Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hỏi - Cần gì để bắt đầu

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hỏi - Cần gì để bắt đầu

    Em đang học bên ngành kiến trúc, nhưng lại rất thích học về điện tử
    Em đang bắt đầu tìm hiểu về AT89C51 nhưng chưa biết bắt đầu như thế nào, không biết cần mua linh kiện gì để thực hành, mạch nạp, ....
    Quả thật là em bị bối rối bởi quá nhiều đầu sách chỉ dạy cho người ta lập trình thế này thế kia mà mở đầu lại không nói cho họ biết là họ cần có gì để thực hành
    Vì vậy em mở chủ đề này muốn hỏi mọi người là: Xuất phát điểm từ số 1( có một ít kiến thức lập trình+ biết về các linh kiện và đo đạc ở mức trung bình) thì bắt đầu phải làm gì để có thể làm việc được với 89C51
    Cần phải có đồ nghề gì( Mạch nạp, chíp gì...)? ( Nếu chỉ chỗ mua ở HN thì tuyệt vời quá)
    Bắt đầu đọc từ quấn sách nào là cơ bản nhất? ( Tìm trên mạng có quá trời đầu sách)
    Rồi tiếp đến là quấn sách nào?

    Thứ 2 là em muốn hỏi là: Đầu tiên để cho chip làm việc thì đặt ra bài toán, tìm hướng giải quyết, làm mạch, lập trình, nạp mạch và chạy
    Có quá nhiều chủ đề riêng lẻ, mỗi chủ đề cả chục bài viết nhưng chưa có ai hệ thống lại thành một chủ đề( theo đánh giá của em) vậy bác nào hiểu biết rộng mong có 1 bài tổng hợp hệ thống lại cho mọi người dễ tìm hiểu một cách hệ thống, không cần mất quá nhiều công sức tìm từng đề tài( có thể chỉ là 1 chủ đề với các link đến các chủ đề con nhưng nó hệ thống cho người mới như em bết được nên bắt đầu từ đâu)
    Cảm ơn mọi người

  • #2
    Chào bạn LeeShin456, bạn đã có kiến thức cơ bản về điện tử rồi vậy việc học VĐK sẽ không khó lắm đâu (cơ bản thôi nha).
    Vậy bạn cần có những gì:
    Phần cứng:
    - 1 con AT89C51 (hay AT89S52 giá rẻ hơn, tính năng như nhau; 89V51RB2 mắc hơn nhưng mạch nạp khá đơn giản, tùy bạn chọn).
    - Như bạn biết, bạn cần có mạch nạp cho con AT89 của bạn, cứ ra chợ nói mua mạch nạp 89 thôi (nếu bạn dùng laptop thì nên mua mạch nạp dùng cổng USB cho tiện khoảng 250k) trong đó sẽ có đĩa Cd chuơng trình nạp, một số đoạn chương trình mẫu, ...
    - Thạch anh 12MHz, tụ điện, điện trở, đèn led đơn, led 7 đoạn, ...
    - Bạn đã biết vẽ mạch chưa, nếu chưa thì nên mua một KIT thực hành AT89C51 luôn (mình không biết giá nhé), KIT này để "hiển thị" những thứ bạn lập trình ra ngoài.
    Phần mềm:
    - Phần mềm để nạp thì đi kèm với mạch nạp mua rồi (nhờ kiểm tra xem mạch nạp bạn mua có đĩa CD không nhé).
    - Phầm mềm lập trình (Compile) có hai loại chính: lập trình dùng ngôn ngữ Asembler (ASM) mình dùng Pro-studio có trong trang mình gửi kèm; lập trình dùng C bạn có thể dùng Keil C cũng có trong trang web dưới đây.
    Tài liệu học: nhiều tài liệu lắm, nhưng sách thì có cuốn Vi điều khiển 8051 của thầy Tống Văn On (mình chỉ dùng tham khảo thôi), mình chủ yếu dùng tài liệu của trường mình có ở trang web dưới đây (dùng ASM thôi).
    http://pqtri2002.googlepages.com/
    Trang web này là của thầy mình để cho các bạn sinh viên trong trường học tập.
    "Các tài liệu trên website chỉ nhằm mục đích phục vụ cho việc học tập của sinh viên Khoa Công nghệ Điện tử trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh."

    Comment


    • #3
      Bạn chuẩn bị những thứ trên đi rồi nghiền ngẫm nó, sau đó mới bắt đầu bài học đầu tiên được.
      Nói nữa bạn sẽ rối mất, cứ làm từ từ từng bước thôi.
      Nhớ đọc hai quyển sách mình nêu nhé, đọc thêm thì càng tốt.
      Xong rồi thì tự tìm hiểu tiếp, không thì vào đây hỏi mọi người nha.
      Chúc bạn sớm "làm chủ" được con AT89C51.

      Comment


      • #4
        Bạn chuẩn bị những thứ trên đi rồi nghiền ngẫm nó, sau đó mới bắt đầu bài học đầu tiên được.
        Nói nữa bạn sẽ rối mất, cứ làm từ từ từng bước thôi.
        Nhớ đọc hai quyển sách mình nêu nhé, đọc thêm thì càng tốt.
        Xong rồi thì tự tìm hiểu tiếp, không thì vào đây hỏi mọi người nha.
        Chúc bạn sớm "làm chủ" được con AT89C51.

        Comment


        • #5
          đơn giản thế này
          - mạch nạp
          -chip
          -kit chạy (có thể mua nếu không biết làm)
          -máy tính
          - tài liệu hoặc nhờ ai đó dạy cho

          Comment


          • #6
            Cảm ơn mọi người đã giúp đỡ, quả thực khi mới bắt đầu thì em chẳng biết nên bắt đầu như thế nào mọi thứ nó cứ rối tung hết cả lên mà chẳng biết nên mua những gì
            Bây giờ thì ra chợ nào! Cảm ơn mọi người

            Cho mình hỏi thêm là có thể mua KIT ở đâu? Ngoài chợ trời có bán không? Hay trên diễn đàn mình có ai bán không thì cho mình link hoặc địa chỉ để liên hệ nhé
            Cái bảng mạch bằng nhựa để gắn các linh kiện điện tử lên test thử đó gọi là gì? Giá khoảng bao nhiêu? Cảm ơn trước nhé
            Last edited by LeeShin456; 29-07-2009, 17:40.

            Comment


            • #7
              lập trình vi xử lý bằng c

              bác nào viết lập trình con 8051 bằng c chỉ dùm? Hiện mình đang lập trình cho con này bằng hợp ngữ nhưng thấy nó phức tạp và khó hiểu quá. bác nào biết thì chỉ dùm.

              chuyên cung cấp, sửa chữa PLC, HMI, SERVO, SENSOR..v.v
              Mr. Ka (093.858.49.68)

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi thegioidong Xem bài viết
                bác nào viết lập trình con 8051 bằng c chỉ dùm? Hiện mình đang lập trình cho con này bằng hợp ngữ nhưng thấy nó phức tạp và khó hiểu quá. bác nào biết thì chỉ dùm.
                Bạn muốn chỉ dùm cái gì thì up lên chứ? Hỏi như vậy thì chỉ từ đâu!
                Tuy mình mới học điện tử nhưng chắc là đủ khả năng giúp bạn, nếu không thì trên diễn đàn còn nhiều pro lắm! Cứ up câu hỏi lên đã

                Comment


                • #9
                  Nếu không muốn mất tiền và thời gian, và nếu chỉ đơn giản là muốn tìm hiểu về 1 con vdk thì có thể dùng Proteus. Đây là chương trình mô phỏng mạch và các vdk.
                  Bạn có thể lập trình trên các chương trình thông thường, dịch ra file hex, Proteus cho phép nạp file hex đó vào vdk và hoạt động như một mạch kit thật.

                  Comment


                  • #10
                    thử cái này nhé, cũng khá hay
                    Attached Files

                    Comment


                    • #11
                      Mình thấy làm một số bài đơn giản trên proteus khá hay, không mất tiền đi mua kit ( đắt hơn tự làm ) . Trong khoảng thời gian bạn làm thử trên proteus bạn có thể học sơ sơ về orcad hoặc protel cũng đủ vẽ một số mạch đơn giản rồi tự làm . Như thế vừa rẻ lại tiết kiệm thời gian .Mình xem qua một số mạch kit bán giá khá là đắt , tự làm vẫn hay hơn nhiều .
                      Cái gì người khác làm được , mình cũng làm được !

                      Comment


                      • #12
                        Mình ở HCM nên không biết chỗ bán linh kiện ngoài HN.
                        Nếu tự làm thì đầu tiên bạn hãy làm những mạch đơn giản như 8 led đơn nối lên Vcc hay GND, Led 7 đoạn, board nút nhấn, ... trên trang web mình đưa có một file pdf có sơ đồ mạch của KIT thực hành của trường mình đó, sơ đồ chia ra từng khối dễ nhìn thôi, bạn có thể tự làm hay mua tùy bạn.
                        Cái mạch để cắm linh kiện goi là testboard có 2 loại: loại hàn (chỉ dùng được vài lần), loại cắm có nhựa màu trắng ở ngoài khoảng 40 ~ 50k.
                        @ thegioidong: nếu bạn thấy khó hiểu chỗ nào thì hỏi mọi người sẽ giúp bạn, mình chỉ biết ASM thôi, có thể giúp những thứ cơ bản.
                        Last edited by designer; 30-07-2009, 00:35.

                        Comment


                        • #13
                          Cảm ơn các bạn đã giúp mình đã mua được đủ dụng cụ rồi! Sáng nay, ngồi nghịch thấy sướng thật
                          Mọi khi cũng mô phỏng bằng proteus nhưng làm trực tiếp đúng là sướng thật!
                          Cảm ơn nhé

                          Comment


                          • #14
                            ASM hay C?
                            Em thấy C rất dễ hiểu, đã test thử cùng 1 code( đơn giản) có thể nạp co nhiều loại VDK khác nhau( cái này do nhầm lẫn nạp nhầm mà vẫn chạy vô tư), còn các chương trình lớn thế nào thì em chưa rõ, nhưng theo em thì các chương trình lớn, độ phức tạp cao lại càng cần phải rõ ràng như C.
                            Thêm nữa là tại sao mạch của bác nào cũng cứ thêm một con thạch anh vào cho tốn kém! Vì mấy cái 89 em chạy không có thạch anh + bộ ổn định 5V vẫn chạy tốt mà?

                            Comment


                            • #15
                              Thường thì các MCU đều có nguồn xung nội bên trong nó, ko lắp bộ dao dộng ngoài cũng ko sao cả , nhưng để chạy với tốc độ lớn hơn thì cần bộ giao động ngoài. Bộ xung giao động chuẩn bên trong chỉ đến đc 8Mhz thôi thì phải , mình nhớ là đọc datasheet nó viết vậy. Trong khi tốc độ ví dụ con ATmega8 là up đc đến 16MIPS với tốc độ 16Mhz
                              Last edited by aprninth; 31-07-2009, 10:22.
                              Cái gì người khác làm được , mình cũng làm được !

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              LeeShin456 Tìm hiểu thêm về LeeShin456

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X