Thông báo

Collapse
No announcement yet.

vì sao phải học lý thuyết điều khiển tự động ?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Hiện nay hầu hết anh chị em học về điện tử và tự động luôn có ham thích về những gì có liên quan đến lập trình. Vì thế thích học vi điều khiển mà không thích học cơ bản, thích học số mà không thích học tương tự.

    Trong ngành tự động thì thích học điều khiển theo chương trình, mà không thích điều khiển analog...

    Những bài đâu tiên về lý thuyết điều khiển tự động luôn là điều khiển analog, feedback control... Do không thích nên học thấy chán.

    Tuy nhiên khi ra thực tế thì các hệ thống điều khiển analog lại chiếm rất nhiều. Vì dù sao xử lý analog bằng phần cứng vẫn nhanh và tin cậy hơn xử lý bằng lập trình.
    Nhóc thích nghịch điện,
    Nhóc thích xì păm,
    Nhóc thích trêu mấy anh.
    Hi hi.

    Comment


    • #17
      Rốt cục nó chỉ xoay quanh cái vòng:
      Điều khiển -> Chấp hành -> Đo -> Phản hồi -> Điều khiển
      Bạn sẽ thấy vô khối thứ trong thực tế chỉ có mỗi Điều khiển -> Chấp hành
      Và khi học ĐKTĐ sẽ thấy được sự khác nhau giữa 2 mô hình này.
      Đây là điều căn bản nhất mình nắm được từ LT ĐKTĐ. Còn những vấn đề cao siêu hơn...?
      Xin hãy học kỹ những cái căn bản đã.
      123...

      Comment


      • #18
        Thầy mình có câu nói rất hay khi được sinh viên hỏi "học mồn này, môn kia để làm gì" : thầy bảo "học để thi". Ở đây mình nói về việc học đại học ở VN, hiện nay chúng ta học toàn lý thuyết, rất ít có thực hành, và đa phần thực hành lại chỉ mang tính hình thức. Việc học đại học ở VN chủ yếu là để lấy tấm bằng, chứ hầu như không phải học để lấy kinh nghiệm; học để biết chứ không phải học để hiểu. Thực tế là có những môn, có những cái chỉ học 1 lần rồi không nhắc lại đến lần thứ 2; hay có những môn được nhắc đi nhắc lại nhưng cuối cùng thầy cô giáo cũng không giải thích là nó để làm gì trong thực tế. Khi ra trường, có đến 80% kỹ sư phải đào tạo lại về chuyện ngành. Lỗi này không phải do chúng ta, mà là do "điều kiện khách quan", thầy cô dạy gì ta nghe nấy, trường bảo học gì ta học nấy. Thầy cô cũng k phải là giỏi, nếu giỏi họ đã làm những công việc mang tính chuyện ngành hơn rồi. Cho nên bạn cũng đừng hy vọng quá về việc thầy cô dạy lý thuyết mà mình có thể ứng dụng 100% vào trong thực tế. Vậy bạn đừng lo là mình học không hiểu, mình học có ích gì không mà trước mắt, bạn cứ học để qua môn này đi đã. Nếu bạn đam mê về nó, thấy nó hay, lúc đó mới nghiên cứu về nó, như vậy có lợi hơn là đến môn nào bạn cũng tự hỏi học để làm gì. Sau này khi ra trường, nếu bạn làm công việc bình thường(làm cụ thể công việc, chuyên ngành) thì người ta sẽ đào tạo cụ thể cho bạn; còn nếu bạn nghiên cứu thì đụng đến cái nào bạn học lại về cái đó, không sao cả

        Comment


        • #19
          Tại sao phải học ltđktđ

          Các bác nói cai quạt quậy qua quậy lại mà ko lien quan đến LTĐKTĐ à?
          Giả sử góc quay của quạt là từ 0 đến 120 độ.
          Vậy khoảng từ 0-120 độ là giá trị mong muốn có gió của quạt. đò được xem là gọc đặc trước .
          Đề nó tự động quay qua quay lại như vậy thì phải có bộ HỒI TIẾP góc quay.
          Nếu góc quay hồi tiếp bằng 0 hay 120 thì tiến hành quay ngược lại vậy đó không phải là MỘT HỆ THỐNG VÒNG KÍN SAO??
          Vậy giờ có bác nào nói quạt ko phải là một hệ thống ĐKTĐ ko????
          Các pác học điều khiển mà lại hói các câu hỏi vớ vẩn quá

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
            Điều khiển tự động là một ngành hay nhất trong các ngành. Ứng dụng nhiều nhất trong các ứng dụng. Nhưng nó cũng là ngành mà, như anh ncb nói, gần như chưa có đất cho chúng ta dụng võ. Chủ yếu là để sử dụng, tìm hiểu và sửa chữa các hệ thống do nước ngoài thiết kế sẵn mà thôi. Nhiều lắm thì modify lại cho phù hợp hơn, chứ khó mà làm hoàn chỉnh một hệ thống từ a đến z. Tất nhiên, đối với các hệ thống nho nhỏ thì anh chị em mình dư sức làm.

            Một kỹ sư tự động hóa cần phải am tường hầu hết các lĩnh vực, từ nhiệt học, cơ học, hóa học, hệ thống điện, thiết bị điện cho đến điện tử, viễn thông, tin học, trí tuệ nhân tạo... Phải biết lập trình một số ngôn ngữ cơ bản. Phải biết làm trên một số thiết bị, từ thiết bị điện, điện tử, thiết bị đo lường từ điện đến không điện, thiết bị khí nén, thủy lực, siêu âm, quang học... Phải có tư duy mang tính hệ thống. Tuy nhiên, nếu chuyên sâu vào từng lĩnh vực thì chắc chắn sẽ không bằng các KS chuyên ngành.

            Nếu anh không học chuyên ngành tự động thì cũng nên học môn LT ĐKTĐ, để am hiểu một lĩnh vực rất rộng này.
            tôi thấy bài của cô nhóc lúc nào cũng rất hay cô nhóc học trường nào hay đi làm rồi mà kiến thức của cô nhóc uyên thâm về mọi lĩnh vực tui nghĩ câu hỏi mà chủ đề muốn hỏi là chức năng môn điều khiển tự đông làm những gì chứ bạn nói chung chung quá bạn kiến thưc uyên thâm mình thấy bạn nói tiếp đi cho mọi người hiểu rõ học sẽ dễ hơn

            Comment


            • #21
              Chức năng môn LTĐK tự động

              Nếu các bác muốn biết chức năng thì cũng được thôi.
              Thật ra môn này không có nhiều ứng dụng khi đi làm. Nhưng với ngành ĐKTĐ thì đây lại là một môn học quan trọng. Tại sao vậy?.
              Tại vì môn này dạy cho chúng ta cách lập luận, cách hiểu các hệ thống điều khiển cơ bản hoạt nhu thế nào bằng nhưng bài tập, nhưng chương trình mô phỏng trên Matlab, Labview.......
              Khi các bác nhin một hệ thống tự động mà các bác không thể mường tượng ra được phương thức hoạt động chung của nó như thế nào thì làm sao mà điều khiển. Mà phương thức hoạt động chung thì cần phải học môn này. Nó là tiền đề để phân tích thiết kề một hệ thống tự động...chứ không phải là khi học nó sẽ ứng dụng được để thiết kế, phân tích....Đòi hỏi người học phải có kiến thức của nhiều môn học khác thì mới có thể phân tích thiết kế một hệ thống được.
              Ok?

              Comment


              • #22
                uh mình nghi nguyenkhaccba nói đúng đấy..mà mình còn nghĩ mai mốt ra trường nhà tuyển dụng có hỏi về điều khiển tự động còn biết đường mà trả lời hì..ví dụ như " điều khiển tự động là gì" chẳng...các bác cứ học đi k gì là vô ích đâu.

                Comment


                • #23
                  Hì tự dưng hứng thú đào mộ. Đúng là học lý thuyết DKTD rất cần thiết, ví dụ điều khiển động cơ, điều khiển lò nhiệt, bồn nước.. là những ví dụ cơ bản và cũng yêu cầu những lý thuyết cơ bản nhất: DK phản hồi, PID, tính toán tham số PID..
                  Nếu đi sâu hơn vào các hệ thống kỹ thuật, điều khiển quá trình... thì đó đều là các hệ thống rất phức tạp, không nắm vững được lý thuyết thì khó mà hiểu và điều khiển được, kiểu như họ đưa cho bạn 1 chiếc xe tải lớn, mà bạn không biết lái, không biết phanh, tăng ga....
                  1 ví dụ tưởng chừng như rất đơn giản đó là điều khiển mức nước bao hơi của nhà máy nhiệt điện, lúc đầu ai cũng nghĩ có gì phức tạp đâu: muốn giữ nguyên mực nước thì cho đầu ra bằng đầu vào, hoặc cứ áp dụng mạch vòng phản hồi là xong... nhưng nếu chúng ta áp dụng những suy nghĩ đó vào thực tế thì sẽ chẳng có một nhà máy nhiệt điện nào có công suất đủ lớn cả.
                  Theo mình, nói 1 cách dễ hình dung, 80% các hệ thống trong thực tế thì chỉ cần dùng 20% lý thuyết DKTD, còn 80% của LTDKTD còn lại là để cho 20% các hệ thống còn lại, ít phổ biến hơn nhưng mà lại cực kỳ quan trọng và phức tạp, ví dụ vệ tinh, tàu vũ trụ, tàu ngầm, nhà máy điện hạt nhân...
                  Đúng là ở nước ta lý thuyết vẫn chưa có nhiều cơ hội áp dụng vào thực tiễn. Ở nước ngoài họ có điều kiện áp dụng được ngay: nhiều thầy trong viện mình đang học có hợp tác nghiên cứu với các công ty công nghệ cao như vũ trụ, vệ tinh,các công ty sản xuất thiết bị tự động hóa.... lúc đấy mới thấy thật sự LTDK mới quan trọng như thế nào, nhưng hy vọng ở VN mình sẽ sớm thấy được viễn cảnh đấy

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  traidau Tìm hiểu thêm về traidau

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X