Chào cả nhà, tôi có một cái màn hình tinh thể lỏng bị vỡ mất màn hình ngay từ lúc mới mua. Vậy tôi có thể dùng 3 cái bóng neon ở phía sau màn hình để chiếu sáng không? cách làm ntn các bor bảo tôi với. Thanks
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Tận dụng đèn chiếu sáng Neon trong màn hình tinh thể lỏng
Collapse
X
-
Bé Chai nói lấp lửng nên ứ phán được.
- Bé nói màn hình vỡ(???) Vậy màn hình của bé loại gì?
- Bé nói đèn neon(???) Vậy bé căn cứ vào đâu để nói vậy?
- Bé cần biết điện áp có thể đốt sáng đèn? Với trình độ "sớt" của bé chắc chẳng cần hỏi.
- Bé cần gì nhỉ?
Nếu màn hình của bé là loại monitor dành cho PC, thì ta trao đổi nhé! Tôi sẽ làm đèn của bé sáng, và không lấy tiền công, chỉ xin "tí phụ kiện bỏ đi" ở cái màn đó thôi.
Nếu màn hình của bé là loại dành cho máy công nghiệp chuyên dụng (ép nhựa, detective, security... etc) thì tớ sửa hộ, kiếm bữa beer...
Nếu màn hình loại cực độc dành cho y tế, tớ cũng sửa, kiếm tí cháo gà.
Nếu bé muốn tự sửa, tớ cũng sẵn sàng giúp thôi, nếu có time. Nhưng tớ không bắt mạch mò đâu.Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù
Comment
-
Nó là cái đèn ở phía sau màn LCD NEC 15' ạ, chắc nó giống cái đèn của bác thanhfdcNguyên văn bởi thanhfdcEm nghĩ chí ít cũng là màn LCD máy tính. Vì chỉ có loại màn lớn như thế mới cần dùng đến đèn huỳnh quang điện cực phát xạ nguội. Mà chỉ có loại này mới có thể dùng để thắp sáng được. Gọi là đèn neon e chả đúng tý nào.
Ngày trước em có mấy cái máy scan hỏng tháo ra cũng thấy có mấy cái đèn kiểu này. Nó bé tẹo, đường kính chừng 3mm, dài tầm 25-30cm. Cái mạch nâng áp chạy điện 12V chỉ nhỏ bằng 2 đầu ngón tay. Thắp lên cũng sáng ra trò.
Nó nhỏ như cái tăm, ánh sáng của nó chói lòa và độ bền của nó cũng cao. Bé tính gỡ cái màn tinh thể lỏng vỡ ra rồi dùng cái đèn đó thắp sáng cho cái bể cá thôi ạ. Nếu bác Nhà Thùng chỉ em cách tạo cao áp từ 220V để thắp 1 bóng thôi cũng được, bé cảm ơn anh lắm lắm.
Ảnh của cái đèn ấy đây ạ:
Đèn và màn hình LCD vỡ.
Đèn và mạch cao áp
Comment
-
Nguyên văn bởi thanhfdcCám ơn bác Hùng nhắc nhở. Đúng là em vẽ thiếu mất 1 con tụ nối giữa 2 chân C của 2 tran. Cuộn dây hồi tiếp về 2 chân B 2 tran các bác có thể quấn lên 4 vòng hoặc hơn tùy thuộc vào hfe của Tran mà các bác dùng nếu ko có 2SC2655 (hfe: 120-240). Nếu mạch ko dao động thì đổi 2 đấu cuộn hồi tiếp về 2 chân B 2 tran.
To Bé Chai:
Nó có sẵn mạch và biến áp cao áp rồi, sao không tận dụng cho bền đèn nhỉ? Chế mạch cao áp chẳng khó, nhưng mất thời gian lắm.
Mạch zin của nó, ăn nguồn DC12V (thường là vậy), có 1 chân active để bật đèn... Một số đời có thêm chân adj để chỉnh cao áp. Mân mê một lúc là ra ngay ấy mà. Không sợ hỏng đâu, nếu hỏng tớ sửa cho
À, nếu cái main mà không dùng đến thì để lại cho tớ nhé! Tớ nghịch vào việc khác.Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù
Comment
-
Nguyên văn bởi thanhfdcEm ko hiểu vì sao, bác có thể giải thích cho em hiểu ko. Đây là mạch em vẽ lại từ cái mạch nguyên bản của nó. Mạch giờ thì em ko còn giữ. Em mô phỏng thấy có vấn đề gì đâu. Ko chạy thì đảo 2 đầu cuộn hồi tiếp là chạy thôi mà. Điện áp trên tụ biến đổi thế tức là mạch đã dao dộng rồi còn gì.
+ Thứ nhất, tôi rất ghét mấy cái trình mô phỏng. Đơn giản vì mấy cái trình đó do con người tạo ra, nên không thể khôn hơn con người được. Đó chính là lý do nhiều cái mạch thiết kế đúng, chạy tĩ tã nhưng nó bảo không chạy! Còn những mạch chẳng chạy được thì nó cứ vi vu!
+ Thứ hai, mạch của bạn sai nguyên lý một cách trầm trọng. Tôi chẳng dám khoe khoang, nhưng khi làm việc với các mạch điện, tôi thường liên tưởng đến "đầu vào và đầu ra"... Có nghĩa là tôi thấy dòng điện chui vào cái lỗ này, thì dứt khoát nó phải có cái lỗ khác để chui ra, như thế mới hoàn thiện chu kỳ của nó được. Bất kể sự ngăn trở nào cũng khiến nó trở thành "bất lực"!
Ta chỉ có thể biến đổi hình dạng của nó (to ra, dài lên, thu nhỏ, nhọn đầu...) chứ không thể làm "cụt hứng" nó! Đó là nguyên tắc cơ bản khi làm việc với các mạch động lực. Nếu không, "chưa đến chợ đã hết tiền" là điều không thể tránh. Điều này đã có nhiều chú lên 4r chứng tỏ rồi.
+ Thứ ba, cụ thể theo cái mạch của bạn, đề nghị bạn xem lại phần hồi tiếp nhé! Cụ thể là cuộn hồi tiếp từ cái biến áp về cực B của Transistor. Bạn định lấy cái gì để ngắt/mở đây?
Theo kiểu mạch của bạn, sau khi đóng điện (mở đầu DVD xem film 3X), cả hai thằng Tran 1 và Tran 2 cùng "phịch" một phát... Thằng Tran 1 hỏi thằng Tran 2:
- Mày có lên không?
- Không!!! Thế còn mày?
- Tao cũng thế!Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù
Comment
-
Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viếtLắp thêm con tụ làm giề cho tốn kém? Bạn thử phân tích xem mạch đã giao động được chưa mà hoang thế?
To Bé Chai:
Nó có sẵn mạch và biến áp cao áp rồi, sao không tận dụng cho bền đèn nhỉ? Chế mạch cao áp chẳng khó, nhưng mất thời gian lắm.
Mạch zin của nó, ăn nguồn DC12V (thường là vậy), có 1 chân active để bật đèn... Một số đời có thêm chân adj để chỉnh cao áp. Mân mê một lúc là ra ngay ấy mà. Không sợ hỏng đâu, nếu hỏng tớ sửa cho
À, nếu cái main mà không dùng đến thì để lại cho tớ nhé! Tớ nghịch vào việc khác.
Comment
-
Nguyên văn bởi betraihn Xem bài viếtĐúng rồi, nó có sẵn cái mạch cao áp và 2 chân khiển on/off và ADJ chỉnh độ sáng. Nhưng bé không thích cái mạch đó vì phải dùng adapter 12V rồi qua mạch cao áp. Bé thích dùng 220V > cao áp thắp đèn cho gọn. Nếu được bác làm giúp mạch cao áp từ 220V AC, tôi biếu bác luôn cái mạch kia cho gọn.
Nói vui thôi, chứ bé gắn vào cái bể cá mà dùng cả MCU giao tiếp I2C thì bọn cá nó mất ngủ đấy! Hùng làm cho bé sáng 1 level thôi nhé
Bé PM cho Hùng cái địa chỉ hay "anô" gì đó đi, để còn tìm chỗ uốn biaĐêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù
Comment
-
Bạn nóng tính quá rồi. Nếu bạn có sẵn đồng hồ đo ở đó, làm ơn đo 2 đầu cuộn dây nối với cực B của D882 có được nối xuống mass không?
Dù không được nối với mass, thì cuộn kích cho chân B phải được nối với chân E của chính Transistor đó. Vì có nhiều cách nối biến áp với phần tử công suất (BJT/MOSFET...). Vấn đề ở chỗ, nếu nó chỉ có 1 cực tính thì lấy gì để duy trì giao động?
Nhân tiện nói về Transistor D882: Nó có rất nhiều kiểu chân (nhất là hàng Tàu):
- B phải, C giữa, E trái (chuẩn Nhật)=> có.
- B trái, C giữa, E phải =>cũng có.
- B giữa, C trái, E phải (chuẩn Âu)=> có.
- B giữa, C phải, E trái => cũng có nốt.
Bạn kiểm lại đã.Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù
Comment
-
Ờ thì ta cùng phân tích mạch nhé:
- Trước hết, cứ coi hai con Transistor đó như 2 cô gái đẹp ngang sức ngang tài.
- Sau khi đóng điện, 2 em đó bị 2 nòng súng (2 điện trở kích điện vào cực B) nên sợ quá, tụt hết cả quần áo.
- Cùng lúc đó, trong phòng (biến áp) có 1 anh trai tơ nhìn thấy cảnh đó, nhưng có 2 cánh cửa dẫn đến 2 cô gái đó thì bị đóng cả! Chàng trai cứ chạy hết cô nọ sang cô kia mà chẳng xơ múi gì... Chàng trai thầm nghĩ "Bu nó chứ! Sao không làm cái cửa thoát hiểm tụt xuống dưới, tao chiều cả 2 em luôn".
Đó là tôi phân tích cái mạch của bạn tại sao không chạy. Bởi đơn giản Khi cấp điện, cả 2 Tran đều thông cả. Tuy co 1 dòng điện cảm ứng sinh ra trong biến áp, nhưng nó chẳng phân biệt được thế nào là "cực tính" nên nó như pê đê ấy... Nó đành ngồi xuống rồi "xỉu", chẳng làm ăn được gì.
Bạn nói rằng sẽ có 1 tran để "thoát mass như diode"? Vậy cũng hài nhỉ, bởi con tran đó chắc chắn có nhiều nữ tính hơn con kia, khi mà nó được ăn (điện) như nhau, ngủ cùng phòng (mass), lớn lên cùng nhau (ngày sản xuất), cùng tên tuổi (D882)...
Để làm được như cách bạn nói, thiên hạ cũng đã làm rồi... Ngày trước anh USSR còn làm cái amply "đèn lệch", chính là tận dụng cái "đặc tuyến" không giống nhau của linh kiện. Nhưng để có hiệu suất cao với đặc tuyến đó, phải "lệch" rất nhiều!
Ví dụ anh Tom Cruise phải đứng cạnh anh Arnold Schwarzenegger thì anh Tom mới nữ tính được, chứ đúng cạnh anh Thành Long thì cũng rứa thôi!
Ừ thì cứ coi như nó lệch nhau đi, nhưng bạn quên mất tính diode B-E của Transistor à?
Còn tôi, sau bài viết này cũng xin dừng tranh luận, và hiểu tại sao có nhiều cu hỏi "sửa mãi mà cái mạch Tàu nó không chạy???"
Đơn giản thôi, nếu muốn làm sai nguyên lý, thì thay con D882 bằng con 883 hoặc "8 tỷ ba" gì đó...
Chứ nhìn nhiều cái mạch, vidéo, hình ảnh... ở trên mạng mà cười muốn khóc! Chỉ thương mấy đứa mới vào nghề đọc phải, hì hụi làm theo rồi lại lên dientuvietnam dốt nét hỏi búa xua...
Thương lắm vịt ngan ơi...Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù
Comment
-
Mạch này sao không chạy nhỉ? Nó là mạch dao động nghẹt đấy mà.
Đối với mạch dao động, yếu tố quan trọng nhất là phải tạo dao động dương, đồng pha, đủ lớn, ở tần số cộng hưởng. Tất cả những điều đó mạch này có rồi.
Ban đầu, do có thiên áp nên cả 2 trans đều dẫn, ở vùng tuyến tính.
Do 2 trans hơi khác nhau một chút, nên 1 trans sẽ dẫn hơn trans kia, do vậy, từ thông trên lõi sẽ biến thiên hơi nhanh hơn, dẫn đến điện áp ở cuộn phản hồi khác không.
Tiếp theo, điện áp này sẽ ép cho trans đang dẫn nhiều dẫn nhiều hơn và trans đang dẫn ít dẫn ít hơn. (Bạn để ý dòng trên cuộn phản hồi sẽ làm tăng dòng 1 tran và giảm dòng trans đối diện)
Hiện tượng tiếp diễn cho đến khi dòng trên 1 tran đủ lớn để làm bão hòa lõi. Đến khi này dòng tăng nhưng từ thông không tăng. Từ thông không biến thiên thì không có điện áp cảm ứng. Do vậy, điện áp trên cuộn phản hồi giảm về 0, làm giảm dòng của trans đang dẫn. Dòng giảm dẫn đến từ thông giảm, làm đảo chiều điện áp phản hồi: Tran đang dẫn sẽ bị khóa cấm bằng 1 điện áp âm, trans đang cấm sẽ chuyển sang dẫn. Từ thông đổi dấu và hiện tượng lặp lại từ đầu.
Mạch này được ưa thích trong mạch chuyển đổi năng lượng vì công suất lớn, cấu trúc đơn giản, làm việc tin cậy, chắc chắn, hiệu suất cao. Tuy nhiên, độ ổn định tần số và dạng sóng của nó không tốt nên không sử dụng trong mạch tín hiệu.
Để ổn định tần số và điện áp mạch phản hồi, Đồng thời, nó cũng làm giảm hài của mạch, người ta sử dụng các tụ cộng hưởng ở sơ cấp và thứ cấp như trong mạch của bạn đã có.
- 1 like
Comment
-
Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viếtỜ thì ta cùng phân tích mạch nhé:
- Trước hết, cứ coi hai con Transistor đó như 2 cô gái đẹp ngang sức ngang tài.
Thương lắm vịt ngan ơi...
Nhưng nếu là 2 cô thì ngồi một lúc sẽ có tranh luận từ nhỏ đến cấu xé.
Bằng chứng là các mạch dao động kiểu đẩy kéo đều dùng kiểu này: Dao động nghẹt (dùng biến áp bão hòa), mạch đa hài (dùng tụ liên lạc).
- 1 like
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
bởi bqvietServo cuối cùng vẫn chỉ là điều chỉnh tốc độ và đọc phản hồi vị trí
Qua cổng song song LPT cổ
https://www.electronicsforu.com/elec...eed-controller
Qua cổng USB - xem thêm đám FT232RL-
Channel: Điện tử công nghiệp
22-11-2024, 15:56 -
-
bởi thiennam0703Em đang tìm hiểu cách xây dựng chương trình điều khiển động cơ Servo Yaskawa bằng máy tính tuy nhiên khi tìm kiếm trên mạng các hướng dẫn thì thường là điều khiển bằng vi điều khiển hoặc điều khiển bằng PLC hay điều khiển động cơ...
-
Channel: Điện tử công nghiệp
22-11-2024, 15:32 -
-
Trả lời cho Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi bacthoMình cũng bị như vậy mà chưa biết ở đâu
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 21:00 -
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi nhathung1101Câu trả lời là không dùng được.
Hai lớp dán mặt trước và mặt sau, gọi là film phân cực. Muốn hiểu rõ về nó thì chịu khó search nhé. Ở đây có rất nhiều chó cứ ngửi thấy phân là sủa nhặng, nên không giải thích nhiều....-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
21-11-2024, 16:20 -
-
Comment on Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi Memem
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 15:10 -
-
Trả lời cho Tổng hợp các thông tin về mạch nạp cho AVRbởi MememMọi người ơi cho em hỏi cái này ạ, hiện tại em đang làm btl về hiển thị giá trị nhiệt độ trên led 7 thanh sử dụng atmega16, code em chạy trên mô phỏng rất oke nhưng khi lắp qua mạch thực thì bị lỗi ở led đầu tiên bị lỗi như thế này...
-
Channel: Vi điều khiển AVR
21-11-2024, 15:10 -
-
bởi mantruongepuNhờ cả nhà tìm giúp mình thông tin IC này với, thấy ghi 943B W58BAL mà mình tìm mấy ngày nay không được, nó được đóng gói dạng TSSOP 8. Cám ơn cả nhà....
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
20-11-2024, 14:40 -
-
bởi TherulCảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện và quá trình phát triển sản phẩm của mình. Trước tiên, thật may mắn khi bạn vượt qua tai nạn và vẫn giữ được niềm đam mê cũng như khả năng sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật. Việc bạn tiếp tục...
-
Channel: từ PIC tới dsPIC
20-11-2024, 07:20 -
-
Trả lời cho Em muốn hỏi mọi người về nguyên lý hoạt động, tần số của mạch công suất trong máy rửa siêu âm ạ.bởi nguyendinhvanBạn nên nghiên cứu cái chấn lưu đèn ống Compact fluorescent lamp hay đèn compact trước đã. Nó rẻ đỡ tốn kém.
Sau khi hiểu rõ rồi thì chuyển sang cái mạch này.
Ở cái chấn lưu, tần số của nó linh tinh lắm, tùy điện áp nguồn, tùy...-
Channel: Hỗ trợ học tập
19-11-2024, 22:44 -
Comment