Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch thử 8051 gọn, dùng chơi...

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Trong sách giáo khoa thì nó gọi là có điện trở phi tuyến thì phải
    Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

    Comment


    • #17
      Đây là mạch in của hình đã giới thiệu ở trên, ai quan tâm có thể dùng thử!
      Attached Files
      !e

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi ToanThang88
        Led là diod phát quang mà bác "Châu". diod thì làm gì có điện trở nội.
        thế này nhé:điện trở là mặt thể hiện của áp và dòng,bác cứ lấy U/I khắc sẽ ra trở ngay lập tức,có điều đó là trở phi tuyến chứ ko phải tuyến tính(nôm na là trở phụ thuộc áp và dòng)

        ví dụ:bạn lấy áp cho led là 2V,dòng qua nó là 10mA thì trở của nó sẽ là:2KOhm!

        trên đời này chưa có chất nào phổ biến mà lại không có điện trở nội cả!!!!

        "led hạn dòng" ở đây hiểu theo nghĩa thoáng,có nghĩa là khi đạt đến giá trị dòng bão hòa(giả sử 30mA nhé),thì nó sẽ tăng thêm rất ít nếu bạn tăng thêm áp,và nó sẽ "đứt bóng" nếu bạn tăng áp quá nhiều,như vậy,lợi dụng dòng max của nó để "hạn dòng" là vậy đó.

        hic,chẳng biết diễn đạt thế nào cho các bác hiểu bây giờ,thôi thì đành khuyên các bác là đừng bao giờ mắc led mà ko có trở hạn dòng vậy! rất nguy hiểm!

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi 1504
          LED chỉ có đặc tính ghim áp, không có chức năng hạn dòng lưu ý dùm nhé
          Chính xác... hehe...

          Comment


          • #20
            Hà hà .... em rất thích trả lời những câu hỏi mà bác "Châu" đặt ra (những câu hỏi mang tính ẩn). Bác "Châu" cùng thảo luận nhé.

            Nguyên văn bởi voduychau
            ví dụ:bạn lấy áp cho led là 2V,dòng qua nó là 10mA thì trở của nó sẽ là:2KOhm!
            Bác đưa ví dụ đúng rồi V=2V, I=10mA ==> R= 2/0.01 = 200 Ohm chứ không phải 2KOhm. Bác đã bao giờ thấy trên 1 mạch điện người ta để R của Led = 200 Ohm chưa?

            Nguyên văn bởi voduychau
            điện trở là mặt thể hiện của áp và dòng,bác cứ lấy U/I khắc sẽ ra trở ngay lập tức,có điều đó là trở phi tuyến chứ ko phải tuyến tính(nôm na là trở phụ thuộc áp và dòng) !!!!
            Diode được cấu tạo bởi tiếp giáp p-n, 1 điện áp được đặt vào (V+ ở cực anode, V- ở cực cathode) sẽ tạo ra một điện trường, tác động vào các hạt mang điện sinh ra một lực điện trường làm cho chúng chuyển động có hướng tạo ra quá trình dẫn điện đi qua tiếp giáp p-n.

            Như vậy điện áp chỉ có tác dụng tạo ra lực điện trường trong trường hợp này.

            Nguyên văn bởi voduychau
            trên đời này chưa có chất nào phổ biến mà lại không có điện trở nội cả
            Đúng vậy trên đời này không có gì là không có điện trở cả, trong trường hợp này nó chính là điện trở vi phân, R=dV/dI, được xác định tại một điểm tĩnh bất kì trên đường đặc tính U,I. Bác có nhớ đường đặc tính U,I của nó không,

            ví dụ: Xét quá trình thuận ở thời điểm quá độ đi, lấy một đoạn đặc tính từ a --> b, vậy R= (Ub-Ua)/ (Ib-Ia). U biến thiên rất nhỏ, trong khi đó I biến thiên rất lớn ==> R rất là nhỏ.

            Còn ở thời điểm dẫn ổn định U không đổi, I không đổi ==> R này không tồn tại.

            ==> Led không hề có điện trở nội như bác miêu tả lấy U/I ra 200 Ohm.

            Nguyên văn bởi voduychau
            "led hạn dòng" ở đây hiểu theo nghĩa thoáng,có nghĩa là khi đạt đến giá trị dòng bão hòa(giả sử 30mA nhé),thì nó sẽ tăng thêm rất ít nếu bạn tăng thêm áp,và nó sẽ "đứt bóng" nếu bạn tăng áp quá nhiều,như vậy,lợi dụng dòng max của nó để "hạn dòng" là vậy đó.
            Thứ nhất: Led (light emitting diode) tức là diode phát quang chứ không phải đèn có dây tóc, nên không "đứt bóng".

            Thứ hai: Khi bác tăng áp quá cao, sinh ra lực điện trường lớn đánh thủng lớp tiếp giáp p-n ==> hỏng Led.

            Nguyên văn bởi voduychau
            hic,chẳng biết diễn đạt thế nào cho các bác hiểu bây giờ,thôi thì đành khuyên các bác là đừng bao giờ mắc led mà ko có trở hạn dòng vậy! rất nguy hiểm!
            Em đoán thế nào bác Châu cũng quay trở lại mà . (Nên thật lòng rất vui)

            Việc mắc điện trở hạn dòng là đương nhiên, Công thức tính điện trở theo định luật Ohm. Bác nhớ không có R của Led đâu đấy.

            Comment


            • #21
              thực tình do điện trở nội của led(khi dẫn điện) quá nhỏ nên người ta không lưu ý đến nó,chứ không thể nói rằng led không có điện trở nội,có điều điện trở này không giống như trường hợp của con điện trở tuyến tính,nó phụ thuộc dòng và áp.Nếu áp và dòng(tại 1 thời điểm) mà xác định thì việc tìm ra điện trở nội là hoàn toàn có thể!

              led là diode phát quang,nó ko có dây tóc nên ko đứt bóng,đó chỉ là ngôn từ bình dân của Nam bộ diễn tả trạng thái hư hỏng của LED mà thôi,khà khà

              à mà nói trên đời này ko có chất ko có điện trở nội là thiếu chính xác đấy,có vài chất đạt được trạng thái siêu dẫn trong phòng thí nghiệm,khi làm lạnh nó đến 1 mức nào đó.để tránh "chiến tranh " nên tôi phải nói khéo như vậy thôi.

              xin lỗi vì tối qua mắt mũi thế nào mà lại tính ra được đến 2kohm,đúng ra là 200ohm,cám ơn ToànThắng88 đã phát giác

              Comment


              • #22
                Cho em hỏi anh sao em không thấy link đâu vậy,anh có thể post lại được không?.Thanks.

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi transisto Xem bài viết
                  Cho em hỏi anh sao em không thấy link đâu vậy,anh có thể post lại được không?.Thanks.
                  chỉ là mạch cấp nguồn và xung cho 8951 thôi mà, bạn tự vẽ rồi đưa các port ra connector thôi

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  zemen Tìm hiểu thêm về zemen

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X