Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cùng nhau học điện tử:định nghĩa về "tín hiệu"!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    trong mạch cảm biến mất pha ,tín hiệu cảm biến đưa về chính là...sự không còn hiện diện của 1 pha điện thế nào đó,hay là cả 3 pha....

    vậy cái này ko có thế,cũng chả có dòng,nó có là tín hiệu ko ?

    Comment


    • #17
      mới nửa ngày mà có chục bài,vui quá,nên phóng tác câu chuyện này cho anh em nghe chơi

      "anh ơi,em nhớ anh nhiều lắm":câu nói phát ra từ mõm của con nhỏ hàng beer ôm
      hỏi có hay không?HAY!,trung thực không? KHÔNG!

      "anh ơi,đến đầu tháng rồi đó anh,đưa lương cho em!":câu nói quen thuộc của các bà vợ
      hỏi có trung thực không? CÓ! ,có hay không? ặc ặc,KHÔNG!(hay thì chết liền á!)

      Comment


      • #18
        Tín hiệu là đại lượng vật lý bất kì thay đổi theo một hay nhiều biến độc lập

        Các biến độc lập trên thực tế thường là thời gian, không gian hoặc các đại lượng vật lý khác.

        Comment


        • #19
          Tín hiệu là một phạm trù vật chất mang thông tin!

          Comment


          • #20
            Tín hiệu đương nhiên phải có đại lượng để đo . Đại lượng chung là mV hay V
            có thể là dB ( deciben ) .
            Vì thế mới có chuyện Tín hiệu Yếu hay Tín hiệu khỏe .

            Nếu cứ coi một sự biến động của điện áp ( có hoặc không có chu kỳ ) là tín hiệu thì khi ta lọc nguồn không sạch thì ta cũng tại nên một tín hiệu Ù Ù à ?

            Theo tôi tín hiệu chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực Analog
            Trong kỹ thuật Digit thì không có định nghĩa về Tín hiệu . Ví dụ tín hiệu cáp quang ( Optical ) của đầu máy CD thì không thể hiện Âm thanh bằng biên độ , tần số , pha .... Nó là một tín hiệu tổng hợp . Giá trị của nó được tính theo một chuẩn Mã và giải mã
            Last edited by nguyendinhvan; 19-05-2006, 19:35.
            Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
            nguyendinhvan1968@gmail.com

            Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

            Comment


            • #21
              các bạn bị lỗi này: tìm cách thu gọn câu văn thành những từ ngữ tổng quát,trừu tượng,rồi lại....giải nghĩa nó,như thế ko thoả yêu cầu:đơn giản và ngắn gọn

              anh NDV nói là lọc nguồn ko sạch,sinh ra ù ù,cái đó cũng là tín hiệu!,và ta gọi đó là tín hiệu nhiễu!tất nhiên phải tìm cách triệt "tín hiệu "này

              theo tớ tín hiệu cũng bao gồm cả những cái mình ko mong muốn nữa,còn xử lý nó ra sao thì ko phải là nhiệm vụ của "định nghĩa"!

              vote 4 sao cho phát biểu của online_60 (ko có gì là hoàn hảo)

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi voduychau
                mới nửa ngày mà có chục bài,vui quá,nên phóng tác câu chuyện này cho anh em nghe chơi

                "anh ơi,em nhớ anh nhiều lắm":câu nói phát ra từ mõm của con nhỏ hàng beer ôm
                hỏi có hay không?HAY!,trung thực không? KHÔNG!

                "anh ơi,đến đầu tháng rồi đó anh,đưa lương cho em!":câu nói quen thuộc của các bà vợ
                hỏi có trung thực không? CÓ! ,có hay không? ặc ặc,KHÔNG!(hay thì chết liền á!)
                Đây cũng là 1 trong những cách, hoạc những phương thức để đi đến trân trị tuyệt đối, và quan trong hơn là mệnh đề logic trong toán học
                cái " HAY" ở đây là "đúng" và cái "KHÔNG " , tổng hợp cả 2 ta có ĐÚNG + SAI = ĐÚNG
                Nguyên văn bởi voduychau
                "anh ơi,em nhớ anh nhiều lắm":câu nói phát ra từ mõm của con nhỏ hàng beer ôm
                hỏi có hay không?HAY!,trung thực không? KHÔNG!
                CÓ + KHÔNG = KHÔNG
                Nguyên văn bởi voduychau
                "anh ơi,đến đầu tháng rồi đó anh,đưa lương cho em!":câu nói quen thuộc của các bà vợ
                hỏi có trung thực không? CÓ! ,có hay không? ặc ặc,KHÔNG!(hay thì chết liền á!)
                "CÓ , HAY " ứng với 1 , và " KHÔNG, KHÔNG" ứng với 0 . Như vậy hoạc là có hoạc là không.
                Và để đưa cách tính toán này vào ứng dụng trong các kỹ thuật logic điện tử, người ta mã hóa chúng, đưa chúgn thành 1 tín hiệu , và dựa trên cơ sở lập trình tính toán , mà người ta đưa ra kết quả của nó.
                Cho nên phải hiểu luôn , trong các mạch logic hay digital thì tất cả những gì ta muốn đưa vào mạch điện logic để nó sử lý nó, thì điều kiện là tất cả phải ở dạng tín hiệu , và tín hiệu này được mã hóa, tín hiệu mã hóa này sữ Tăng hoạc Giảm hoạc không Tăng , không Giảm ....

                Comment


                • #23
                  Theo mình, các bạn vẫn chưa đi vào bản chất của vấn đề.
                  Tín hiệu là điện áp, dòng điện âm thanh, ánh sáng..... : đúng nhưng chưa đủ.
                  Tín hiệu là thông tin : quá đúng, nhưng vẫn chưa đủ.
                  Có lẽ tui diễn đạt chưa rõ ràng lắm cái ý "tín hiệu là cái được mong đợi".
                  Cái tui muốn nói : cái gì là tín hiệu thì phụ thuộc vào chủ quan của người sử dụng, của một mạch, một thiết bị cụ thể, với một mục đích cụ thể.
                  Khi bạn làm 1 audio amplifier, tín hiệu là dòng và áp âm tần. Tiếng ù 50Hz, tiếng rít do tự kích được xem là nhiễu.
                  Nhưng khi bạn tìm cách triệt ù 50Hz, dùng oscillo, audio probe... để tìm, khuếch đại, phân tích tiếng ù, thì bản thân tiếng ù là tín hiệu cho bạn.
                  Khi lần đầu bạn cắm điện cho một mạch mới vừa lắp xong, bạn thường sờ vào tản nhiệt xem có nóng không, ngửi coi có mùi khét không...Bạn không hề mong muốn có nóng, có khét, nhưng nóng và khét nó vẫn là tín hiệu cho bạn, vì bạn vẫn cho là nó có thể xảy ra (nếu không thì đâu thèm ngửi và sờ).
                  Lạm bàn một chút, mong hiểu được cái "thần" của từ tín hiệu!
                  Imagine all the people
                  Living life in peace...

                  Comment


                  • #24
                    hê,mong các bạn tập trung vào vấn đề chính của chúng ta:tín hiệu trong kỹ thuật điện-điện tử(chỉ xét đến dòng-áp và biến thể của nó),đừng đi lan man sẽ trở thành chủ đề chat đó!

                    Comment


                    • #25
                      xin bổ sung về tìn hiệu điện
                      tín hiệu dùng để mang,truyền đạt thông tin, bao gồm hình ảnh, tiếng nói, hay 1 dữ liệu... thì gọi là sóng mang,thường sóng mang thuộc dãy tần cao tần hay siêu cao tần. muốn thu được tín hiệu nguyên thủy phải tách bỏ sóng mang đi
                      tín hiệu âm thanh hiện nay được truyền theo 2 kiểu: biến điệu biên độ (điều biên) và biến độ tần số (điều tần)
                      còn đơn vị của tín hiệu là gì? theo tôi tín hiệu cũng là năng lượng nên cũng đo bằng Joule

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi huy nguyen
                        xin bổ sung về tìn hiệu điện
                        tín hiệu dùng để mang,truyền đạt thông tin, bao gồm hình ảnh, tiếng nói, hay 1 dữ liệu... thì gọi là sóng mang,thường sóng mang thuộc dãy tần cao tần hay siêu cao tần. muốn thu được tín hiệu nguyên thủy phải tách bỏ sóng mang đi
                        tín hiệu âm thanh hiện nay được truyền theo 2 kiểu: biến điệu biên độ (điều biên) và biến độ tần số (điều tần)
                        còn đơn vị của tín hiệu là gì? theo tôi tín hiệu cũng là năng lượng nên cũng đo bằng Joule
                        Nếu tín hiệu có đơn vị là joule, vậy điện áp cũng là 1 dạng năng lượng, mà tại sao lại có đơn vị là Vol mà không là Joule?
                        Nếu :
                        Nguyên văn bởi huy nguyen
                        tín hiệu dùng để mang,truyền đạt thông tin, bao gồm hình ảnh, tiếng nói, hay 1 dữ liệu... thì gọi là sóng mang,thường sóng mang thuộc dãy tần cao tần hay siêu cao tần. muốn thu được tín hiệu nguyên thủy phải tách bỏ sóng mang đi
                        tín hiệu âm thanh hiện nay được truyền theo 2 kiểu: biến điệu biên độ (điều biên) và biến độ tần số (điều tần)
                        , vậy tín hiệu âm thanh trong các mạch khuếch đại, ví dụ như tín hiệu KĐ trong ampli.... thì gọi là sóng gì, và được truyền theo kiểu gì???

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi huy nguyen
                          còn đơn vị của tín hiệu là gì? theo tôi tín hiệu cũng là năng lượng nên cũng đo bằng Joule
                          Nếu xem tín hiệu là năng lượng, mình nghĩ người ta không sử dụng đơn vị Joule, vì Joule là đo công, mà sử dụng công suất, tức là công phát ra trong 1 đơn vị thời gian, đơn vị là watt. Ví dụ ta có thể nói máy phát sóng 5W chẳng hạn.
                          Tuy nhiên nhiều khi ta không sử dụng đến công suất của tín hiệu.
                          Ví dụ : cái temperature controller sử dụng tín hiệu từ cặp nhiệt điện (thermo couple) thường tính bằng mV. Ví dụ này cũng cho thấy bản chất của "tín hiệu": các điện áp do tĩnh điện, do điện dung ký sinh, do cảm ứng từ, do điện hóa, do tiếp xúc ở đominô... đều được xem như nhiễu, chỉ có điện áp từ đầu đo của cặp nhiệt điện được xem như tín hiệu.
                          Imagine all the people
                          Living life in peace...

                          Comment


                          • #28
                            Theo như bạn huy nguyen, thì tín hiệu cao tần và siêu cao tần thì tần số của nó bắt đầu là bao nhiêu Hz và kết thúc là bao nhiêu?
                            Khi 1 tín hiệu được đo ở 1 kHz thì nó là dạng tín hiệu cao hay thấp tần, và sóng của nó là gì?
                            Khi một tín hiệu có sóng sin thuần khiết , thì điều này có ảnh hưởng gì đế tín hiệu?
                            Xin các bạn và huy nguyen, cùng trả lời giúp với. Cảm ơn.

                            Comment


                            • #29
                              Cái này từ http://www.testeq.com/charts/freqclas.lasso :

                              Frequency Classification
                              ----------------------------------------------------------------
                              Frequency |Band Number| Classification |Abbreviation
                              30 - 300 Hz | 2 | Extremely Low Frequencies | ELF
                              300 - 3000 Hz | 3 | Voice Frequencies | VF
                              3 - 30 KHz | 4 | Very Low Frequencies | VLF
                              30 - 300 KHz | 5 | Low Frequencies | LF
                              300 - 3000 KHz| 6 | Medium Frequencies | MF
                              3 - 30 MHz | 7 | High Frequencies | HF
                              30 - 300 MHz | 8 | Very High Frequencies | VHF
                              300 - 3000 MHz| 9 | Ultrahigh Frequencies | UHF
                              3 - 30 GHz | 10 | Super-High Frequencies | SHF
                              30 - 300 GHz | 11 | Extremely High Frequencies | EHF
                              300 GHz - 3 THz| 12 | - | -
                              Imagine all the people
                              Living life in peace...

                              Comment


                              • #30
                                ôi ,mấy cái này gọi là "thuộc tính của tín hiệu".Đề nghị anh em vô câu hỏi chính:định nghĩa thật ngắn gọn tín hiệu là gì?" ,như thế anh em newbie mới lĩnh hội được

                                tín hiệu,về mặt định nghĩa,nó...hoàn toàn ko có đơn vị(nếu có thì chỉ là đếm số lượng như:một tín hiệu,hai tín hiệu...).còn volt,ampere,wat,...thuộc về bản chất của tín hiệu,khi đề cập đến tín hiệu áp thì đơn vị là volt,dòng thì là ampere,còn bản thân tín hiệu,xin nhắc lại,là không có đơn vị

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                voduychau Tìm hiểu thêm về voduychau

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X