi: tớ đang dùng mạch cầu để đo biến dạng. Khi tín hiệu ra ở mạch cầu cần khử voltage offset! mọi ng bảo là dung con OP07! ai có cái mạch chỉnh dùng OP07 con này rùi thì send hộ tớ lên!
hi hi,đúng là buồn cười nếu không tin vào lý luận này,bất kỳ lúc nào P cũng max nếu R = r,nhưng trong thực tế khó mà biết được điện trở nội của nguồn là bao nhiêu,nên ta cứ thử bừa,kết quả:....cháy nguồn,chai pin,chai acquy....
nói chung rất hiếm gặp những hệ thống có Pmax(nôm na hiệu suất là 100% đấy),chính xác nhất vẫn là những mạch tích hợp,còn mạch rời thì....hỏng biết ra sao
to opendoor:đề nghị anh đừng nêu công thức ở đây,hic,chóng mặt quá.Lâu rùi em chưa giải toán.hu hu hu
Mình thấy bạn hiểu biết vấn đề không bao nhiêu mà cứ hay nói.
Phòng Họp Thông Minh: Cuộc cách mạng khoa học Cho Mọi doanh nghiệp
Trong kỷ nguyên số hóa, phòng họp thông minh không còn là điều viển vông. Hãy nghĩ đến 1 không gian họp nơi mọi thứ – trong khoảng âm thanh, ánh sáng đến kỹ thuật – hoạt động...
Cùng với sự bùng nổ của công nghệ và xu hướng chuyển đổi số, ngành điện tử đang trở thành một trong những lĩnh vực thu hút nhiều doanh nhân và nhà đầu tư. Việc thành lập công ty trong ngành này không chỉ giúi hạn ở việc sản xuất phần cứng mà còn mở rộng sang các dịch vụ...
Trừ trường hợp công suất (rất) thấp, hầu như tất cả các loại nguồn xung thông thường đều có tụ nhỏ 1 - 10nF nối giữa sơ cấp và thứ cấp, để thoát nhiễu và để chống hiện tượng tương tự tĩnh điện. Vụ này đã thảo luận vài...
Dạ chú sắm con át chống giật và thay nguồn tổ ong khác cho an toàn ạ. Đa phần nguồn xung đều xả nhiễu của bên thứ cấp về điện lưới qua 1 con tụ nên cảm giác tê sẽ khó xác định rõ ràng là do rò điện hay là nó vốn vậy...
Xin chào mọi người. E có sử dụng 1 cục nguồn tổ ong 12v-30A chạy đèn led xe trà sữa. Mà thợ thi công bị rò điện nên điện rò ra khung xe. E dùng đồng hồ đo điện ở khung xe và cả output thì thấy có dòng điện xoay chiều hơn 100v. Nên chạm...
Comment