Nguyên văn bởi rongdat900
Xem bài viết
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Chủ đề không rõ ràng,
Collapse
X
-
Các Bro giúp em với
Chuyện là như vầy hôm qua con đài nội địa hiệu Kenwood vừa chạy CD vừa chạy băng KTS MD bỗng nhiên lăn đùng ra chết. Em đã banh nó ra kiểm tra và thấy con IC công suất bị nổ, nhưng khốn khổ thân em là nó nổ mất mấy ký tự đầu chỉ còn lại số 6242, con này có 10 chân. Bác nào biết giúp em với em xin cảm ơn và hậu tạ lắm lắm
Comment
-
ah chị nào xem giúp em mạck này với
Em dùg relay 12V làm cầu H để điều chỉnh chiểu quay của 2 DC motor ( loại dc motor nhỏ nhỏ trong các xe đồ chơi điện tử ò Tàu ấy ), còn vận tốc thì dùg biến trờ ( em thử con 10k và 2k ), dường như dùng biến trở là ko đúng phương pháp rồi, khả năng điều tốc rất ít. Mạck H cũng loạn xạ.
( dùng nguồn 5VDC - 450mmA )
ah chị chỉ em cák điều tốc Motor khác thay thế cho biến trở với, cuói tuần này em phải nộp rùi T.T
Comment
-
Nguyên văn bởi nothing736 Xem bài viếtEm dùg relay 12V làm cầu H để điều chỉnh chiểu quay của 2 DC motor ( loại dc motor nhỏ nhỏ trong các xe đồ chơi điện tử ò Tàu ấy ), còn vận tốc thì dùg biến trờ ( em thử con 10k và 2k ), dường như dùng biến trở là ko đúng phương pháp rồi, khả năng điều tốc rất ít. Mạck H cũng loạn xạ.
( dùng nguồn 5VDC - 450mmA )
ah chị chỉ em cák điều tốc Motor khác thay thế cho biến trở với, cuói tuần này em phải nộp rùi T.T
Comment
-
Nguyên văn bởi nothing736 Xem bài viếtcó cák nào dùng lih kiện hay 1 mạk nhỏ nhỏ nào đó thay thế cho biến trở đc ko flamingo_ld, thấy em muốn dùng kết hợp với mạh cầu H. ko dùng đến vdk càng tốt, cuối tuần em phải nộp rồi nên làm = vdk sợ ko kịp
Comment
-
Nguyên văn bởi flamingo_ld Xem bài viếtko cần phải VDK đâu chỉ cần con NE555 với mấy con trở ,tụ và 4 con trans H1061 là được
Comment
-
Nguyên văn bởi nothing736 Xem bài viếtflamingo_ld post cái mak có 4 con tran H1061 đó lên giúp em đc ko, mạk NE555 thì em bít rồiAttached Files
Comment
-
flamingo_ld cho em hỏi thêm 1 cái nữa, có phải tụ 100nF // motor dùng để để dừng motor ngay lập tức khi ngừng cấp Vcc, triệt tiêu dòng điện trong roto ? Hiện em đang có mấ ycon C1815, cùng loại NPN như H1061, lấy 1815 hay thế cho 1061 đc chứ flamingo_ldLast edited by nothing736; 27-08-2009, 18:05.
Comment
-
Nguyên văn bởi nothing736 Xem bài viếtflamingo_ld cho em hỏi thêm 1 cái nữa, có phải tụ 100nF // motor dùng để để dừng motor ngay lập tức khi ngừng cấp Vcc, triệt tiêu dòng điện trong roto ? Hiện em đang có mấ ycon C1815, cùng loại NPN như H1061, lấy 1815 hay thế cho 1061 đc chứ flamingo_ld
Comment
-
1 - Mạch khuếch đại
1.1 - Khái niệm về mạch khuyếh đại .
Mạch khuyếch đại được sử dụng trong hầu hết các
thiết bị điện tử, như mạch khuyếch đại âm tần trong Cassete, Âmply,
Khuyếch đại tín hiệu video trong Ti vi mầu v.v …
Có ba loại mạch khuyếch đại chính là :
Khuyếch đại về điện áp : Là mạch khi ta đưa một tín hiệu có biên độ nhỏ vào, đầu ra ta sẽ thu được một tín hiệu có biên độ lớn hơn nhiều lần.
Mạch khuyếch đại về dòng điện :
Là mạch khi ta đưa một tín hiệu có cường độ yếu vào, đầu ra ta sẽ thu
được một tín hiệu cho cường độ dòng điện mạnh hơn nhiều lần.
Mạch khuyếch đại công xuất : Là
mạch khi ta đưa một tín hiệu có công xuất yếu vào , đầu ra ta thu được
tín hiệu có công xuất mạnh hơn nhiều lần, thực ra mạch khuyếch đại công
xuất là kết hợp cả hai mạch khuyếch đại điện áp và khuyếch đại dòng
điện làm một.
1.2 - Các chế độ hoạt động của mạch khuyếch đại.
Các chế độ hoạt động
của mạch khuyếch đại là phụ thuộc vào chế độ phân cực cho
Transistor, tuỳ theo mục đích sử dụng mà mạch khuyếch đại được phân cực
để KĐ ở chế độ A, chế độ B , chế độ AB hoặc chế độ C
a) Mạch khuyếch đại ở chế độ A.
Là các mạch khuyếch đại cần lấy ra tín hiệu hoàn toàn giốn với tín hiệu ngõ vào.
Mạch khuyếch đại chế độ A khuyếch đại
cả hai bán chu kỳ tín hiệu ngõ vào
* Để Transistor hoạt động ở chế độ A, ta phải định thiên sao cho điện áp UCE ~ 60% ÷ 70% Vcc.
* Mạch khuyếch đại ở chế độ A được sử dụng trong các mạch trung
gian như khuyếch đại cao tần, khuyếch đại trung tần, tiền khuyếch đại v
v..
b) Mach khuyếch đại ở chế độ B.
Mạch khuyếch đại chế độ B là mạch chỉ khuyếch đại một nửa chu kỳ của
tín hiệu, nếu khuyếch đại bán kỳ dương ta dùng transistor NPN, nếu
khuyếch đại bán kỳ âm ta dùng transistor PNP, mạch khuyếch đại ở chế độ
B không có định thiên.
Mạch khuyếch đại ở chế độ B chỉ khuyếch
đại một bán chu kỳ của tín hiệu ngõ vào.
* Mạch khuyếch đại chế độ B
thường được sử dụng trong các mạch khuếch đại công xuất đẩy kéo như
công xuất âm tần, công xuất mành của Ti vi, trong các mạch công xuất
đẩy kéo , người ta dùng hai đèn NPN và PNP mắc nối tiếp , mỗi đèn sẽ
khuyếch đại một bán chu kỳ của tín hiệu, hai đèn trong mạch khuyếch đại
đẩy kéo phải có các thông số kỹ thuật như nhau :
* Mạch khuyếch đại công xuất kết hợp cả hai chế độ A và B .
Mạch khuyếch đại công xuất Âmply có : Q1 khuyếch đại ở
chế độ A, Q2 và Q3 khuyếch đại ở chế độ B, Q2 khuyếch đại
cho bán chu kỳ dương, Q3 khuyếch đại cho bán chu kỳ âm.
c) Mạch khuyếch đại ở chế độ AB.
Mạch khuyếch đại ở chế độ AB là mạch tương tự khuyếch đại ở chế độ B , nhưng có định thiện sao cho điện áp UBE
sấp sỉ 0,6 V, mạch cũng chỉ khuyếch đại một nửa chu kỳ tín hiệu và khắc
phục hiện tượng méo giao điểm của mạch khuyếch đại chế độ B, mạch này
cũng được sử dụng trong các mạch công xuất đẩy kéo .
d) Mạch khuyếch đại ở chế độ C
Là mạch khuyếch đại có điện áp UBE
được phân cự ngược với mục đích chỉ lấy tín hiệu đầu ra là một phần
đỉnh của tín hiệu đầu vào, mạch này thường sử dụng trong các mạch
tách tín hiệu : Thí dụ mạch tách xung đồng bộ trong ti vi mầu.
Ứng dụng mạch khuyếch đại chế độ C trong
mạch tách xung đồng bộ Ti vi mầu.
2 - Các kiểu mắc của Transistor
2.1 - Transistor mắc theo kiểu E chung.
Mạch mắc theo kiểu E chung có cực E đấu
trực tiếp xuống mass hoặc đấu qua tụ xuống mass để thoát thành phần
xoay chiều, tín hiệu đưa vào cực B và lấy ra trên cực C, mạch có
sơ đồ như sau :
Mạch khuyếch đại điện áp mắc kiểu E chung ,
Tín hiệu đưa vào cực B và lấy ra trên cực C
Rg : là điện trở ghánh , Rđt : Là điện trở
định thiên, Rpa : Là điện trở phân áp .
Đặc điểm của mạch khuyếch đại E chung.
Mạch khuyếch đại E chung thường được định thiên sao cho điện áp UCE khoảng 60% ÷ 70 % Vcc.
Biên độ tín hiệu ra thu được lớn hơn biên độ tín hiệu vào nhiều lần, như vậy mạch khuyếch đại về điện áp.
Dòng điện tín hiệu ra lớn hơn dòng tín hiệu vào nhưng không đáng kể.
Tín hiệu đầu ra ngược pha với tín hiệu đầu vào : vì khi điện áp tín hiệu vào tăng => dòng IBE tăng => dòng ICE
tăng => sụt áp trên Rg tăng => kết quả là điện áp chân C giảm ,
và ngược lại khi điện áp đầu vào giảm thì điện áp chân C lại tăng
=> vì vậy điện áp đầu ra ngược pha với tín hiệu đầu vào.
Mạch mắc theo kiểu E chung như trên được ứng dụng nhiều nhất trong thiết bị điện tử.
2.2 - Transistor mắc theo kiểu C chung.
Mạch mắc theo kiểu C chung có chân C đấu
vào mass hoặc dương nguồn ( Lưu ý : về phương diện xoay chiều thì dương
nguồn tương đương với mass ) , Tín hiệu được đưa vào cực B và lấy ra
trên cực E , mạch có sơ đồ như sau :
Mạch mắc kiểu C chung , tín hiệu đưa
vào cực B và lấy ra trên cực E
Đặc điểm của mạch khuyếch đại C chung .
Tín hiệu đưa vào cực B và lấy ra trên cực E
Biên độ tín hiệu ra bằng biên độ tín hiệu vào : Vì mối
BE luôn luôn có giá trị khoảng 0,6V do đó khi điện áp chân B tăng bao
nhiêu thì áp chân C cũng tăng bấy nhiêu => vì vậy biên độ tín hiệu
ra bằng biên độ tín hiệu vào .
Tín hiệu ra cùng pha với tín hiệu vào : Vì khi điện áp
vào tăng => thì điện áp ra cũng tăng, điện áp vào giảm thì điện áp
ra cũng giảm.
Cường độ của tín hiệu ra mạnh hơn cường độ của tín hiệu vào nhiều lần : Vì khi tín hiệu vào có biên độ tăng => dòng IBE sẽ tăng => dòng ICE cũng tăng gấp β lần dòng IBE vì
ICE = β.IBE giả sử Transistor có hệ số khuyếch đại β = 50 lần thì khi dòng IBE tăng 1mA => dòng ICE sẽ tăng 50mA, dòng ICE chính là dòng của tín hiệu đầu ra, như vậy tín hiệu đầu ra có cường độ dòng điện mạnh hơn nhiều lần so với tín hiệu vào.
Mạch trên được ứng dụng nhiều trong các mạch
khuyếch đại đêm (Damper), trước khi chia tín hiệu làm nhiều nhánh ,
người ta thường dùng mạch Damper để khuyếch đại cho tín hiệu khoẻ hơn .
Ngoài ra mạch còn được ứng dụng rất nhiều trong các mạch ổn áp nguồn (
ta sẽ tìm hiểu trong phần sau )
2.3 - Transistor mắc theo kiểu B chung.
Mạch mắc theo kiểu B chung có tín hiệu đưa vào chân E và lấy ra trên chân C , chân B được thoát mass thông qua tụ.
Mach mắc kiểu B chung rất ít khi được sử dụng trong thực tế.
Mạch khuyếch đại kiểu B chung , khuyếch
đại về điện áp và không khuyếch đại về dòng điện.
3 - Các kiểu ghép tầng
3.1 - Ghép tầng qua tụ điện.
* Sơ đồ mạch ghép tầng qua tụ điện
Mạch khuyếch đại đầu từ - có hai tầng khuyếch
đại được ghép với nhau qua tụ điện.
Ở trên là sơ đồ mạch khuyếch đại đầu từ trong đài
Cassette, mạch gồm hai tầng khuyếch đại mắc theo kiểu E chung, các tầng
được ghép tín hiệu thông qua tụ điện, người ta sử dụng các tụ C1 , C3 , C5 làm
tụ nối tầng cho tín hiệu xoay chiều đi qua và ngăn áp một chiều lại,
các tụ C2 và C4 có tác dụng thoát thành phần xoay chiều từ chân E xuống
mass, C6 là tụ lọc nguồn.
Ưu điểm của mạch là đơn giản, dễ lắp do đó mạch được sử
dụng rất nhiều trong thiết bị điện tử, nhược điểm là không khai thác
được hết khả năng khuyếch đại của Transistor do đó hệ số khuyếch đại
không lớn.
Ở trên là mạch khuyếch đại âm tần, do đó các tụ nối tầng thường dùng tụ hoá có trị số từ 1µF ÷ 10µF.
Trong các mạch khuyếch đại cao tần thì tụ nối tầng có trị số nhỏ khoảng vài nanô Fara.
3.2 - Ghép tầng qua biến áp .
* Sơ đồ mạch trung tần tiếng trong Radio sử dụng biến áp ghép tầng
Tầng Trung tần tiếng của Radio sử dụng biến áp ghép tầng.
Ở trên là sơ đồ mạch trung tần Radio sử dụng các biến
áp ghép tầng, tín hiệu đầu ra của tầng này được ghép qua biến áp để đi
vào tầng phía sau.
Ưu điểm của mạch là phối hợp được trở kháng giữa các
tầng do đó khai thác được tối ưu hệ số khuyếch đại , hơn nữa cuộn sơ
cấp biến áp có thể đấu song song với tụ để cộng hưởng khi mạch khuyếch
đại ở một tần số cố định.
Nhược điểm : nếu mạch hoạt động ở dải tần số rộng thì gây méo tần số, mạch chế tạo phức tạp và chiếm nhiều diện tích.
3.3 - Ghép tầng trực tiếp .
* Kiểu ghép tầng trực tiếp thường được dùng trong các mạch khuyếch đại công xuất âm tần.
Mạch khuyếch đại công xuất âm tần có đèn đảo pha Q1
được ghép trực tiếp với hai đèn công xuất Q2 và Q3.
4 - Phương pháp kiểm tra một tầng khuếch đại
4.1 - Trong các mạch khuyếch đại ( chế độ A ) thì phân cực như thế nào là đúng.
Mạch khuyếch đại được phân cực đúng.
Mạch khuyếch đại ( chế độ A) được phân cực đúng là mạch có
UBE ~ 0,6V ; UCE ~ 60% ÷ 70% Vcc
Khi mạch được phân cực đúng ta thấy , tín hiệu ra có biên độ lớn nhất và không bị méo tín hiệu .
4.2 - Mạch khuyếch đại ( chế độ A ) bị phân cực sai.
Mạch khuyếch đại bị phân cực sai, điện áp UCE quá thấp .
Mạch khuyếch đại bị phân cực sai, điện áp UCE quá cao .
Khi mạch bị phân cực sai ( tức là UCE quá thấp hoặc quá cao ) ta thấy rằng tín hiệu ra bị méo dạng, hệ số khuyếch đại của mạch bị giảm mạnh.
Hiện tượng méo dạng trên sẽ gây hiện tượng âm thanh bị rè hay bị nghẹt ở các mạch khuyếch đại âm tần.
Phương pháp kiểm tra một tầng khuyếch đại.
Một tầng khuyếch đại nếu ta kiểm tra thấy UCE quá thấp so với nguồn hoặc quá cao sấp sỉ bằng nguồn => thì tầng khuyếch đại đó có vấn đề.
Nếu UCE quá thấp thì có thể do chập CE( hỏng Transistor) , hoặc đứt Rg.
Nếu UCE quá cao ~ Vcc thì có thể đứt Rđt hoặc hỏng Transistor.
Một tầng khuyếch đại còn tốt thông thường có :
UBE ~ 0,6V ; UCE ~ 60% ÷ 70% Vcc 1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Thyristor
Cấu tạo Thyristor Ký hiệu của Thyristor Sơ đồ
tương tương
Thyristor có cấu tạo gồm 4 lớp bán dẫn ghép lại tạo
thành hai Transistor mắc nối tiếp, một Transistor thuận và một Transistor
ngược ( như sơ đồ tương đương ở trên ) . Thyristor có 3 cực là Anot, Katot
và Gate gọi là A-K-G, Thyristor là Diode có điều khiển , bình thường khi
được phân cực thuận, Thyristor chưa dẫn điện, khi có một điện áp kích vào
chân G => Thyristor dẫn cho đến khi điện áp đảo chiều hoặc cắt điện áp nguồn
Thyristor mới ngưng dẫn..
Thí nghiệm sau đây minh hoạ sự hoạt động của Thyristor
Thí nghiêm minh hoạ sự hoạt động của Thyristor.
Ban đầu công tắc K2 đóng, Thyristor mặc dù được phân cực
thuận nhưng vẫn không có dòng điện chạy qua, đèn không sáng.
Khi công tắc K1 đóng, điện áp U1 cấp vào chân G làm đèn
Q2 dẫn => kéo theo đèn Q1 dẫn => dòng điện từ nguồn U2 đi qua Thyristor
làm đèn sáng.
Tiếp theo ta thấy công tắc K1 ngắt nhưng đèn vẫn sáng, vì
khi Q1 dẫn, điện áp chân B đèn Q2 tăng làm Q2 dẫn, khi Q2 dẫn làm áp chân
B đèn Q1 giảm làm đèn Q1 dẫn , như vậy hai đèn định thiên cho nhau và duy
trì trang thái dẫn điện.
Đèn sáng duy trì cho đến khi K2 ngắt => Thyristor không
được cấp điện và ngưng trang thái hoạt động.
Khi Thyristor đã ngưng dẫn, ta đóng K2 nhưng đèn vẫn không
sáng như trường hợp ban đầu.
Hình dáng Thyristor
Đo kiểm tra Thyristor
Đo kiểm tra Thyristor
Đặt động hồ thang x1W , đặt
que đen vào Anot, que đỏ vào Katot ban đầu kim không lên , dùng Tovit chập
chân A vào chân G => thấy đồng hồ lên kim , sau đó bỏ Tovit ra => đồng hồ
vẫn lên kim => như vậy là Thyristor tốt .
Ứng dụng của Thyristor
Thyristor thường được sử dụng trong các mạch chỉnh lưu
nhân đôi tự động của nguồn xung Ti vi mầu .
Thí dụ mạch chỉnh lưu nhân 2 trong nguồn Ti vi mầu JVC
1490 có sơ đồ như sau :
Ứng dụng của Thyristor trong mạch chỉnh lưu
nhân 2 tự động của nguồn xung Tivi mầu JVC hocnghekiếm của kiếm khách , bút của văn nhân , chân của vũ giả , giọng ca của ca nữ , đấu chí của anh hùng , mỏ hàn của thợ điện . đều giống nhau ở 1 điểm là:
đến chết mới buông tay
Comment
-
lính mới mong giúp đỡ
Xin chào mọi người mình là lính mới mong các bác giúp đỡ. Mình cần làm một mạch điện như sau gồm 2 đèn và 2 công tắc , nếu bật công tắc của đèn này thì có bật công tắc của đèn kia thì đèn kia vẫn ko sáng và ngược lại . cám ơn các bác nhiều|
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
Trả lời cho Chọn dây dẫn cho điện DC?bởi mèomướpDạ vài chục mét thì chú tính như vậy được ạ. Chứ chuẩn thì phải tính cả điện trở của toàn bộ chiều dài dây dẫn nhân với dòng điện xem sụt áp có trong khoảng chấp nhận đc hông ạ. Trong mạch điện tử khoảng cách ngắn và mạch...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
hôm nay, 14:49 -
-
bởi vietroadTheo mình biết thì chọn dây dẫn dựa vào dòng tải. Thường thì tiết diện 1mm2 cho dòng 6A. Nhưng trong các mạch điện tử, như mạch nguồn tổ ong chẳng hạn, dòng đến vài chục Ampe mà đường mạch mỏng dính. Phải chăng điện DC nó khác với...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
hôm nay, 14:19 -
-
Trả lời cho Hỏi về bơm màng bldcbởi vi van phamPhải xem cơ cấu bơm, chứ xem cơ cấu rotor, thì chỉ làm thầy bói xem voi.
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
Hôm qua, 08:19 -
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi yname11vg, cám ơn bác...........
-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
28-11-2024, 14:37 -
-
bởi khoine9899
Em chào các anh và mọi người.
Hiện em đang có 1 con bơm màng trong thiết bị y tế đang gặp tình trạng yếu dần hoặc ngừng hoạt động sau thời gian sử dụng
Sau khi tìm hiểu về thông tin của bơm trên mạng thì em được biết...-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
28-11-2024, 11:22 -
-
Trả lời cho Cần mọi người giúp mạch tạo sóng siêu âm máy rửabởi bqviet
-
Channel: Điện tử công suất
27-11-2024, 20:26 -
-
bởi Minhdai95Em chào mọi người, e đang sửa mạch tạo sóng siêu âm cho máy rửa mà chưa có tài liệu để tham khảo sửa, mọi người cho e xin tài liệu ạ...
-
Channel: Điện tử công suất
27-11-2024, 11:37 -
-
bởi pia2k1Cùng câu hỏi và cần được giải đáp thêm ạ...
-
Channel: Hướng dẫn sử dụng diễn đàn
27-11-2024, 11:28 -
-
Trả lời cho Công thức điện tửbởi mèomướpDạ thời thế giờ thay đổi theo hướng tích cực hơn rồi chú trung sĩ ạ. Kiến thức được chia sẻ ngày càng nhìu nên làm ăn gian dối ko còn dễ dàng như trước đâu ạ. Những thợ nhỏ rồi sẽ thành công nhân sản xuất đồ mới hết thay vì sửa chữa lặt vặt...
-
Channel: Tâm tình dân kỹ thuật
26-11-2024, 21:21 -
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi mèomướpDạ cùng chuẩn tín hiệu thì chắc chắn là nhận ạ. Vì bản chất oled hay lcd thì đều phải có mạch chuyển đổi trên thanh gỗ rồi chuyển sang những chip xử lý hàng nghìn chân gắn trên những tab mỏng dính rồi mới ra các điểm ảnh theo hàng...
-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
26-11-2024, 20:31 -
Comment