Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Làm sao chế tạo FF-JK mà không dùng đến IC.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi Sơn Hà Xem bài viết
    Khi nhấn nút thì điểm giữa 2 tụ có điện thế bằng không. Một tụ xả hết điện, một tụ nạp đến Vcc. Khi nhả nút nhấn thì điện thế của tụ vẫn giữ nguyên như vậy, tức điện thế điểm giữa 2 tụ vẫn =0. nhấn nút lần nữa thì không có dòng qua công tắc, không có điện thế nào thay đổi, mạch ì ra đấy.
    Khi nhả nút ra, một tụ đầy, một tụ trống, 2 cái mắc nối tiếp với nguồn, mình thì mình không nghĩ là nó giữ nguyên vậy, mà điện áp sẽ thay đổi và điện áp tại điểm nút nhấn sẽ ở mức giữa khoảng Vcc/2.
    Đồng thời, ở đây khi nhấn nút, một cái xả hết vê, một cái nạp, tuy nhiên cái nạp đó lại là nạp ngược, nên khi nhả nút ra, 2 tụ mắc ngược nhau nối vào nguồn thì xu hướng điện sẽ được tích vào tụ mắc thuận chứ không phải cái mắc ngược.

    Comment


    • #32
      Nguyên văn bởi dt_love Xem bài viết
      Khi nhả nút ra, một tụ đầy, một tụ trống, 2 cái mắc nối tiếp với nguồn, mình thì mình không nghĩ là nó giữ nguyên vậy
      Nó sẽ giữ nguyên như vậy (trừ khi tụ bị rò rỉ). Không tin bạn mắc 2 tụ nối tiếp với nhau rồi nối vào nguồn điện xem. Phải gắn thêm điện trở để kéo điện áp điểm giữa 2 tụ lên.

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi Sơn Hà Xem bài viết
        Nó sẽ giữ nguyên như vậy (trừ khi tụ bị rò rỉ). Không tin bạn mắc 2 tụ nối tiếp với nhau rồi nối vào nguồn điện xem. Phải gắn thêm điện trở để kéo điện áp điểm giữa 2 tụ lên.
        Hì, mình nghĩ bạn nên mắc thử thì tốt hơn... nhớ mắc 2 tụ nối tiếp, chung chân +, 2 chân - còn lại thì nối vào nguồn điện, (tốt nhất thì nên gắn thêm điện trở nhỏ nhỏ nối tiếp nữa..) là sẽ biết.

        Comment


        • #34
          ????????vậy như thế nào là đúng đây?

          Comment


          • #35
            Không cần thử cũng biết. 1trong 2 tụ sẽ bị phân cực ngược -> phóng điẹn-> còn lại 0V. Tụ kia sẽ là +Vcc

            Nếu bạn dùng tụ không phân cực thì mạch cũng không chạy ổn định đâu. Phải có điện trở kéo điện thế điểm giũa 2 tụ lên +V thì khi nhấn nút mới tạo ra xung âm được.

            @duongpetit: mạch của mình bạn xài nguồn mấy vôn? đèn LED nối tiếp với điện trở bao nhiêu? tần số nháy khoảng mấy lần/giây? Bạn cứ thử tìm xem mạch hoạt động sai chỗ nào như đã hướng dẫn ở trên rồi cùng thảo luận để mọi người có thêm kinh nghiệm

            Bạn cũng nên làm thử một mạch như dt_love hướng dẫn. Nếu dùng tụ hóa thì mạch chạy được do có một tụ nạp ngược nên có dòng rỉ nên sẽ mau hư. Nếu dùng tụ không phân cực thì nhấn nút không áp phê gì đâu.
            Last edited by Sơn Hà; 23-01-2010, 18:17.

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi Sơn Hà Xem bài viết
              Không cần thử cũng biết. 1trong 2 tụ sẽ bị phân cực ngược -> phóng điẹn-> còn lại 0V. Tụ kia sẽ là +Vcc

              Nếu bạn dùng tụ không phân cực thì mạch cũng không chạy ổn định đâu. Phải có điện trở kéo điện thế điểm giũa 2 tụ lên +V thì khi nhấn nút mới tạo ra xung âm được.

              @duongpetit: mạch của mình bạn xài nguồn mấy vôn? đèn LED nối tiếp với điện trở bao nhiêu? tần số nháy khoảng mấy lần/giây? Bạn cứ thử tìm xem mạch hoạt động sai chỗ nào như đã hướng dẫn ở trên rồi cùng thảo luận để mọi người có thêm kinh nghiệm

              Bạn cũng nên làm thử một mạch như dt_love hướng dẫn. Nếu dùng tụ hóa thì mạch chạy được do có một tụ nạp ngược nên có dòng rỉ nên sẽ mau hư. Nếu dùng tụ không phân cực thì nhấn nút không áp phê gì đâu.
              Lúc đầu mình cũng nghĩ như bạn, nhưng sau đó thì thấy không có tụ cũng không phải là mạch không chạy được.hi. Dù sao cũng là mạch sưu tầm, vấn đề chỉ là con điện trở, bạn nào lắp thử xem... có vấn đề thì hàn thêm con R là xong mà.
              đây là mạch với thông số của nó, và một dạng mạch khác, bạn nào cứ làm thử xem sao.



              Click image for larger version

Name:	11.GIF
Views:	1
Size:	20.0 KB
ID:	1340329

              Click image for larger version

Name:	22.png
Views:	1
Size:	33.0 KB
ID:	1340330
              http://xtremelectronix.blogspot.com/...ap-switch.html

              Comment


              • #37
                Nguyên văn bởi dt_love Xem bài viết
                Lúc đầu mình cũng nghĩ như bạn, nhưng sau đó thì thấy không có tụ cũng không phải là mạch không chạy được.hi. Dù sao cũng là mạch sưu tầm, vấn đề chỉ là con điện trở, bạn nào lắp thử xem... có vấn đề thì hàn thêm con R là xong mà.
                đây là mạch với thông số của nó, và một dạng mạch khác, bạn nào cứ làm thử xem sao.



                [ATTACH]19955[/ATTACH]

                [ATTACH]19956[/ATTACH]
                http://xtremelectronix.blogspot.com/...ap-switch.html

                Mấy file trước bạn gửi, mình đã làm thử mà không mạch nào chạy hết, còn mạch đầu tiên thì không ấn nút, chỉ để lâu 1 chút là tự nó chaỵ. Mình cũng ngồi tự giải thích hoạt động của nó mà không được. Hiện tại thì mình phải dùng 7474 để thay thế. Nhưng mình vẫn muốn làm mạch này. (ý mình là 3 cái mạch của bài viết trước chứ không phải bài viết đang trích dẫn này).

                Mấy con trans đó mình có thể thay thế bằng C1815 được không hay bắt buộc phải dùng đúng như nó.

                Có thể giải thích hộ mình cái hình này không,?
                Mà sao lại dùng đến 15V, vì mình chỉ dùng 5V thôi.
                Mạch này mình nghĩ lúc nào ngõ ra cũng (+) vì trans lúc nào cũng dẫn.
                Dòng đi từ nguồn, qua các trở 1k, 10k, 2k2, tạo thành cầu phân áp & có dòng đi vào chân B của bjt chứ. Còn con diode nằm đó để làm gì,?

                Nếu trans dẫn thì output = 0, rồi gì gì đó, ko giải thích được chắc vẽ lại cái mạch trên giấy quá, nhìn PC nhức mắc.

                Comment


                • #38
                  Mình up lên là 4 sơ đồ mạch, trong đó là 3 cái đầu gần như giống nhau(khác chỗ con điện trở ở cực B), 2 mạch đầu ko có giá trị, mạch thứ 3 có giá trị và mạch số 4 là một dạng khác.

                  Mình dùng mạch này để giải thích nguyên lí hoạt động.

                  Lúc mới bật nguồn, do mạch này là cân bằng nên lúc mở điện, trạng thái của nó sẽ là ngẫu nhiên, hoặc là TR1 dẫn , hoặc là TR2 dẫn trước.

                  Giả sử TR1 dẫn trước, khi đó cực C của nó khoảng 0V2 nên dòng qua R2 sẽ ko đủ để kích dẫn TR2, như vậy trạng thái được xác lập là TR1 dẫn, TR2 ngắt. Do giá trị R4 nhỏ hơn R3 nhiều lần nên ngõ ra sẽ được R4 kéo lên nguồn (mức cao).
                  Khi đó qua R5 và R8, tụ C1 và C2 sẽ được nạp với áp âm phía R5 và dương phía R8(điện áp trên 2 tụ lúc này có thể sẽ bằng nhau và bằng Vcc/2 hoặc cũng có thể lệch nhau chút ít, bạn nào đó có thể test thử xem là bao nhiêu). 2 diot đều phân cực ngược nên ko dẫn.

                  Đây là trường hợp thả lỏng chân Trigger ngõ vào, để đảm bảo hơn thì nên mắc thêm điện trở kéo lên Vcc cho chân này. Lúc đó C1 sẽ nạp dần đến Vcc. Và trạng thái này sẽ giữ nếu ko có xung trigger.

                  Khi có xung âm ở ngõ vào, nghĩa là chân Trigeer được nối về 0V. Do quá độ trên tụ C1 nên áp tại chân phía R5 sẽ bị đẩy xuống dưới mức 0V, lúc này sẽ làm D1 dẫn và kéo áp ở cực B của Tr1 xuống dưới mức 0V, làm TR1 ngắt. Khi đó áp tại cực C của TR1 sẽ được R1 kéo lên Vcc, đồng thời sẽ có dòng qua R2 làm cho TR2 dẫn, kéo áp tại cực C của nó về 0V2 và khóa luôn TR1. Ngõ ra về mức thấp
                  Trạng thái này sẽ được xác lập ở đây. Nếu chân Trigger được giữ lâu thì tụ C1 có thể sẽ được nạp với đầu dương phía R5.

                  Khi chân Trigger trở về mức cao (nhả nút nhấn) áp trên C1 sẽ giảm và tụ C2 được nạp, Nếu có điệnh trở kéo lên ở chân trigger thì C2 sẽ được nạp đầy.. và trạng thái vẫn không thay đổi cho đến khi có xung âm ở chân Trigger

                  Comment


                  • #39
                    Bạn SonHa nói chính xác đó. Mach này trước đây mình đã lắp hoạt động rất tốt. Thực ra như sau :
                    khi bạn kích bằng nút bấm thì cần một điện trở kéo lên nguồn V+ để nạp ngược cho tụ .khi bạn bấm công tắc xuống mass, tụ xả điện tạo một điện thế âm khóa tranistor đang dẫn lại, và đến khi thả nút bấm ra, điện trở kéo lên sẽ nạp điện cho tụ bên kia và tương tự như vậy.
                    Trong hình scan kèm theo, tín hiện trigger là squart-wave, (sóng vuông), do đó khi tín hiệu này chuyển sang mức logic 1 sẽ nạp điện cho tụ , tương tự như chức năng của điện trở như đã giải thích trên.
                    Mạch hoạt động khá chính xác và đơn giản, thích ho85p để nghiên cứu tìm hiểu . Các bạn dùng mạch này để tắt mở đèn LED, làm công tắc nguồn một nút nhấn ... Khi làm công tắc nguồn , các bạn chọn trị số R2<R3 để khi mở nguồn chắc chắn TR2 sẽ dẫn trước, output sẽ có mức 0. Thân

                    Comment


                    • #40
                      tốt nhất khí cần loại nào ta lấy IC đó, nhiều lúc đọ chế con tốn nhiều tiền hơn là mua một con IC đó nữa. bí lắm mới độ chứ
                      đúng không các bác!!!
                      TANTIEN TEXTILE JOINT STOCK COMPANY
                      Binh Tan Zone - Vinh Nguyen Ward - Nhatrang City - Khanhhoa Province - Vietnam

                      Vo Le Duc Thanh
                      Mobile : +84 982 82 26 08
                      Email :namthanhnam0826@yahoo.com

                      Comment


                      • #41
                        Bác cho hỏi chiều của tụ C1 & C2 được không, mắc rùi vẫn ko chạy, định chuyển sang tụ phân cực, có dung lượng lớn hơn..

                        Comment


                        • #42
                          Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết
                          Bác cho hỏi chiều của tụ C1 & C2 được không, mắc rùi vẫn ko chạy, định chuyển sang tụ phân cực, có dung lượng lớn hơn..
                          bạn mắc theo sơ đồ nào mà ko chạy, giá trị các linh kiện ra sao. nếu sử dụng tụ phân cực thì bạn có thể sử dụng tụ 1uF hoặc 0.1uF, đầu dương mắc chung lại và nối vào nút nhấn.

                          Comment


                          • #43
                            Mình mắc theo 2 sơ đồ này, chết lại quên là dùng nguồn 15V, mình dùng có 5V à, liệu có được không. Tụ thì mình chọn đúng & cũng mắc đúng chiều rồi.



                            (Ngoài luồng 1 tý). Có nên dùng triac điều khiển độ sáng của 2 đèn neon loại 6 tấc không.?

                            Comment


                            • #44
                              Thanks mọi người, mạch đã chạy với 5V rùi, tớ sửa lại các giá trị như hình trên. Giờ tớ cần giúp giải thích về nó. Mấy bài viết trước có giải thích nhưng tớ chưa hiểu vài vấn đề, tớ sẽ kèm theo bài tự giải thích của tớ, mấy bác coi có chỗ nào tớ còn lớ ngớ thì giải thích dùm, vì có mấy chỗ thắc mắc, nhưng không biết làm sao để hỏi.

                              Mạch xem như đã xong, mấy bác rãnh rỗi có thời gian thì giải thích kỹ kỹ chút, không cũng không sao, tớ cần hiểu kỹ về nó, nên mấy bác cứ để từ từ cũng được. Cảm ơn các bác.

                              1. Tại sao khi mạch đối xứng thì mình được cho 1 trong 2 Trans dẫn trước. Giả sử gặp trường hợp các linh kiện đều đạt chuẩn (vô tình trùng nhau về giá trị & sai số). Thì mạch này có hoạt động không,?

                              2. Giả sử Q1 dẫn:
                              + Cực C của Q1 ~ 0.2v
                              + Tụ C1 được nạp qua R=2k.
                              + Cực C của Q2 ~ 5v => Tụ C2 không nạp.
                              + Thế trên chân B của Q1 ~ 0.7v => diode D1 không dẫn
                              + Vbe khoảng 0.6v thì Q1 mới hoạt động, trong trường hợp này, theo tính toán thì Vbe vừa đúng để Q1 dẫn.
                              + Vì cực C của Q1 ~ 0.2v, kéo theo Vbe của Q2 ~ 0.03v, => Q2 tắt, Output = 1

                              3. Nhấn nút:
                              + Tụ C1 xả.
                              + Tụ C2 bị phân cực ngược (*) chỗ này sao tụ không nổ,? vì thế nạp vào tụ là +5v chứ đâu phải -5v đâu.
                              + Trong thời gian quá độ, xem như tụ C2 ngắn mạch, Output = Vce ~ 0.2v (tụ C2 bị phân cực ngược với áp = 0.2v, không đủ để nổ).
                              + Vì Output ~ 0.2v kéo theo chân B của Q1 ~ 0.2v, làm Q1 tắt, cực C của Q1 được kéo lên cao, theo tính toán, cực B của Q2 lúc này ~ 0.7v => Q2 dẫn.
                              + Q2 dẫn, Output bị ghim tại Vce ~ 0.2v, tức là ngõ ra mức thấp.
                              + Lúc này, trạng thái của tụ C1 & C2 đều xả hết.

                              4. Thả nút nhấn:
                              + Tụ C2 phân cực thuận, được nạp điện thông qua R=2k
                              + Tụ C1 không nạp, do 2 cực tính đều là mức điện áp dương. (Nếu muốn tính sự chênh lệch áp tại tụ C1 trong thời điểm này thì mình tính như thế nào,?)
                              + Q1 & Q2 xác lập, Output = 0

                              Quá trình tiếp tục lặp lại, Output sẽ lật trạng thái nếu nhấn nút.


                              ==> Vẫn chưa thấy vai trò của diode, R7, R8. (R7, R8 chỉ kết hợp với R4, R2 để kích dẫn transistor Q1, nhưng thực tế, ta có thể bỏ nó mà). Đang ngoài net, nên chưa thử cái này.
                              ==> Có thể dùng tụ gốm 104 không,? vì tụ gốm thì không phân cực. Nếu dùng thì mạch có đảm bảo sự ổn định không,?
                              Attached Files

                              Comment


                              • #45
                                Mạch này sao mắc từng cái thì chạy, mắc nhiều mạch như vậy song song thì lại không chạy, mấy bác rãnh xem giúp có phải vậy ko.?

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                TheHouse Tìm hiểu thêm về TheHouse

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X