Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Help me !!! Tự quấn biến áp nguồn ?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Help me !!! Tự quấn biến áp nguồn ?

    Chào các bạn !!!
    Mình muốn tự quấn 1 biến áp nguồn, lõi EI nhưng không hiểu sao quên mất tiêu công thức tính số vòng dây. Bạn nào có công thức tính chỉ giáo giúp 1 chiêu đi. Mình cần quấn biến áp lõi EI có điện thế vào cuộn sơ cấp 220V ac, điện thế ra ở cuộn thứ cấp là 15V 0 15V ac. Lúc trước mình học còn nhớ mập mờ rằng muốn tính số vòng dây thì đo thiết diện lõi , nhân với điện thế sau đó đem chia cho hằng số chất liệu lõi thép EI ( không biết có đúng không nữa?).
    Bạn nào có công thức tính giống vậy giúp mình với !!!!
    Cám ơn các bạn đã quan tâm.

  • #2
    việc tính toán máy biến áp nguồn cần một khối lượng kiến thức tầm cỡ...bài tập lớn(khoảng 25 trang).Trong khuôn khổ diễn đàn không thể trình bày hết được.

    nếu bạn quên thì có thể ra hiệu sách Bách Khoa tìm mua 1 cuốn (bktphcm)

    nếu bạn có dùng Orcad 10.5 thì càng hay,nó sẽ tính giúp bạn từ A-Z có cả report,với giao diện tutorial,bạn sẽ không gặp khó khăn gì đâu

    thân ái

    Comment


    • #3
      ĐÀn anh VDC dọa anh em à, gì mà cả 25 trang? ngày đàn em được học nghề quấn biến áp, ông thầy đâu chỉ nói 15 phút, và công thức chỉ ghi chưa hết 1 mặt trang giấy mà.
      |

      Comment


      • #4
        tôi không có ý định tranh luận ở đây,nhưng đúng là tài liệu để quấn 1 cái biến áp tạm gọi là "có chất lượng" không đến nỗi nào thì phải đồ sộ 1 tí,mớ có 25 trang mà than vãn cái gì?

        trong ấy không chỉ có công thức,mà còn trình bày cả xuất xứ của chúng,kèm theo những thông tin quan trọng khác nữa,còn làm theo kiểu mấy trường dạy nghề thì chỉ đưa ra công thức rồi áp dụng,như thế thực ra tôi chẳng cần dùng đến 1 mặt bảng đâu!

        cậu nào có hứng thì liên hệ tôi để tìm cuốn tài liệu tôi đã từng học,hình như bạn Minhpic1 học trường HVKTQS nên có ý doạ "đàn em" đấy chứ?!?

        Comment


        • #5
          Thôi can các bác, cả hai đều đúng. Qua PVN thấy cãi nhau rồi, bên này cũng thế.

          Nếu biến áp tính chi tiết thì đến 30 trang chứ không phải 25 trang, em tính chứ ai. Nhưng cái đó em tính cho biến áp 22KW. Gồm tất cả các thông số.

          Còn cái biến áp như bạn hcminh nói thì chỉ cần nửa tờ giấy hehe...
          Mình được dậy quấn cái này lúc thực tập, một lúc là xong.

          Còn bạn hcminh, nếu không được dậy thì bạn có thể cà kê với mấy tên sửa máy bơm nước, quấn quạt điện. Mình mua dây đồng, lõi rồi nhờ nó quấn, hoặc đặt nó quấn luôn, mình làm không bằng chúng nó được. Mấy cái này đi thuê cho nhanh, bỏ sức mà làm cái to hơn.

          Comment


          • #6
            bác namqn có cuốn nào dạy về biến áp điện lực không?em tính được trên máy nhưng cũng muốn tìm hiểu thêm về một số hiện tượng xảy ra đối với loại biến áp này.

            còn kiến thức quấn biến áp loại nào cũng như nhau thôi,làm tùm lum món,khâu cuối cùng vẫn là tính "hệ số lấp đầy",nhưng hiện tượng lạ xảy ra đối với loại cao áp thì rất quan trọng nên người ta phải quan tâm đến nó

            em dám cá với mấy bác là nếu quấn bừa cho chạy thì dựa vào kinh nghiệm thực tế của em có thể làm 1 cái có độ lệch áp +-1V! và cũng ko cần đến 1 mặt giấy,còn tính toán sao để coi cho được thì....he he,chuyện dài lắm

            Comment


            • #7
              Sách thiết kế máy biến áp lực thì BK HN viết khá nhiều, có vài quyển được bán ở quầy giáo trình ĐH BK Tp. HCM. ĐH BK Tp. HCM cũng có người viết, nhưng chỉ là dạng tài liệu hướng dẫn ĐAMH. Trong các quyển của BK HN thì một số kỹ thuật quấn dây để giảm ảnh hưởng của phân bố điện áp không đều trên cuộn dây, và cách chọn cấu trúc gông từ, trụ từ đã được nói rất kỹ. Với cỡ máy này thì yếu tố công nghệ rất quan trọng, nhưng chắc chắn là bạn không thể nắm được công nghệ nếu không làm việc trong một đơn vị chuyên sản xuất, sửa chữa máy biến áp lực.

              Tuy nhiên, các tài liệu này có các bảng tra lấy từ các tài liệu của Nga (Liên Xô cũ) đã cũ. Hiện thời tôi không có hứng thú với mấy cái máy biến áp nữa nên không cập nhật tài liệu về nó (ít nhất là đến khi về lại ĐH BK để giảng dạy).

              Quấn bừa thì chắc chắn bạn làm được, nên chắc hẳn là không ai muốn cá với bạn rồi.

              Thân,
              Biển học mênh mông, sức người có hạn

              Comment


              • #8
                Mình chỉ cần công thức tính số vòng dây thôi !!!

                Mình là dân amatuer mà, các bạn post công thức tính số vòng dây thôi, phần còn lại mình nghĩ là mình làm được mà. Chắc có lẽ không đẹp và chính xác như dân chuyên nghiệp, nhưng mình sẽ yêu thích nó bỡi chính tay mình làm ra, mình sẽ tháo ra quấn đi rồi quấn đi quấn lại nhiều lần để tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm mà lý thuyết đôi khi không nhắc đến, hay có nhắc đến mà mình không cho là quan trọng nên không nhớ. Không lẽ không phải dân chuyên nghiệp thì không bao giờ quấn được cho mình 1 biến thế nguồn theo ý thích.
                Chân thành cám ơn các bạn đã quan tâm !!!

                Comment


                • #9
                  Số vòng dây, anh có thể tính theo công thức:

                  e = 4,44 BSfn

                  n = e/4,44BSf

                  B: cảm ứng từ. Tính bằng Testla
                  S: tiết diện thực của lõi từ, tính bằng mét vuông.
                  f: tần số.

                  e: điện thế lúc hở mạch.

                  Nếu anh muốn tính nhanh thì tính theo số vòng/ volt với công thức như sau: (cho f = 50)

                  n = 38/S (nếu dùng lõi thép loại tốt 1,2T hay 12000 gausse)
                  n = 50/S (nếu dùng lõi thép xấu)

                  Trong đó S là diện tích thực, tính = cm vuông.
                  Nếu anh thích tính T khác đi thì số vòng/ volt sẽ tỷ lệ nghịch.

                  Có số vòng/volt rồi, cứ bao nhiêu vôn, anh nhân lên bấy nhiêu lần, rồi nhân với 1 hệ số sụt áp nữa (bên thứ cấp: =1,1, bên sơ cấp: =1) là xong.
                  Nhóc thích nghịch điện,
                  Nhóc thích xì păm,
                  Nhóc thích trêu mấy anh.
                  Hi hi.

                  Comment


                  • #10
                    Quấn biến áp với lõi B = 1 thi tính như sau
                    Pmax = S*S, S là diện tích lõi.
                    Số vòng = 54 / S.
                    Vậy thôi
                    đường kính dây d = 1.13 sqrt(I).
                    Không đạt hiệu suất điện và kinh tế cao nhất song đảm bảo chạy OK.
                    Bạn có tính bằng 100 trang giấy thì KQ cũng chỉ sai khác 5% trừ lõi bằng vật liệu đặc biệt.
                    Chúc thành công.
                    Áp dụng cho lõi E I.
                    Thân chào.
                    MinhHa
                    Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

                    Biến tần
                    Máy giặt
                    Lò vi sóng
                    Bếp từ.
                    Tủ lạnh.
                    Điều hòa

                    Comment


                    • #11
                      diện tích lõi là cm2 nhé.
                      Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

                      Biến tần
                      Máy giặt
                      Lò vi sóng
                      Bếp từ.
                      Tủ lạnh.
                      Điều hòa

                      Comment


                      • #12
                        Chú ý. số vòng bên thứ cấp = số vòng sơ cấp chia cho tỷ lệ U vào / U ra và nhân với 1.05 đến 1.1 do tổn hao trong mạch từ
                        Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

                        Biến tần
                        Máy giặt
                        Lò vi sóng
                        Bếp từ.
                        Tủ lạnh.
                        Điều hòa

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi MinhHa
                          Quấn biến áp với lõi B = 1 thi tính như sau
                          Pmax = S*S, S là diện tích lõi.
                          Số vòng = 54 / S.
                          Vậy thôi
                          đường kính dây d = 1.13 sqrt(I).
                          Không đạt hiệu suất điện và kinh tế cao nhất song đảm bảo chạy OK.
                          Bạn có tính bằng 100 trang giấy thì KQ cũng chỉ sai khác 5% trừ lõi bằng vật liệu đặc biệt.
                          Chúc thành công.
                          Áp dụng cho lõi E I.
                          Thân chào.
                          MinhHa
                          Nếu tần số 16Khz thì Pmax tính theo công thức nào bác MH nhỉ?
                          Lúc đó các công thức trên chắc đúng nữa, chỉ còn lại công thức d = 1.13 sqrt(I) là đúng?
                          -------------------

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi CHIBANG
                            Nếu tần số 16Khz thì Pmax tính theo công thức nào bác MH nhỉ?
                            Lúc đó các công thức trên chắc đúng nữa, chỉ còn lại công thức d = 1.13 sqrt(I) là đúng?
                            Đối với tần số <> 50, thì n= 38/S *50/f. Nhóc đã đề nghị anh tính số vòng tỷ lệ nghịch với tần số mà.

                            Các công thức của Chị Minh Hà vẫn rất đúng, anh ạ. Nhưng diện tích của chị ấy là diện tích đo được, còn diện tích nhóc tính là diện tích thực, đã tính đến hệ số lắp ghép, thường = 80 .. 90 % điện tích đo được..

                            Pmax, tính theo hình dạng của lõi thép, diện tích cửa sổ so với diện tích thiết diện dây quấn. Lõi E/I, tính khác, lõi hình xuyến tính khác, lõi E/E tính khác nữa. Khi tần số thay đổi, thì công thức P theo lõi từ sẽ phải nhân với một hệ số... bao nhiêu quên mất rồi. Chị Minh Hà cứu bồ nhóc đi.

                            Còn công thức tính đường kính dây, chị Minh Hà đưa ra là bảo đảm. Tần số thay đổi, nó cũng không thay đổi bao nhiêu.
                            Nhóc thích nghịch điện,
                            Nhóc thích xì păm,
                            Nhóc thích trêu mấy anh.
                            Hi hi.

                            Comment


                            • #15
                              Nếu tần số 16 KHz thì là biến áp xung à? Không hiểu ý của bạn. Biến áp xung tính toán khác với biến áp điện lực. Biến áp xung tính theo khả năng tích năng lượng trong biến áp khi mạch điều khiển dẫn và giải phóng nó khi mạch tắt. Có lưu ý.
                              1. Năng lượng nạp vào và xả ra phải bằng nhau. Nếu không tổn hao sẽ rất lớn. Công suất nhỏ thì giảm hiệu suất, mạch công suất lớn thì có thể hỏng đèn công suất.
                              2, Người ta không tính số vòng mà tính L của sơ cấp, Từ L tính ra n sơ cấp, sau đó ra n thứ cấp. Phụ thuộc rất nhiều yếu tố như B của lõi, kiểu mạch công suất, Ton/Toff .....


                              To cô nhóc: Minh Hà chưa mặc váy bao giờ đâu nha.
                              Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

                              Biến tần
                              Máy giặt
                              Lò vi sóng
                              Bếp từ.
                              Tủ lạnh.
                              Điều hòa

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              hcminh Tìm hiểu thêm về hcminh

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X