Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hỏi- Mạch cầu H

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    Nguyên văn bởi hanguyen Xem bài viết
    Lại được cậu quân đội nhân dân VN vào phân tích nữa à
    Coi nó như mạch số ư? Cách hiểu cũng hay đấy. Nhưng nói như thế nghĩa là khi coi nó là mạch số thì chiều dòng điện đảo ngược lại à? Mà chắc chú phải thống nhất lại về từ "mở" trong câu "Q6 mở" đi đã, mở ở đây nghĩa là thông (dẫn) cho dòng điện chạy qua hay là mở (open) nghĩa là hở mạch ==> ngắt không cho dòng điện chạy qua? nghĩa nào đây?
    Vâng cảm ơn bác đã nhắc nhở. Em xin chỉnh lại luôn là thông (hay dẫn). Mời bác.

    Em thật với các bác em thì trình tương tự cũng ko cao. Dưng mờ cái mạch này thực ra nó lại chỉ cần đóng mở là chính nên em tạm coi như là cái mạch số. Mà mạch số thì nó lại là nghề của em. Vì vậy em thấy cái đoa đỏa ở trển nó sai toét. Nếu Q6 dẫn thì dòng lại chạy qua Q2 -> Động cơ -> Q3 đấy. Bác tin ko?
    À mà em thật với các bác là cái chiện vác bn năm kinh nghiệm ra chưng biển trên cái chốn ảo này nó hài lắm. Vậy bác nào có trình thì cứ viết sao cho hay sao thuyết phục đc người ta là đc roài. Phỏng ạ?
    AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
    Xem thêm tại Online Store ---> Click here
    Mob: 0982.083.106

    Comment


    • #62
      Nguyên văn bởi hanguyen Xem bài viết
      Mạch của bạn vandat07 post lên là mạch cầu H rất quen thuộc với những người chơi robot. Bây giờ giả sử nút nhấn bên phải được nhấn xuống (nút bên trái nhả), Q6 sẽ dẫn điện, một dòng điện sẽ lập tức chảy từ dương nguồn qua điện trở R1, qua tiếp giáp B-E của Q1, qua motor, qua tiếp giáp B-E của Q4 rồi qua tiếp giáp C-E của Q6 về âm nguồn. Gọi dòng điện này là Ib.
      Xin lỗi. Phần của thứ tự mở của bác đúng. Em hơi nhầm 1 một chút. Tuy nhiên trả lời như của bác ở trên theo em là vẫn sai. Dòng qua R1 là dòng định điểm làm việc cho trans. Khi trans mở thì dòng sẽ chạy thẳng qua trans (giải thích ở dưới)
      Em tạm phân tích thế này.:
      Ở trạng thái bình thường chưa nút nào bấm Q5, Q6 đóng. Dòng định thiên cấp vào Q1, Q2 nên Q1, Q2 mở, Q3,Q4 đóng.
      Bấm 1 nút nào đó, ví dụ bên phải, Q6 mở. Mạch E chung ==>dòng ko vào Q2 =>Q2 đóng lại, Q4 mở, Q1 vẫn mở, Q3 vẫn đóng. Dòng từ nguồn --> Q1 -->Động cơ--> Q4 -->GND
      Các trans hoạt động ở chế độ mở bão hòa, dòng cung cấp phụ thuộc vào trans và động cơ. Điện áp cấp cho động cơ coi như bằng nguồn, sụt áp trên trans coi như ko đáng kể do chế độ mở bão hòa điện trở của trans nhỏ.
      Mời bác.
      Last edited by VNarmy; 09-08-2009, 01:28.
      AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
      Xem thêm tại Online Store ---> Click here
      Mob: 0982.083.106

      Comment


      • #63
        Nguyên văn bởi VNarmy Xem bài viết
        Xin lỗi. Phần của thứ tự mở của bác đúng. Em hơi nhầm 1 một chút. Tuy nhiên trả lời như của bác ở trên theo em là vẫn sai. Dòng qua R1 là dòng định điểm làm việc cho trans. Khi trans mở thì dòng sẽ chạy thẳng qua trans (giải thích ở dưới)
        Em tạm phân tích thế này.:
        Ở trạng thái bình thường chưa nút nào bấm Q5, Q6 đóng. Dòng định thiên cấp vào Q1, Q2 nên Q1, Q2 mở, Q3,Q4 đóng.
        Bấm 1 nút nào đó, ví dụ bên phải, Q6 mở. Mạch E chung ==>dòng ko vào Q2 =>Q2 đóng lại, Q4 mở, Q1 vẫn mở, Q3 vẫn đóng. Dòng từ nguồn --> Q1 -->Động cơ--> Q4 -->GND
        Các trans hoạt động ở chế độ mở bão hòa, dòng cung cấp phụ thuộc vào trans và động cơ. Điện áp cấp cho động cơ coi như bằng nguồn, sụt áp trên trans coi như ko đáng kể do chế độ mở bão hòa điện trở của trans nhỏ.
        Mời bác.
        Vậy là chú VNArmy lại võ đoán rồi. Dòng điện chính chảy qua C-E của 2 trans Q1 và Q4 ==> đúng. Nhưng:
        Điện áp cấp cho động cơ coi như bằng nguồn, sụt áp trên trans coi như ko đáng kể do chế độ mở bão hòa điện trở của trans nhỏ.
        Mời bác.
        ==> Tôi nói: Sai!

        Phát biểu của tôi là: Điện áp trên động cơ bị sẽ bị hao hụt mất qua điện trở R1 và các tiếp giáp B-E của Q1 và Q4 một phần rất đáng kể! Nói cách khác, điện áp trên động cơ không thể được coi như bằng nguồn được!

        Tuy nhiên để tránh ông nói gà bà nói vịt, ta hãy thống nhất rõ ràng từng bước một: Lấy nguồn bằng 12V (Vcc = 12V). Nguồn coi như lý tưởng (có nội trở bằng không) để các sụt áp trong mạch không bị nhầm lẫn với sụt áp trên đầu nguồn. Như vậy OK chưa? Bây giờ chú nói nói lại xem: "coi như bằng nguồn" nghĩa là thế nào: 10V, 10.5V, 11V, 11.8V, 11.9V, hay 11.95V?? Tóm lại theo chú, điện áp trên động cơ sẽ có giá trị bằng bao nhiêu thì được coi như bằng nguồn??
        Last edited by hanguyen; 09-08-2009, 02:56.
        "Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein

        Comment


        • #64
          Nhóc thấy anh HaNguyen phân tích mạch đúng. Nhưng anh hơi mất bình tĩnh.

          Để Nhóc giúp sức chung với mọi người phân tích cái mạch này nhé:

          1/. Anh DuongHoang:
          Um=Vcc - Uce1 - Uce2
          Chả có chỗ nào liên quan tới Ube cả, mà làm sao bạn biết điện áp tại R1 sẽ sụt áp, công suất nguồn như thế nào bạn biết chưa
          Công thức của anh đúng, nhưng lý luận của anh không hợp lý vì:

          a/. Tranistor chỉ bão hòa khi Ube > Uce, như vậy đối với Q1 điện thế ở b phải cao hơn điện thế ở c. Thực tế thì Vc1 đã bằng V nguồn rồi và Vb1 của Q1 không thể cao hơn áp nguồn được, mà phải bằng áp nguồn trừ đi sụt áp trên R1. Do đó Q1 không thể bão hòa.

          b/. Nếu Q1 có hệ số khuếch đại β vô cùng lớn đến nỗi Ib --> 0, sụt áp trên r1 -->0 đi chăng nữa thì Uce của Q1 sẽ bằng với Ube. Nghĩa là nó xấp xỉ 0,6 đến 0,7V. Thực tế cho thấy các con trans khuếch đại tín hiệu nhỏ có thể có β từ 100 đến 250 ở khu vực dòng nhỏ. Các con công suất có thể có β từ 20 đến 50 ở khu vực dòng trung bình, và rớt xuống còn khoảng 10 đến 15 ở khu vực dòng lớn. Do đó Ib không -->0 mà sẽ tùy thuộc vào tải. Như vậy Uce của anh sẽ bằng sụt áp của R1 cộng với Ube.

          c/. Q6 có thể bão hòa, nhưng Q4 không thể bão hòa vì Vb4 không thể âm hơn Vc4. Như vậy điện thế cực e Ve không thể thấp hơn Ueb4 + Uce6

          Nhóc có vẽ cái hình minh họa chi tiết lên đây để các anh chị xem thử.
          Các anh chị lưu ý:
          Điện thế so với đất, Nhóc dùng chữ V.
          Hiệu điện thế (điện áp) Nhóc dùng chữ U.
          Ube của trans pnp theo quy ước là âm. Như vậy Ueb sẽ dương.

          Attached Files
          Last edited by cô nhóc; 10-08-2009, 02:22. Lý do: Thay cái hình sai tệ hại
          Nhóc thích nghịch điện,
          Nhóc thích xì păm,
          Nhóc thích trêu mấy anh.
          Hi hi.

          Comment


          • #65
            Nguyên văn bởi hanguyen Xem bài viết
            @duonghoang & chuc_1981: Thể theo yêu cầu của các bạn tôi bớt chút thời gian vẽ mạch và lấy kết quả test trên máy tính bằng phần mềm Orcad 16.0. Các kết quả đã ghi rõ trong hình, từ từ xem và suy ngẫm các bạn nhé.

            Qua đây tôi muốn nhắn tới các bạn: Để luôn tự tin trong tranh luận các bạn cần phải chắc chắn mình đã tai nghe, mắt nhìn, tay sờ vào các linh kiện và mạch điện tử, đã kinh qua nhiều năm trên các "bãi chiến trường" điện tử với các công trình tự tay mình làm ra và được cộng đồng ghi nhận thì hãy mạnh dạn phát biểu cho mọi người nghe nhé. CCG!


            Chú ý: Nếu xem các kết quả này bạn vẫn chưa thấy phục thì hãy cố gắng tiết kiệm tiền (chỉ khoảng 10 nghìn đồng thôi) để mua linh kiện về mà tự tay test lấy. Nhớ là dùng đồng hồ đủ tốt mà đo chứ đừng dùng đồng hồ rẻ tiền của TQ vì nó sai số nhiều lắm đấy. Nếu đo bằng đồng hồ này cảm thấy nghi ngờ thì lấy đồng hồ khác mà đo. Nếu làm đi làm lại nhiều lần vẫn không ra được kết quả mình mong đợi thì cũng đừng đổ tại đồng hồ nhé, hãy mang nó đến phòng thí nghiệm của thầy giáo dạy điện tử của bạn nhờ ông ý xem xét xem lắp có sai chỗ nào không và dùng đồng hồ xịn kiểm chứng kết quả.

            Nhân tiện đây tôi đưa thêm 2 mạch điện đơn giản để làm rõ thêm vấn đề này. Bạn thử "đoán" và tính thử xem điện áp Ura và cường độ dòng điện Ib của transistor trong mạch là bao nhiêu? Các số liệu đã cho trong hình.

            Chúc các bạn trở thành những người thiết kế và phán đoán điện tử giỏi!


            -------------------------------------------------------------
            trích Hanguyen:
            Vậy là chú VNArmy lại võ đoán rồi. Dòng điện chính chảy qua C-E của 2 trans Q1 và Q4 ==> đúng. Nhưng:


            Phát biểu của tôi là: Điện áp trên động cơ bị sẽ bị hao hụt mất qua điện trở R1 và các tiếp giáp B-E của Q1 và Q4 một phần rất đáng kể! Nói cách khác, điện áp trên động cơ không thể được coi như bằng nguồn được!

            Tuy nhiên để tránh ông nói gà bà nói vịt, ta hãy thống nhất rõ ràng từng bước một: Lấy nguồn bằng 12V (Vcc = 12V). Nguồn coi như lý tưởng (có nội trở bằng không) để các sụt áp trong mạch không bị nhầm lẫn với sụt áp trên đầu nguồn. Như vậy OK chưa? Bây giờ chú nói nói lại xem: "coi như bằng nguồn" nghĩa là thế nào: 10V, 10.5V, 11V, 11.8V, 11.9V, hay 11.95V?? Tóm lại theo chú, điện áp trên động cơ sẽ có giá trị bằng bao nhiêu thì được coi như bằng nguồn??
            -------------------------------------------------------------
            Rỏ ràng bạn không hiểu vì sao có sự sụt áp trên R1 và sụt bao nhiêu volt cũng như khi nào nó bị sụt áp. Bạn tin tưởng vào chương trình mô phỏng mà kết luận và chưa đủ trình độ để phân tích nên bê nguyên xi cái công thức đó vào.
            Bạn nên xem lại khi nào r1 sụt áp thì chúng ta tiếp tục bàn luận.
            Last edited by Chuc_1981; 09-08-2009, 20:09.

            Comment


            • #66
              Nguyên văn bởi Chuc_1981 Xem bài viết
              Rỏ ràng bạn không hiểu vì sao có sự sụt áp trên R1 và sụt bao nhiêu volt cũng như khi nào nó bị sụt áp. Bạn tin tưởng vào chương trình mô phỏng mà kết luận và chưa đủ trình độ để phân tích nên bê nguyên xi cái công thức đó vào.
              Bạn nên xem lại khi nào r1 sụt áp thì chúng ta tiếp tục bàn luận.
              Bê nguyên xi cái gì ở đâu thế chuc_1981?? Bạn tìm được công thức trong các bài viết của tôi ở sách nào thế? Có phải tác giả của nó là Hanguyen không? Xem lại các bài viết của tôi đi!!!

              Đến phải mở lớp xóa mù BJT mất thôi.
              "Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein

              Comment


              • #67
                Nguyên văn bởi hanguyen Xem bài viết
                Bê nguyên xi cái gì ở đâu thế chuc_1981?? Bạn tìm được công thức trong các bài viết của tôi ở sách nào thế? Có phải tác giả của nó là Hanguyen không? Xem lại các bài viết của tôi đi!!!

                Đến phải mở lớp xóa mù BJT mất thôi.
                Nếu Hanguyen mà có được trình độ nhận biết được khi náo R1 sụt áp thì tốt cho 4r này quá,đừng bê toàn bộ công thức tính phân cực tự động khi transitỏ quá nhiệt vào đây,càng viết ra người ta càng thấy trình độ của bạn quá tệ

                Comment


                • #68
                  Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                  Nhóc thấy anh HaNguyen phân tích mạch đúng. Nhưng anh hơi mất bình tĩnh.

                  Để Nhóc giúp sức chung với mọi người phân tích cái mạch này nhé:

                  1/. Anh DuongHoang:

                  Công thức của anh đúng, nhưng lý luận của anh không hợp lý vì:

                  a/. Tranistor chỉ bão hòa khi Ube > Uce, như vậy đối với Q1 điện thế ở b phải cao hơn điện thế ở c. Thực tế thì Vc1 đã bằng V nguồn rồi và Vb1 của Q1 không thể cao hơn áp nguồn được, mà phải bằng áp nguồn trừ đi sụt áp trên R1. Do đó Q1 không thể bão hòa.

                  b/. Nếu Q1 có hệ số khuếch đại β vô cùng lớn đến nỗi Ib --> 0, sụt áp trên r1 -->0 đi chăng nữa thì Uce của Q1 sẽ bằng với Ube. Nghĩa là nó xấp xỉ 0,6 đến 0,7V. Thực tế cho thấy các con trans khuếch đại tín hiệu nhỏ có thể có β từ 100 đến 250 ở khu vực dòng nhỏ. Các con công suất có thể có β từ 20 đến 50 ở khu vực dòng trung bình, và rớt xuống còn khoảng 10 đến 15 ở khu vực dòng lớn. Do đó Ib không -->0 mà sẽ tùy thuộc vào tải. Như vậy Uce của anh sẽ bằng sụt áp của R1 cộng với Ube.

                  c/. Q6 có thể bão hòa, nhưng Q4 không thể bão hòa vì Vb4 không thể âm hơn Vc4. Như vậy điện thế cực e Ve không thể thấp hơn Ueb4 + Uce6

                  Nhóc có vẽ cái hình minh họa chi tiết lên đây để các anh chị xem thử.
                  Các anh chị lưu ý:
                  Điện thế so với đất, Nhóc dùng chữ V.
                  Hiệu điện thế (điện áp) Nhóc dùng chữ U.
                  Ube của trans pnp theo quy ước là âm. Như vậy Ueb sẽ dương.
                  Cảm ơn em Nhóc. Tôi đã mô tả hoạt động, phân tích, tính toán bằng tay, rồi sau đó còn minh họa thêm bằng kết quả tính tự động của máy tính cho các bạn ở đây xem rồi. Nhưng có lẽ "giảng" trên internet hiệu suất nó thấp hoặc mạch này nó quá trừu tượng nên hiểu đc nó đối với một số bạn là một việc quá chật vật. Xin lỗi các bạn trẻ nhưng ai ngu thì đành phải chịu thôi. Tôi không phân tích thêm nữa
                  "Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein

                  Comment


                  • #69
                    Nguyên văn bởi Chuc_1981 Xem bài viết
                    Nếu Hanguyen mà có được trình độ nhận biết được khi náo R1 sụt áp thì tốt cho 4r này quá,đừng bê toàn bộ công thức tính phân cực tự động khi transitỏ quá nhiệt vào đây,càng viết ra người ta càng thấy trình độ của bạn quá tệ
                    Không cần phải nghĩ cho 4r đâu, khi nào bạn hiểu được là việc tôi đang làm chính là rất tốt cho bạn thì lúc đó bạn sẽ tự nhận ra được là tôi đã giải thích vì sao có sự sụt áp đáng kể trên R1 và khi nào thì sụt áp trên R1 ngay từ các post đầu tiên rồi. Đừng cố gắng công kích tôi nữa. Bạn sẽ mất đi các nơ ron thần kinh đang dao động quá mức trong đầu bạn đấy.
                    Last edited by hanguyen; 09-08-2009, 22:06.
                    "Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein

                    Comment


                    • #70
                      rom quá

                      e nghĩ mạch cầu H còn nhiều vấn đề lắm, thường mạch cầu dùng transistor ko dùng được với các động cơ công suất lớn. Em đang cần sơ đồ mạch cầu dùng Mosfet gồm 2 con IRF 9540 va 2 con IRF 540 chỉ dùng 2 nút bấm để đổi chiều động cơ. Các bác giúp e.

                      Comment


                      • #71
                        Nguyên văn bởi Chuc_1981 Xem bài viết
                        Rỏ ràng bạn không hiểu vì sao có sự sụt áp trên R1 và sụt bao nhiêu volt cũng như khi nào nó bị sụt áp. Bạn tin tưởng vào chương trình mô phỏng mà kết luận và chưa đủ trình độ để phân tích nên bê nguyên xi cái công thức đó vào.
                        Bạn nên xem lại khi nào r1 sụt áp thì chúng ta tiếp tục bàn luận.
                        Chắc chắn phải có sụt áp trên R1 rồi, anh Chúc à.

                        Muốn có dòng Ic1 thì phải có dòng Ib1.

                        Dòng Ib1 gần bằng Ic1 chia cho hệ số khuếch đại.

                        Dòng Ib1 chảy qua R1 đương nhiên sẽ có sụt áp trên R1.

                        Do đó điện thế cực b phải thấp hơn điện thế cực c.

                        Muốn có dòng qua R1 thì mối nối eb phải phân cực thuận.

                        Khi đó điện thế cực e của Q1 phải thấp hơn điện thế cực b khoảng 0,6V.

                        Vậy tổng cộng điện thế cực e sẽ thấp hơn điện thế cực c là 2,6V.
                        Nhóc thích nghịch điện,
                        Nhóc thích xì păm,
                        Nhóc thích trêu mấy anh.
                        Hi hi.

                        Comment


                        • #72
                          Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                          Chắc chắn phải có sụt áp trên R1 rồi, anh Chúc à.

                          Muốn có dòng Ic1 thì phải có dòng Ib1.

                          Dòng Ib1 gần bằng Ic1 chia cho hệ số khuếch đại.

                          Dòng Ib1 chảy qua R1 đương nhiên sẽ có sụt áp trên R1.

                          Do đó điện thế cực b phải thấp hơn điện thế cực c.

                          Muốn có dòng qua R1 thì mối nối eb phải phân cực thuận.

                          Khi đó điện thế cực e của Q1 phải thấp hơn điện thế cực b khoảng 0,6V.

                          Vậy tổng cộng điện thế cực e sẽ thấp hơn điện thế cực c là 2,6V.
                          Sụt áp và điện áp rơi trên điện trở khi có dòng điện chạy qua là 2 vấn đề khác nhau. cô Nhóc tình toàn như thế là tính điện áp rơi trên R1 khi phân cực.
                          Bạn Han nguyen nói về sựt áp trên R1.Từ sụt áp chỉ dùng khi có tải ( điện thế này rất lớn theo lời bạn Hannguyen),cô nhóc xem lại cách tính điện áp của bạn ấy).Chúng ta đang nói về vấn đề sụt áp chứ ko phải là điện áp rơi.
                          Lần đầu tiên tôi thấy tran dẫn ko qua CE mà qua BE.

                          Comment


                          • #73
                            Úi,cái mạch cơ bản đến mức "không cần modify thêm" lại khiến cho nhiều cao thủ đổ mồ hôi,sôi nước mắt vậy à ?

                            Trước tiên,mạch của bạn s0n_tute_bn là sai,bạn có thể tham khảo mạch ở link này:
                            http://library.solarbotics.net/circu...arHbridge.html

                            Nguyên tắc chung là khi motor quay,chỉ 2 transistor chéo góc nhau là dẫn điện (tuỳ thuộc chiều quay của động cơ)

                            Người ta nối chung 2 chân B lại với nhau,có thêm trở be bé để hạn dòng Ib max,như vậy ta có 2 chân kích

                            Muốn động cơ quay trái,ta kích 1-0,quay phải ta kích 0-1.Kích 00 hay 11 thì motor không quay

                            còn nữa:
                            Transistor bão hoà khi :
                            *Vbe=Vbemax= ~0.7V (chưa thấy con nào lớn hơn 1V)
                            *Ic = Ic max
                            *Ib = Ib max
                            *Vce bão hoà ~ 0 (thực tế = 0.2V)

                            Khi trans chưa bão hoà thì Vce tăng và dòng Ic sẽ đốt nóng nó,cho nên khi thiết kế phải làm cho dòng Ic đạt đến giá trị Ic max để giảm giá trị Vce.

                            công thức cuối cùng: Vtải = Vcc-Vce1-Vce2 (vì có 2 trans cùng dẫn điện),Vce1 và Vce2 có liên quan gián tiếp đến Ib,nhưng khi đã bảo đảm cung cấp đủ dòng Ib max cho trans,và tải cố định thì Ib không còn liên quan gì đến công thức trên.

                            Comment


                            • #74
                              Nguyên văn bởi hanguyen Xem bài viết
                              Sai và nhầm là chuyện bình thương mà bạn, chúng ta ai cũng có lúc sai mà. Mình định bỏ đi nhưng nghĩ lại nếu không ai giải thích mạch thì sợ rằng sau này có nhiều bạn cũng nhầm lẫn thì có ngày điện tử (tử vì điện) thì không đành Mình giải thích để các bạn mới làm quen với mạch cầu cũng hiểu rõ về nó:

                              Mạch của bạn vandat07 post lên là mạch cầu H rất quen thuộc với những người chơi robot. Bây giờ giả sử nút nhấn bên phải được nhấn xuống (nút bên trái nhả), Q6 sẽ dẫn điện, một dòng điện sẽ lập tức chảy từ dương nguồn qua điện trở R1, qua tiếp giáp B-E của Q1, qua motor, qua tiếp giáp B-E của Q4 rồi qua tiếp giáp C-E của Q6 về âm nguồn. Gọi dòng điện này là Ib. Như vậy dòng điện này chảy qua các tiếp giáp B-E của 2 transistor Q1 và Q4 khiến cả 2 tranistor này dẫn, vì vậy ngay lập tức sẽ xuất hiện dòng điện thứ 2 chảy từ dương nguồn qua tiếp giáp C-E của Q1, qua motor, qua tiếp giáp C-E của Q4 về âm nguồn. Gọi dòng điện này là Ic. Như vậy cả 2 dòng điện Ib và Ic đều chảy qua motor. 2 dòng điện này có mối quan hệ:

                              Ic = Hfe*Ib

                              Với Hfe là hệ số khuếch đại dòng điện của cặp transistor bổ phụ Q1 và Q4 mà để đơn giản ta coi chúng bằng nhau và có giá trị bất kỳ từ 10 đến 100 tùy thuộc cấu tạo của các tranistor này (để xác định giá trị chính xác bạn tìm trong datasheet của nhà sản xuất của chúng). Cả 2 dòng điện này đều chảy qua cực E của Q1 và Q4 làm nên dòng điện chảy qua motor Im. Có nghĩa:

                              Im = Ib + Ic

                              hay: Im = (Hfe+1)*Ib

                              Đến đây ta sử dụng giả thiết theo đề nghị của bạn chuc_1981 là dòng chảy qua motor là 100mA. Và giả sử cặp transistor TIP41/42 của bạn có hệ số khuếch đại dòng điện là Hfe = 50. Suy ra dòng điện Ib tính ngay được là:

                              Ib = 100/(50+1) = 2 (mA)

                              Vậy sụt áp trên điện trở R1 là U1 = 2mA*1k = 2V (theo sơ đồ của vandat07)

                              Chắc bạn sẽ thắc mắc: Vậy sụt áp trên motor Um là bao nhiêu?

                              Như bạn thấy, điện áp cung nguồn cấp bị rơi trên R1 và 2 tiếp giáp B-E của cặp transistor Q1 và Q4 trước khi đến được với motor, vì vậy điện áp rơi trên motor tính bằng:

                              Um = Vcc - U1 - Ube1 - Ube4

                              Trong đó Ube1 là sụt áp trên tiếp giáp B-E của Q1
                              Ube4 là sụt áp trên tiếp giáp B-E của Q4
                              Bạn đã biết khi có 1 dòng điện thuận chảy qua 1 đi-ốt thì nó gây ra 1 sụt áp không đổi có giá trị khoảng 0.6V (với đi-ốt thường). Các tiếp giáp B-E của Q1 và Q4 chính là các đi-ốt, vì vậy trong mạch này có thể tính gần đúng:

                              Um = Vcc - [Im/(Hfe+1)]*R1 - 0.6 - 0.6 = Vcc - [Im/(Hfe+1)]*R1 - 1.2 (V)

                              Có nghĩa nếu nguồn điện có Vcc = 12V, dòng tải 100mA, Hfe của TIP41/42 là 50 thì Um = 12 - 2 - 1.2 = 7.8V


                              Mọi tranh luận của các bạn bắt đầu từ đây:


                              trích bạn Hanguyen:
                              điện áp rơi trên motor tính bằng:
                              Um = Vcc - U1 - Ube1 - Ube4
                              Trong đó Ube1 là sụt áp trên tiếp giáp B-E của Q1
                              Ube4 là sụt áp trên tiếp giáp B-E của Q4
                              Bạn đã biết khi có 1 dòng điện thuận chảy qua 1 đi-ốt thì nó gây ra 1 sụt áp không đổi có giá trị khoảng 0.6V (với đi-ốt thường). Các tiếp giáp B-E của Q1 và Q4 chính là các đi-ốt, vì vậy trong mạch này có thể tính gần đúng:
                              Um = Vcc - [Im/(Hfe+1)]*R1 - 0.6 - 0.6 = Vcc - [Im/(Hfe+1)]*R1 - 1.2 (V)
                              Có nghĩa nếu nguồn điện có Vcc = 12V, dòng tải 100mA, Hfe của TIP41/42 là 50 thì Um = 12 - 2 - 1.2 = 7.8V








                              Theo cách tính của bạn Hanguyen ,bây giờ dòng tải đo thực tế là 10 A thì Um sẽ là bao nhiêu ?
                              Thực ra dòng điện bây giờ chủ yếu đổ từ nguồn Vcc qua mối nối CE. Dòng qua BE không đáng kể so với dòng tài,nhưng (do mất áp trên tài )có thể thay đổi làm transístor không ở trạng thái bảo hòa gây nóng và làm hư transistor
                              Last edited by vi van pham; 10-08-2009, 13:45.

                              Comment


                              • #75
                                Nguyên văn bởi hanguyen Xem bài viết
                                Các diode được mắc như vậy để bảo vệ cầu khi tải có tính cảm kháng, tức là trong tải có các cuộn dây, ví dụ như các động cơ, máy biến áp... Khi tải cảm hoạt động chúng sinh ra các suất điện động tự cảm có giá trị rất lớn có thể đánh thủng tiếp giáp C-E của các transistor. 1 diode mắc song song và ngược chiều với tiếp giáp C-E có tác dụng "giải thoát" suất điện động ngược đó không cho nó áp lên C-E của transistor. Còn tại sao sinh ra các suất điện động cao áp hay cơ chế tạo ra chúng trên tải cảm như thế nào thì bạn phải quay lại học về lý thuyết cuộn dây, hiện tưởng tự cảm
                                Không phải là dòng mà là điện thế, không chỉ với động cơ mà với bất kỳ loại tải cảm nào khi mất điện đột ngột đều phát sinh 1 điện thế tự cảm.Điện thế này tỉ lệ thuận với dòng,thời gian và hệ số tự cảm.Điện thế này thường lớn sẽ làm hư transistor.
                                Ở đây khi motor quay ,chổi than sẽ quét cổ góp điện.Khi đến vị trí không có điện (giữa 2 lam đồng là chất cách điện)motor sẽ sinh ra điện thế tự cảm,điện thế này nối tiếp với VCC vượt quá điện thế Vce0 của tra,làm hư transistor.Các diode có nhiệm vụ cản điện thế tự cảm bảo vệ transistor đó bạn

                                Tớ có làm một con robot chơi dùng những đồ phế thải mua trong các hãng điện tử ra (chỉ trừ giàn mô tơ, hộp số, bánh xe là mua mới)



                                Tớ làm một cầu H dùng toàn rờ le, chứ không dùng trans (8 link kiện mầu đỏ hình khối chữ nhật). Khi chạy thử được một hai lần thì bị hư. Mò ra là con LM338 để giảm 12V xuống 6V cho mô tơ. Thay con khác, chạy thử một hai lần cũng chết luôn. Cuối cùng mới biết ra từ trường trong mô tơ khi bị cúp điện tăng áp quá lớn cho nên chết con LM338. Sau khi bỏ thêm 8 con diode (4 cho mỗi mô tơ) thì mọi việc êm xuôi.....

                                Nhưng nó cứ chạy chừng một quãng lại quẹo trái chừng 10 độ, cuối cùng thì lòi ra là hộp số làm từ china. Mấy răng trong hộp số bị hư nên cứ chạy một tua thì khựng một bên làm cho bánh trái hơi ngừng lại một tí.

                                Bài học nhớ đời:

                                1. Diode cần có trong cầu H, dù không dùng trans.

                                2. Không đụng vô đồ tầu làm nữa, mất tiền lẫn thời giờ.
                                Last edited by Paddy; 10-08-2009, 13:37.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                s0n_tute_bn Tìm hiểu thêm về s0n_tute_bn

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X