Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Điện tử có thể tự học được không ?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    cám ơn bạn thanh_nhan93, mình đã down tài liệu của bạn về và tự học đây

    Comment


    • #32
      To các bạn muốn tự học:

      Học sửa chữa điện tử không quá khó, không phải là người giỏi mới học được (ngày xưa thầy mình bảo thế), 25 năm sau mình cũng thấy thế.

      Tự học là rất cần thiết và quan trọng (đối với cả những người đã được đào tạo chuyên ngành).

      Theo mình - từ thực tế bản thân và tham khảo những người cùng làm nghề, tự học cần:

      - Phải là người có lòng đam mê, kiên trì không nản trước thất bại ban đầu; lực học phổ thông (Toán - Lý) phải trung bình khá trở lên; phải là người có tư duy logic (suy luận - phán đoán) tốt.
      - Phải học từ căn bản (cơ sở) cái này cực kỳ quan trọng, không được đốt cháy giai đoạn (dục tốc bất đạt). Sau đó định hướng thị trường để học chuyên ngành (sửa những gì? vì không có bằng cấp thì XH ta khó xin việc lắm - phải tự tạo việc làm thôi).
      - Phải có đầu tư: sách vở tài liệu, dụng cụ, máy tính (các bạn ở 4um hầu hết là có rồi), đồ để thực hành, v.v. Tài liệu tiếng Việt ít và đắt, nếu có ngoại ngữ (Anh) thì hiệu quả tăng rất lớn và đỡ tiền mua sách.
      - Phải có những người làm nghề hoặc có kiến thức bên cạnh để nhờ vả hỏi han những lúc bí (4um này có thể thay thế được).

      Nhược điểm tự học:
      - Để thành thợ sửa được vài ba loại TBĐ gia dụng thì mất nhiều thời gian (tầm 3 năm trở lên), thành thợ đa dạng tí (hơi giỏi) thì >5-10 năm (tùy người).
      - Nếu điện tử căn bản không chắc, đặc biệt về tính năng của linh kiện và cơ sở thiết kế mạch, thì gặp loại TB mới là khó khăn thậm chí bó tay (ai cũng thế chứ không phải chỉ người tự học).
      - Có thể sửa chữa tương đối giỏi nhưng phân tích mạch thì kém, hay bị trả giá cho sự thiếu hụt kiến thức của mình hơn những người được đào tạo bài bản.
      - Nhược điểm lớn nhất "ráo mồ hôi là hết tiền" vì XH bây giờ phải có tí cước sắc thì mới khá được (trừ những bạn có "xuất phát điểm" cao, khi có chút kiến thức thì chuyển sang kinh doanh.

      Còn nhiều vấn đề khác nữa và cả những vấn đề mình chưa khám phá ra.

      Đối với cá nhân mình: 80% kiến thức có được là tự học (đã được học qua căn bản và lợi thế đọc hiểu được tài liệu tiếng Anh); 100% tay nghề (trình độ thực hành) là tự học. Mạo muội tự nhận hiện nay sửa chữa được rất nhiều loại TB (nhưng không giỏi và không có cửa hàng vì còn đang làm "cách mạng"); có khả năng tư duy suy luận, khám phá những mạch của TB mới. Có thể kiếm sống bằng nghề sửa chữa điện tử.

      Các bạn chưa biết mà muốn tự học điện tử hãy cố lên.

      Comment


      • #33
        mình cũng ko phải dân chuyên nên điện tử cũng mày mọ tự học
        nhưng gặp rất nhiều khó khăn, ko rành về linh kiện, ko bít làm mạch in, ko bít phân tích nguyên lý mạch ...
        giờ đang muốn đi học thêm về điện tử nhưng chưa rõ nên học những gì
        thấy có mấy khóa điện tử cơ bản nhưng nó cơ bản quá, nếu tham gia thì cũng chỉ biết thêm tí ti
        còn mấy lớp nâng cao thì lại e là hơi cao, haizzz
        Các bác có tư vấn gì giúp e với, rất muốn học về điện tử, hướng là tìm hiểu về mạch nguồn công suất, kế đến là điều khiển động cơ bước vs động cơ 1 chiều ko chổi than
        acmabenng@yahoo.com
        -

        Comment


        • #34
          mình cũng là dân IT như bạn thôi, mình cũng yêu điẹn tử nhưng ko có thời gian đi học vì phải làm cả ngày. Mình nghĩ bạn nên bắt đầu với những mạch đơn giản chẳng hạn độ đèn led cho máy tính , cho xe máy, hãy tự làm những thứ đó trước khi tìm hiểu những thứ khác khủng khiếp hơn như monitor, nguồn máy tính ..v...v

          Comment


          • #35
            Mình cũng mới lớp 9 thôi, gần đây có lắp mấy cái mạch nhưng thất bại tràn trề mặc dù đã ráp đúng theo sơ đồ! Có khi ng` ta chơi mình ấy

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi hoangtien11 Xem bài viết
              Mình cũng mới lớp 9 thôi, gần đây có lắp mấy cái mạch nhưng thất bại tràn trề mặc dù đã ráp đúng theo sơ đồ! Có khi ng` ta chơi mình ấy
              Chơi cái gì mà chơi.
              Một phần do nhiều người tính củ chuối khi up lên cố ý làm sai vài chi tiết.
              Hai là vài anh thần gió kiếm được cái sơ đồ trên mạng rồi up lên mà không biết đúng sai, ai làm theo thì dính đạn.
              Ba là nguyên nhân chủ chốt là cậu chưa có hiểu cái gì, chưa biết đúng sai đã lục đục làm theo. Điện tử nó cần rất nhiều kiến thức mới làm được chứ không như mấy kiến thức vật lý kĩ thuật của phổ thông trung học đâu. Oạc , mà cậu mới trung học cơ sở

              Comment


              • #37
                Tự học sẽ nhớ rất lâu và dai nhưng có nhược điểm :
                + Tỉ lệ nộp học phí cho các bài thực hành là khá cao (chập cháy nổ, nóng, nhầm, quên, nhớ....)
                + Tỉ lệ phát minh sáng chế ra cái mới là 0,1% đa số là rập khuôn làm lại những cái người ta đã làm.(cái này là lạc hậu, vì ko được học cái căn bản , cái gốc)
                + Với mục đich gì, nếu để kiếm tiền , làm ăn thì ko nên, nếu để biết, mày mò đam mê thì cứ tự nhiên
                Thân !

                Comment


                • #38
                  yahoo: dulv8668 có gì chỉ giáo nhé hoặc gửi mail cho mình qua starangeldp@gmail.com nhé! tks các pro nhiều nhé

                  Muốn Kiếm Sống bằng chính đôi tay nghe khó khăn quá. mình cũng mới chập chững muốn học nhưng điều kiện không có muốn tự học kiếm tiền chứ làm ruộng mãi vẫn chỉ đi sau con trâu thôi

                  Comment


                  • #39
                    Nên tự học.
                    Tư vấn thiết kế hệ thống điện-điện tử theo yêu cầu.
                    Tel: 0903 702 417. Email: web:

                    Comment


                    • #40
                      Các loại điên nặng tự học được hết ! Bản thân tôi chỉ tốn tiền mua sách, chứ chưa cắp cặp học thày học thợ nào hết !

                      Comment


                      • #41
                        mình cũng đang trong quá trình tự học. mình làm bên điện, điện lạnh ô tô (mới vào làm đc 2 tháng)nếu cứ theo sư phụ mà làm như vậy thì tầm khoảng 3,4 năm là tay nghề cũng ổn định nhưng mình muốn học sâu hơn trong các thiết bị điện tử điều khiển và xử lý tín hiệu của ô tô như hộp đen.... mình biết tự học là rất khó vì mình đi làm cả ngày đêm về hc đc tí lại phải ngủ nhưng dạo này cũng phải cố gắng hc.ở chương trình đại học thì cũng đc học qua mấy môn cơ bản về điện tử nhưng cũng còn sơ sài lắm.hiện nay mình đang đọc lại cuốn vật lý đại cương 2 nói về điện. mình biết học thầy chưa chắc bằng tự học đâu dẫu rất nhiều khó khăn nhưng có khó khăn thì thành quả nó mới giá trị. cố gắng lên các bạn nhé hãy theo đuổi niềm đam mê của mình đến tận cùng cái cơ bản của nó. chúc các bạn thành công!

                        Comment


                        • #42
                          Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                          Khi anh tự học, thì kiến thức anh thu nhận được sẽ là của chính anh.
                          ...
                          Về điện tử, Nhóc tự học hoàn toàn. Vì thế cho nên chẳng dám đánh đu với mấy anh chị chơi bên box vi điều khiển.

                          Nhắc lại chuyện tự học điện tử, tôi hoài niệm một tí thởi trai trẻ!...
                          Tôi lả một phiên bản rất tương đồng với cô Nhóc, nhưng có chút khác là hình như cô Nhóc còn có một Papa làm chổ chống vai. còn tôi thì Papa làm thầy giáo tiểu học, 2 anh thì đậu tú tài rồi đi lính.
                          Ngày ấy, người ta không gọi là "học điện tử" mà gọi là học vô tuyên điện hoặc học radio, thí dụ: "Radio ồ thật là giản dị", sách Pháp dich sang Việt, "Trường VTĐ Tấn Phát", "Trường VTĐ Đặng sĩ Hỷ"
                          Bước đầu đời vào ngành điện tử là do tôi phá panh cái radio tous courant của Papa, cái radio này chạy pin khối 1.5v và 90v, tôi đấu lộn 90v với 1.5v nên 7 cây đèn điện tử miniature ngỏm ráo. Tức lý, tự học sửa radio.
                          Khi tôi sửa được cái radio đèn điện tử, thì nó đã trờ thành rác công nghiệp, người ta đã tiến tới All transitor. Lại tiêp tưc nâng cao, tự học thêm transitor, thì kỹ thuật đã tiến tới IC...!!! cứ thế mà lặng lẽ độc hành phía sau của mủi tên "điện tử".
                          Ngay nay, vào diển đàn, mục đích chính vẩn là để tự học. Rất lý thú khi được anh, chị, em, cháu cùng tự học. Đôi khi viết bài giống như bậc thầy, nhưng chẳng qua cũng là "làm thầy để tự học"
                          Nổi thèm khát tự học bây giở là VDK, rất muốn cùng anh chị em tự học VDK. nhưng rất tiếc là "lực bất tùng tâm", đang bị lão hóa hay quá lão, não có hiện tượng alzheimer, tay hơi bị pakinson, mắt đeo 2 đít ve chai 5độ...Thiện tai...Thiện tai!!!...
                          Các bạn trẻ thân mến! tôi quả quyết "tự học điện tử" là khả dĩ.

                          3 yếu tố để thành công là:
                          1- Thiên phú.
                          2- Khổ luyện.
                          3- Đam mê.
                          Các bạn chỉ cần có "đam mê", 2 yếu tố còn lại sẽ từ từ bổ sung.
                          Cố lên......
                          PT
                          Last edited by ptoanel; 17-03-2013, 09:24.

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi ptoanel Xem bài viết
                            Nhắc lại chuyện tự học điện tử, tôi hoài niệm một tí thởi trai trẻ!...
                            Tôi lả một phiên bản rất tương đồng với cô Nhóc, nhưng có chút khác là hình như cô Nhóc còn có một Papa làm chổ chống vai. còn tôi thì Papa làm thầy giáo tiểu học, 2 anh thì đậu tú tài rồi đi lính.
                            Ngày ấy, người ta không gọi là "học điện tử" mà gọi là học vô tuyên điện hoặc học radio, thí dụ: "Radio ồ thật là giản dị", sách Pháp dich sang Việt, "Trường VTĐ Tấn Phát", "Trường VTĐ Đặng sĩ Hỷ"
                            Bước đầu đời vào ngành điện tử là do tôi phá panh cái radio tous courant của Papa, cái radio này chạy pin khối 1.5v và 90v, tôi đấu lộn 90v với 1.5v nên 7 cây đèn điện tử miniature ngỏm ráo. Tức lý, tự học sửa radio.
                            Khi tôi sửa được cái radio đèn điện tử, thì nó đã trờ thành rác công nghiệp, người ta đã tiến tới All transitor. Lại tiêp tưc nâng cao, tự học thêm transitor, thì kỹ thuật đã tiến tới IC...!!! cứ thế mà lặng lẽ độc hành phía sau của mủi tên "điện tử".
                            Ngay nay, vào diển đàn, mục đích chính vẩn là để tự học. Rất lý thú khi được anh, chị, em, cháu cùng tự học. Đôi khi viết bài giống như bậc thầy, nhưng chẳng qua cũng là "làm thầy để tự học"
                            Nổi thèm khát tự học bây giở là VDK, rất muốn cùng anh chị em tự học VDK. nhưng rất tiếc là "lực bất tùng tâm", đang bị lão hóa hay quá lão, não có hiện tượng alzheimer, tay hơi bị pakinson, mắt đeo 2 đít ve chai 5độ...Thiện tai...Thiện tai!!!...
                            Các bạn trẻ thân mến! tôi quả quyết "tự học điện tử" là khả dĩ.

                            3 yếu tố để thành công là:
                            1- Thiên phú.
                            2- Khổ luyện.
                            3- Đam mê.
                            Các bạn chỉ cần có "đam mê", 2 yếu tố còn lại sẽ từ từ bổ sung.
                            Cố lên......
                            PT
                            Chú PT, có chú là người cao tuổi, cháu xin được kính lão đắc thọ và xin góp vài ý kiến cá nhân cùng chú và các bạn đang đàm luận.

                            Theo tôi, rào cản lớn nhất và sau cùng đối với người tự học (mọi thứ không riêng điện tử) là cách quan niệm về việc tự học. Có khái niệm "tự học", vậy có khái niệm "không tự học" hay "bị học". Các khái niệm sau nghĩa là học một cách bị động, học một cách thụ động. Từ đây mà nhìn nhận thì, nếu không là "tự học" thì mọi kiến thức chỉ là một gánh, một mớ đồ gì đó quàng vào người bởi "người khác". Có nghĩa là không phải của mình. Góc độ nào đó cũng có nghĩa như là một cục nợ vậy. Bởi vậy không phải ngẫu nhiên mà vô số thanh thiếu niên chán ghét việc "đi học". Chỉ thích chơi game, chat chit... (chỉ nêu hiện tượng chứ không đánh giá tốt, xấu). Xã hội con người ngày nay tạo ra một môi trường thuận lợi cho mọi cá nhân, trong đó trường học được coi là tối quan trọng. Vì nó tạo sẵn một môi trường thuận lợi cho những con người đi vào đó để sau đó có sẵn một "mớ đồ" khi trở ra. Sau đó họ mang "mớ đồ" đó đi "trao đổi" để ..."sống". Như vậy "tự học" hay "không tự học" không khác mấy với việc tự làm một món đồ và "đi mua" lấy một món đồ. Hãy khoan vội đánh giá hay kết luận cái nào tốt hơn, ưu việt hơn, "chuyên nghiệp"... hơn cái nào. Mà hãy đặt nó vào một hoàn cảnh cụ thể của từng cuộc đời hay từng giai đoạn cuộc đời của mỗi con người cụ thể. Đó chính là việc xác định mục đích của mình. Như vậy sự đánh giá "tốt hơn hay không tốt hơn" đối với việc tự học không hề có ý nghĩa khi một cá nhân nào đó không xác định được mục đích hành động của mình. Cũng có nghĩa là: Miễn là bạn xác định được mục đích của mình, cho dù mục đích đó là dài hạn của cả cuộc đời hay ngắn hạn của một giai đoạn nào đó, thì bạn sẽ tự thấy việc "tự học" hay "đi học" cái nào ưu việt hơn cái nào đối với mục đích đó. Nhưng đó vẫn chỉ là "lý sự".

                            Bây giờ trở lại với chủ đề và lấy một vài thí dụ:
                            Câu hỏi là: "Điện tử có tự học được không?" Câu trả lời của cá nhân tôi: "Câu hỏi này không có ý nghĩa, vì thiếu mất thông tin về thời gian hoặc mục đích phía sau câu hỏi". Nên hỏi là:
                            - "Điện tử có tự học để trở thành thợ sửa các loại thiết bị điện tử gia dụng đựoc không?"
                            - "Điện tử có thể tự học để có một nghề mưu sinh và tồn tại không?"
                            - "Điện tử có thể tự học trong một số năm của cuộc đời để trở thành một chuyên gia thiết kế các sản phẩm công nghệ điện tử hàng đầu hay không?"
                            - "Điên tử có thể tự học để hiểu biết tường tận về các sự vật, hiện tượng liên quan đến Điện hay không?"

                            Và một thí dụ điển hình, một người vô cùng nổi tiếng có thể minh họa và trả lời cho câu hỏi này đó là: Thomas Edison.
                            Tôi lấy câu chuyện cuộc đời ông làm câu trả lời cho tất cả các câu hỏi trên.

                            Còn để bàn luận về chủ đề này, ý kiến của tôi là: "Muốn biết phải học. Muốn giỏi phải tự học". Các vấn đề còn lại, một người ham tìm tòi sẽ tự tìm thấy câu trả lời. Chẳng hạn, với một người đang thất nghiệp, thu nhập không đủ sống, muốn có một nghề mới để nuôi sống gia đình trong giới hạn thời gian 1-2 năm, thì việc tự học Điện tử để trở thành nghề mưu sinh là (không nói khó mà) không hiệu quả so với việc đăng ký và theo một khóa học ở một trường nghề! Mọi mục đích khác thì câu trả lời đều là "Được"!
                            Last edited by nauda; 17-03-2013, 12:40. Lý do: Dẫn link...
                            Bạn SV nào có nhu cầu thưc tập thì pm mình nhé. Thông tin liên hệ xem của mình nhé!

                            Comment


                            • #44
                              có ai biết chỗ học điện tử tốt chỉ cho em với .hay có ai có của hàng sửa chữa có thể nhận em vào giúp đỡ được không
                              <học học mãi> duy tới
                              điện tử -hà nam 01674662632

                              Comment


                              • #45
                                @ nauda- Tất cả.


                                Bị học / Tự học

                                Đọc bài viết của Nauda, Tôi phải suy tư khá nhiều!...Và hơi bị khó, vì lý luận trên một trường lý sự lại không phải sở trường của tôi.
                                Thông thường, tôi viết bài một cách vô tư, lấy kinh nghiệm từ cuộc sống bản thân, với mục đích là lên dây cót cho các bạn trẻ, nung đúc tinh thần hiếu học, ham học...Còn hệ lụy của nó là gì...Gì...Sẽ tính sau. Mà viết về kinh nghiệm bản thân thì không ít bị tai tiếng là khoe "cái tôi"...Đành chịu!!!

                                Trở lại.
                                Tôi tạm viết phương trình:
                                Học (phương tiện) =>Mưu sinh (cứu cánh)
                                Theo tôi, cái rào cản lớn nhất của việc học là lấy cứu cánh làm chủ thể!
                                * Chính vì lấy cứu cánh làm chủ thể nên "việc học" chuyển thành "bị học"
                                * Cắt bỏ cái đuôi "cứu cánh", "việc học chuyển thành "tự học".

                                Tôi vào diển đàn đọc một bài của Nguyễn Đình Văn, cô Nhóc, Lan Hương...Để học. Các kiến thức này là từ Nguyễn Đình Văn, cô Nhóc, Lan Hương...Chứ tự mỉnh ở đâu mà ra.
                                Tóm lại, tự học không có nghỉa là "tự mình". Học bằng mạng, học bằng bạn, hoc bằng ghi danh vào 1 khóa học...đều có thể gọi là tự học, xin miển không lấy mưu sinh làm cứu cánh, học chỉ xuất phát từ đam mê thì là tự học. Tự có nghĩa là tự nguyện, tư do, tự tại, chứ không có nghĩa là duy nhất.

                                Từ thuở ấu thơ, ta đã bị người lớn rót rằng: "con phải đi học để mai sau làm quan, làm thầy mà sung sướng tấm thân, nếu không, lớn lên con phải chạy xích lô..." Như vậy ngừơi lớn đã vô hình trung chuyển "việc học" thành "bị học".

                                Ở các xã hội Âu Mỹ, họ gần loại bỏ được cảnh này. họ chỉ nói với con :"ở trường vui lắm, có cầu tuột, có thú nhún, có babycar, con đi học không, mẹ cho con đi?". Như vậy họ đã làm tốt viêc "bị học" chuyển thành "tự học" ờ bước đầu đời.

                                ***Nghỉ sao viết vậy, bài này chỉ là ý kiến cá nhân chứ không phải kinh điển, Các bạn tha hồ góp ý, phản biện, hoặc công kích, PT đều cảm ơn tất.
                                Thân ái!...

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                al0ne0 Tìm hiểu thêm về al0ne0

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X