Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Théc méc chưa được giải đáp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi ttn328 Xem bài viết
    công thức của bạn ngocthanh03 ở post #2
    Đính chính lại là công thức này chẳng phải của mình. Vì mình học xong lớp 11 lâu lắm rồi nên phải tính nhẩm nhẩm lại rồi chép ra và ai có đi học đều làm được hết. Công thức này là của mạch điện, không của ai hết.

    Lúc mình đi học mình cũng hay làm cách biện luận sau khi có kết quả, bạn nào thích thì suy suy thêm cho vui và tự đánh giá được kết quả làm bài tập có đúng không, cao nhân thì khỏi.
    Như vầy đi, múa may vài câu cho vui, chúc mọi người tuần mới thành công, có nói bậy các cao nhân đừng trách tội em tội nghiệp.

    UAB = (E1r2+E2r1)/(r1+r2)

    Trường hợp Pin thứ hai để hở, tức là r2 tiến ra vô cùng thì UAB là giới hạn khi r2 tiến ra vô cùng của (E1r2+E2r1)/(r1+r2) , kết quả là E1. Đúng rồi, đây là kết quả của của 1 pin mà. Trường hợp pin thứ nhất để hở cũng tương tự.

    Trường hợp E1 vô cùng lớn so với E2, đem E1 ra ngoài thì UAB sẽ là E1r2/(r1+r2) đây là hiệu điện thế hai đầu r2 như định luật Ohm, trường hợp E1 hoặc E2 bằng không là trường hợp con của trường hợp này.

    Trường hợp r1 khác không, r2 tiến tới không thì UAB tiến tới E2, đúng rồi, đây là trường hợp pin E2 lí tưởng mà.
    Trường hợp cả hai r1,r2 bằng không và E1 khác E2, kết quả trên không xác định, không xác định từ bước giải phương trình, bạn sẽ thấy phương trình vô nghiệm(hệ là UAB = E1, UAB = E2, E1 KHÁC E2) , đây là trường hợp mà cha nội thanh_nhan mô phỏng mà không để ý, báo lỗi um sùm. Nhưng nếu E1 = E2 thì hệ có nghiệm duy nhất UAB = E1 = E2.
    Còn trường hợp nào nữa không, còn , trường hợp cả hai pin để hở, r1 tiến ra vô cùng và r2 tiếng ra vô cùng. UAB là bao nhiêu ? cái này mình không biết !!!!
    Còn trường hợp nào nữa không, hông biết !
    Last edited by ngocthanh03; 04-01-2010, 09:08.

    Comment


    • #32
      bạn cứ mắc thử thì biết ngay thôi mà

      Comment


      • #33
        mấy bác ơi em đem 2 cục pin ra thử đo rùi
        số liệu ra lung tung lắm lần đầu tiên thì ra có 2v gần 3v
        đo lại thì lẽn 4v gần 5v sao 2 lần đo thì em đo batt <= đo pin coi còn mới hay không thì thấy pin 1.5v xuống bad mặc dù là pin mới còn pin 9v thì còn có 8v << why?

        Comment


        • #34
          Nguyên văn bởi oidanba Xem bài viết
          mấy bác ơi em đem 2 cục pin ra thử đo rùi
          số liệu ra lung tung lắm lần đầu tiên thì ra có 2v gần 3v
          đo lại thì lẽn 4v gần 5v sao 2 lần đo thì em đo batt <= đo pin coi còn mới hay không thì thấy pin 1.5v xuống bad mặc dù là pin mới còn pin 9v thì còn có 8v << why?
          Điều gì sẽ xảy ra khi 2 cao thủ võ lâm có ý tốt muốn truyền công lực cho nhau, không muốn nhận công lực của đối phương?
          Nhưng than ôi, công lực (điện áp) và sức đề kháng (nội trở) 2 người lại khác nhau!

          Kết quả là kẻ có sức đề kháng kém sẽ phãi chịu 1 dòng chân khí (dòng điện) lớn, nếu không phải là có căn bản võ công tốt (pin sạc) thì sẽ tan nát lục phủ ngũ tạng (các bản cực và chất điện ly)

          Còn kẻ nào có khí tích ở huyệt đại hải ít (dung lượng ít)sẽ bị hao tổn nội công trở nên yếu xìu
          (Khí tại đan điền!)

          Kẻ mạnh thì vẫn trở nên yếu vì nhao tổn quá nhiều nguyên khí, không kịp phục hồi, có khi còn gây di chứng trong lục phủ ngũ tạng!

          Còn kẻ nào không chịu nổi nhiệt lượng sinh ra sẽ tẫu hoả nhập ma, xì khi (khói), sùi bọt mép (dung dịch điện ly), trọng thương mãi mãi!


          (Trích bí lục võ công của Kim Dung)

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi ngocthanh03 Xem bài viết
            trường hợp cả hai pin để hở, r1 tiến ra vô cùng và r2 tiếng ra vô cùng. UAB là bao nhiêu ?

            Trong trường hợp này :

            Ta đã có UAB = (E1r2+E2r1)/(r1+r2)

            Đặt x = (r1+r2) . Khi r1, r2 đều dần tới vô cùng thì r1+r2 dần tới vô cùng ---> x cũng dần tới vô cùng.
            Giới hạn của UAB = (E1r2+E2r1) / (r1+r2) khi r1+r2 dần tới vô cùng tương đương
            giới hạn của UAB = [ E1( x-r1 ) + E2( x-r2 ) ] / x khi x dần tới vô cùng
            ==> UAB = E1 + E2
            Nếu đảo cực của 1 trong 2 pin thì UAB = E1 - E2

            Nhưng nếu r1 và r2 vô cùng lớn ta không đo được UAB như kết quả đã tính , khi đặt đồng hồ đo giữa A và B thì tức thời cho kết quả ở trên ( nếu đồng hồ đủ nhạy và điện trở đồng hồ phải rất lớn ) sau đó cho kết quả bằng 0.
            Lý do vì khi r1 và r2 vô cùng lớn thì bộ nguồn như 2 vật dẫn riêng biệt tích điện trái dấu, giữa chúng có một hiệu điện thế ( 1 vật là 2 cực đã nối chung lại phía bên A, 1 vật là 2 cực đã nối chung lại phía bên B ), khi đặt đồng hồ vào làm cho điện tích bị trung hòa, điện thế cân bằng, cho kết quả UAB = 0.

            Thân ái !!!
            Last edited by ttn328; 05-01-2010, 02:20.

            Comment


            • #36
              thêm 1 người mê võ lâm truyền kỳ

              Comment


              • #37
                ha ha ha
                cái này hay nhỉ. có 1 cái cúc cần gỡ là bạn nào cũng tự xác định được. đó là vị trí đặt que đo luôn là 2 đầu pin. (xem hình) cứ theo hình mà lý luận vẽ lại mạch là sẽ giải thích được các trường hợp.
                nếu mắc 2 pin cùng cực song song ko tải, thì cơ bản điện áp nào lớn sẽ lấn át điện áp còn lại và là điện áp quyết định sẽ đo được! nhưng thực tế sẽ khác, lý giải cụ thể cho lý tưởng và thực tế:

                +trước tiên là nói lý tưởng, nội trở 2 pin = 0 vậy đơn giản là khi đó pin 9 v là nguồn nạp, pin 1.5 v được nạp điện . do ko có nội trở I = (E1 - E2)/0 = vô cùng. Dòng qua pin 1.5 V lớn làm nó hư hỏng, dòng chạy ra từ pin 9 v lớn là nó mất năng lượng, đo trên thang đo pin thấy nó báo pin yếu, giả sử pin 9 v có khả năng cung cấp dòng ngắn mạch như nói trên trong thời gian dài , khi cho que đo vào sẽ thấy máy báo 9 v .

                +khi có nội trở 2 pin, sẽ có áp rớt trên 2 nội trở r1 và r2 vậy I = (E1-E2)/(r1 + r2) cũng rất lớn vì 2 nội trỡ là bé
                vậy ban đầu, pin 9 v còn năng lượng nhiều cấp được dòng lớn, do vậy áp rơi trên nội trở 2 pin lớn (vẫn nhỏ hơn 9 v) vậy như hình khi đo sẽ thấy áp đo được là áp do nguồn 9 v trừ đi áp rơi trên nội trở của pin 9 v nên < 9 v
                nhưng dòng lớn sẽ làm pin 9 v cạn kiệt mau chóng, khi nó hết pin ko còn áp rơi trên nội trở của nó là 0 v nên đo lại được 9 v, tuy nhiên do xả dòng lớn pin 9 v bị hỏng tụt áp còn < 9 v ( cụ thể của người làm thí nghiệm trên là 8 v)

                tuy nhiên do pin 1.5v ttrong thí nghiệm của bạn trên đã bị dòng lớn do pin 9 v cung cấp làm hỏng nội trở tăng, gây hở mạch nên pin 9 v chưa bị cạn kiệt dòng tuy nhiên đã bị hư ( tụt áp còn 8 v)
                Attached Files

                Comment

                Về tác giả

                Collapse

                oidanba Tìm hiểu thêm về oidanba

                Bài viết mới nhất

                Collapse

                Đang tải...
                X