Nguyên văn bởi vi van pham
Xem bài viết
Cứ tạm cho Hfe = 10, Ube1 = Ube4 = 0.65, Vcc = 12V, R1 = 1k, suy ra nếu lắp Im = 10A vào công thức trên thì Um = 12 - 10/11*1000 - 1.3 = - 900V < 0 (???!!!) Ý bác là ở chỗ này phải không?
Tôi tin chắc đến đây các bạn học sinh mới học sẽ lúng túng không biết vì sao kết quả lại là số âm. Và từ đó các bạn vốn đang công kích tôi sẽ vỗ tay rầm rầm vì hả dạ vì họ chắc cú rằng vậy là tôi đã sai! Có phải không bạn chuc_1981??
Câu trả lời của tôi như sau:
- Thứ nhất, tôi đã cố ý bôi đậm giá trị R1 = 1k ở trên, đó là giá trị trong mạch đang xét của bạn vandat07 post lên. Với giá trị này của R1, mạch cầu này không bao giờ cung cấp được dòng điện lên đến 1A cho động cơ chứ đừng nói là 10A! Muốn mạch cung câp được dòng điện lên đến 6A (giá trị cực đại của dòng điện Ic mà transistor TIP41/42 có thể cung cấp) thì R1 phải giảm xuống cỡ dưới 10 ôm. Tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ, để có thể cung cấp được dòng điện lớn đó, căp transistor C1815 sẽ trở nên không thích hợp vì nó chỉ có thể cho phép dòng Ic cực đại là 150mA (chính là dòng Ib của TIP41/42), trong khi đó TIP41/42 muốn có Ic = 6A thì Ib của nó phải xấp xỉ 300mA (Hfe = 20). Vì vậy để khai thác tối đa khả năng của TIP41/42 mạch cầu này sẽ phải đựoc cải tiến ở 3 cặp linh kiện: Điện trở R1, R3 phải giảm xuống rất thấp (<10 ôm), và phải thay cặp transistor kích C1815 bằng H101 (chẳng hạn). Khi đã dùng H1061 thay thế cho C1815 thì đồng thời sẽ phải thay đổi cặp điên trở phân cực R4, R2 cho phù hợp: với H1061, R4,R2 = 100 ôm - 2.2kK.
Với điều kiện đó tôi phân tích cách tính giá trị R1 để khai thác được tối đa khả năng của TIP41/42 như sau. Các bạn hãy chú ý đến phương pháp tính thôi chứ đừng câu nệ vào giá trị nhé, vì ở đây ta đang làm trên lý thuyết nên các giả thiết có thể không sát với thực tế.
Theo datasheet của TIP41/42 hệ số khuếch đại dòng điện Hfe của nó khi Ic đạt giá trị maximum (6A) ở trong vùng nhiệt độ làm việc từ -55 độ C đến 150 độ C là 20.
Ta đã biết quan hệ giữa các dòng điện Ic, Ib, Ie của transistor là:
Ic = Hfe*Ib
Ie = (Hfe+1)*Ib
Ic = [Hfe/(Hfe+1)]*Ie
Vậy tại Ic = 6A ta tính được Ie = Ic*(Hfe +1)/Hfe = 6*21/20 = 6.3 (A)
Và Ib tương ứng bằng: Ib = Ic/Hfe = 6/20 = 0.3 (A)
Dòng điện Ib chạy qua tiếp giáp B-E của TIP41/42 gây ra sụt áp trên B-E của chúng với giá trị tạm lấy là 0.65V.
Ta đặt chỉ tiêu: Khi dòng điện Ie đạt giá trị tối đa là Ie = 6.3A, thì sụt áp trên tải (động cơ) không được thấp hơn Ummin = 10V.
Khi đã thay thế transistor C1815 bằng H1061, dòng điện Ib của TIP41/42 chính là Ic6 của H1061.Ta có Ic6 = Ib = 0.3A. Đây là giá trị dòng điện khá lớn vì vậy sụt áp trên C-E của nó lúc này ko thể bỏ qua được nữa, ta tạm lấy giá trị Uce6 = 0.1V (gia trị chính xác bạn phải tra trong datasheet của nó hoặc test thực tế)
Đến đây ta có có đủ dữ liệu để tính sụt áp gây ra bởi Ib trên điện trở R1:
Ur1 = Vcc - Ummin - Ube1 - Ube4 - Uce6 = 12 - 10 - 0.65 - 0.65 - 0.1 = 0.6V
Vậy tính được giá trị R1 thảo mãn các giả thiết trên là:
R1 = Ur1/Ib = 0.6/0.3 = 2 ôm.
Vậy với R1 = 2 ôm, cầu H này với cặp công suất TIP41/42 và đèn kích H1061 có thể cung cấp dòng điện tối đa trên tải là 6.3A mà điện áp trên tải không sụt xuống quá 10V!
Bài toán đến đây có vẻ như đã xong. Thế nhưng, với các kết quả này bạn sẽ ngay lập tức đối mặt với một vấn đề rất lớn. Đố các bạn biết đó là vấn đề gì? Nhưng để khỏi loãng bài toán đang xét tôi sẽ nói trong post sau nếu có bạn yêu cầu.
Bây giờ tôi tóm tắt lại các vấn đề về mạch cầu này:
1. Với mạch điện này cho dù tải lớn hay nhỏ, điện áp trên tải cũng bị hao hụt bởi sụt áp trên R1, sụt áp Ube trên các tiếp giáp B-E của transistor công suất Q1-Q4, và sụt áp trên tiếp giáp C-E của transistor kích Q5,Q6, theo công thức: Um = Vcc - Ur1 - Ube1 - Ube4 - Uce6
- Khi tải nhẹ (dòng tải < 500mA) thì thành phần Uce6 rất bé (dưới 10mV) nên có thể bỏ qua.
- Khi không tải, bạn lấy vôn kế đo trên 2 đầu cầu sẽ có giá trị điện áp lớn nhất mà cầu có thể cung cấp cho tải, đó chính là Ummax = Vcc - Ube1 - Ube4.
2. Để tính toán giá trị điện trở R1 cho mạch cầu H này bạn sẽ phải xác đinh được các thông số và chỉ tiêu sau:
a). Dòng điện tối đã cần cung cấp trên tải.
b). Hệ số khuếch đại dòng điện DC (Hfe) của transistor công suất tại khu vực dòng điện tối đa đó (tra datasheet)
c). Giá trị điện áp thấp nhất cho phép trên tải: Ummin (Hoặc độ hao hụt áp tối đa cho phép trên tải (cho phép hụt bao nhiêu % so với Ummax)
d). Sụt áp trên tiếp giáp B-E của các transitos công suất tại dòng điện cực đại trên cầu (tra datasheet hoăc đo thực tế trên linh kiện bạn có)
e). Sụt áp trên tiếp giáp C-E của transistor kích Q6 tại dòng điện cực đại trên cầu. (Sau khi tìm được Ib = Ic6, cách 1: tra datasheet của Q6 để tìm Uce6 tại Ic6, cách 2: test thực tế trên linh kiện)
3. Các tính toán cho dù là tỉ mỉ và kỹ càng, mạch điện chạy trong thực tế vẫn sẽ có sự sai lệch so với tính toán do một số nguyên nhân: bản thân linh kiện có sai lệch so với datasheet, điện trở dây nối, các mối hàn không tốt, nội trở của nguồn điện, nhiễu điện từ xung quanh... Tuy nhiên việc tính toán trên giấy luôn có giá trị quan trọng cho việc lựa chọn linh kiện khi bắt đầu thiết kế mạch. Sau khi lắp ráp trên thực tế bạn có thể phải điều chỉnh giá trị các linh kiện chút ít mạch mới chạy tối ưu.
4. Cách tính các thông số mạch như trình bày trên không phải là duy nhất. Còn có các cách khác tính toán khác cho cũng kết quả, tuy nhiên đây là cách tính trực quan và dễ hiểu nhất cho người mới học.
Comment