Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Dùng 7805 như thế nào là hợp lý

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Dùng 7805 như thế nào là hợp lý

    Có lẽ ai làm về điện tử cũng biết tới 7805. Nhưng đôi khi vì kinh nghiệm, họ quên một số kiến thức cơ bản.
    -Dòng cực đại có thể duy trì 1A.
    -Dòng đỉnh 2.2A.
    -Công suất tiêu tán cực đại nếu không dùng tản nhiệt: 2W.
    -Công suất tiêu tán nếu dùng tản nhiệt đủ lớn: 15W

    +Vậy Nếu vượt quá ngưỡng 4 ý trên 7805 sẽ bị cháy.
    +Thực tế ta nên chỉ dùng công suất tiêu tán =1/2 giá trị trên. Các giá trị cũng không nên dùng gần giá trị max của các thông số trên. Tốt nhất nên dùng <=2/3 max. Hơn nữa các thống số trên áp dụng cho điều kiện chuẩn nhiệt độ 25 độ C.
    +Ta nên hạn chế áp lối vào 7805 để giảm công suất tiêu tán trên tản nhiệt.
    Nếu ai đó nói 7805 dùng tốt ở 500ma thì có thể sai vì nó còn phụ thuộc vào áp rơi trên nó.
    Một số điểm lưu ý khác:
    +Thực tế áp lối ra có thể đạt giá trị nào đó trong khoảng 4.8--5.2 V. Nên nếu đo được áp là 4.85V thì không vội kết luận là IC bị hỏng.
    +Độ trôi nhiệt của 7805 xấp xỉ: 1mv/1 độ C. Nó có hệ số trôi nhiệt âm, nên nhiệt độ tăng, điện áp ra sẽ giảm.
    Ví dụ: nếu ở 25 độ C, điện áp lối ra là 4.98V, thì rất có thể tại 65 độ, ta đo được thế lỗi ra cỡ: 4.94 độ C.
    +Lưu ý 7805 có bảo vệ chập tải, nên nếu ta lỡ làm chập thì chưa hẳn 7805 đã hỏng đâu.
    Mong mọi người góp ý từ những điều cơ bản nhất.


  • #2
    Nhân đây mình muốn nhờ các bạn tính toán dùm con trở R45 trong mạch tăng dòng cho 7805 này luôn - hình trên! Chọn thế nào để Transitor công suất dẫn dòng, dòng qua 7805 lớn hơn dòng phân cực cho Transitor một tí thôi!

    Có một cách tăng dòng cho 7805/12/24 ... nữa như hình dưới. Hỏi: nếu bỏ D1, D2 trong sơ đồ liệu mạch có chạy đúng không? vì sao?
    Attached Files

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi thaithutrang Xem bài viết
      +Ta nên hạn chế áp lối vào 7805 để giảm công suất tiêu tán trên tản nhiệt.
      Nếu ai đó nói 7805 dùng tốt ở 500ma thì có thể sai vì nó còn phụ thuộc vào áp rơi trên nó.
      Xin bổ xung, công suất tiêu tán trên ổn áp nối tiếp được tính như sau:
      Pd = (Ui - Uo) * I
      Trong đó:
      Ui - áp lối vào
      Uo - áp lối ra
      I - dòng sử dụng

      Chính vì vậy: khi sử dụng họ 78xx nên ước lượng được thăng giáng áp lối vào để chọn áp vào cho phù hợp. Nếu đặt Ui quá cao làm công suất tiêu tán trên IC lớn ---> giảm hiệu suất. Tuy nhiên lưu ý cần giữ áp vào lớn hơn áp ra khoảng 2V cho IC hoạt động bình thường. Ví dụ dùng 7805 thì cần có lối vào ít nhất là 7V.

      Nếu ai đó nói 7805 theo lý thuyết được 1A nhưng đến 0.5A đã có vấn đề có thể không chính xác vì còn phụ thuộc vào công suất tiêu tán. Thậm chí nhìn tổng quát thì câu nói đó sai vì thông số ghi trong data sheet là thông số kỹ thuật chứ không phải theo lý thuyết. 7805 hoàn toàn có thể cho dòng trên 500mA.

      Không phải ngẫu nhiên mà ta có các thông số sau:
      - Công suất tiêu tán max 2W
      - Dòng max 1A
      - Chênh lệch áp vào ra tối thiểu 2V
      Mọi người có thấy 2W = 1A * 2V không ạ.

      Comment


      • #4
        Vậy các thí chủ có thể cho lão nạp đây biêts cách chọn và tính toán các tụ điện trước và sau 7805 để có chất lượng điện áp là tôt nhất ko ? Nếu có cong thức tính thì hay quá !
        Mô phật !
        Cửa chùa luôn rộng mở cho những ai tò mò !
        I will never fall in love again !!

        Comment


        • #5
          Em thử tính toán như sau liệu có ổn không các anh nhé:
          -Sơ đồ 1 của anh Natra2K2:
          Điện trở đó làm nhiệm vụ giới hạn dòng cho 7805 là giá trị Ik nào đó.
          Khi I tải < Ik thì dòng tải chủ yếu chỉ do 7805 cấp.
          Khi I tải > Ik thì có thể coi: transistor cấp dòng cho tải là: Itai-Ik, còn 7805 cấp dòng là Ik.
          R được tính cỡ (Uin-7.5)/Ik, trong đó 7.5V là điện áp min nhất lối vào 7805 để đảm bảo 7805 hoạt động tốt.

          Còn sơ đồ 2:
          Chân COM mắc vào diot là để bù sụt áp 0.7V ở diot lối ra để đảm bảo áp ra là 12V. Tuy nhiên:
          Thiết kế đó chưa thật tốt bởi các nguyên nhân:
          -78Lxx là loại bé = C1815 hay C828. Nên nó chỉ đươc công suất thấp và dòng max chỉ 100ma. Nên trường hợp này nên dùng 78xx loại 1A.
          -Do sự không đồng loạt trong chế tạo linh kiện, nên áp lối ra của 7812 có áp ra khác nhau. Ví dụ: có thể là 11.8V hay 12.2 V. Nếu không dùng 2 diot lối ra sẽ coi như ngắn mạch ở một chừng mực nào đó, sẽ rất dễ nóng và gây hỏng 7812. Nếu cho diot thì cũng không đảm bảo được sự bù trừ điện áp, hơn nữa chúng cũng có sai số sụt áp trên diot khác nhau. Vậy cũng không nên dùng sơ đồ này. Nguy hại hơn, do lối ra cuối cùng không có tụ lọc nên khi có tải cảm, rất có thể toàn bộ áp sẽ dâng lên >12V nhiều lần và gây hỏng toàn bộ IC trên mạch.. hihi....
          Anh nên dùng điện trở thay diot, nhưng tốt nhất là dùng thiết kế mạch kiểu khác: đơn giản là đêm lối ra một transistor đủ lớn, hoặc làm thiết kế như mạch 1.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi thaithutrang Xem bài viết
            Em thử tính toán như sau liệu có ổn không các anh nhé:
            -Sơ đồ 1 của anh Natra2K2:
            Điện trở đó làm nhiệm vụ giới hạn dòng cho 7805 là giá trị Ik nào đó.
            Khi I tải < Ik thì dòng tải chủ yếu chỉ do 7805 cấp.
            Khi I tải > Ik thì có thể coi: transistor cấp dòng cho tải là: Itai-Ik, còn 7805 cấp dòng là Ik.
            R được tính cỡ (Uin-7.5)/Ik, trong đó 7.5V là điện áp min nhất lối vào 7805 để đảm bảo 7805 hoạt động tốt.

            ......
            Bạn. Trang xem lại.
            Cách tính là R >= 0,6V/Ik

            Khi dòng bé hơn Ik, thì U 2 đầu Ik thấp hơn 0,6 V, nên Trans không dẫn. Dòng tải chủ yấu do 7805 cung cấp.

            Khi dòng lớn hơn Ik, thì sẽ có dòng phân cực cho Trans, Trans sẽ dẫn dòng dôi ra đó.
            Ik được tính sao cho công suất tiêu tán trên 7805 không vượt quá mức.
            Ik <= P cho phép / (U vào max - 5 - 0.6)

            Ngoài ra còn phải thỏa mãn điều kiện dòng nuôi (dòng vào không tải) Ikt của 7805 không làm cho Trans dẫn.

            R< 0.6v / Ikt

            Như vậy tổng hợp lại thì:

            0,6/Ik <= R < 0.6/Ikt

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi thaithutrang Xem bài viết
              Em thử tính toán như sau liệu có ổn không các anh nhé:
              -Sơ đồ 1 của anh Natra2K2:
              Điện trở đó làm nhiệm vụ giới hạn dòng cho 7805 là giá trị Ik nào đó.
              Khi I tải < Ik thì dòng tải chủ yếu chỉ do 7805 cấp.
              Khi I tải > Ik thì có thể coi: transistor cấp dòng cho tải là: Itai-Ik, còn 7805 cấp dòng là Ik.
              R được tính cỡ (Uin-7.5)/Ik, trong đó 7.5V là điện áp min nhất lối vào 7805 để đảm bảo 7805 hoạt động tốt.

              Còn sơ đồ 2:
              Chân COM mắc vào diot là để bù sụt áp 0.7V ở diot lối ra để đảm bảo áp ra là 12V. Tuy nhiên:
              Thiết kế đó chưa thật tốt bởi các nguyên nhân:
              -78Lxx là loại bé = C1815 hay C828. Nên nó chỉ đươc công suất thấp và dòng max chỉ 100ma. Nên trường hợp này nên dùng 78xx loại 1A.
              -Do sự không đồng loạt trong chế tạo linh kiện, nên áp lối ra của 7812 có áp ra khác nhau. Ví dụ: có thể là 11.8V hay 12.2 V. Nếu không dùng 2 diot lối ra sẽ coi như ngắn mạch ở một chừng mực nào đó, sẽ rất dễ nóng và gây hỏng 7812. Nếu cho diot thì cũng không đảm bảo được sự bù trừ điện áp, hơn nữa chúng cũng có sai số sụt áp trên diot khác nhau. Vậy cũng không nên dùng sơ đồ này. Nguy hại hơn, do lối ra cuối cùng không có tụ lọc nên khi có tải cảm, rất có thể toàn bộ áp sẽ dâng lên >12V nhiều lần và gây hỏng toàn bộ IC trên mạch.. hihi....
              Anh nên dùng điện trở thay diot, nhưng tốt nhất là dùng thiết kế mạch kiểu khác: đơn giản là đêm lối ra một transistor đủ lớn, hoặc làm thiết kế như mạch 1.
              chào 3T. Em đã lắp sơ đồ trên chưa vậy? Theo anh thì sơ đồ trên hoàn toàn OK trong dải cho phép của nó(200mA,12V). Việc dùng con 7812 có dòng lớn hơn là tuỳ thuộc vào ứng dụng chứ không phụ thuộc vào đặc tính mạch. Nếu dùng cùng một loại diode và 78L12 thì điện áp sụt trên nó là như nhau(sai số rất nhỏ). 2 diode chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ khi điện áp trên 2 con 78L12 không giống nhau(tránh dòng ngược cho một trong 2 con 78L12). Thực ra vào một thời điểm với dòng ra nhỏ thì chỉ có một con 78L12 hoạt động do ảnh hưởng của 2 diode đầu ra(78L12 nào cung cấp điện áp ra nhỏ hơn sẽ không có dòng ra). Nhưng khi dòng ra lớn hơn thì do trở trong của 78L12 nên điện áp ra cũng giảm dần(7812 chỉ ổn áp trong một dải xác định khi dòng lớn nó vẫn bị giảm). Khi điện áp ra của nó nhỏ hơn điện áp ra con 78L12 còn lại thì còn 7812 còn lại làm việc và dẫn đến 2 con cùng mở. Lúc này dòng cung cấp mới thực sự là 200mA!
              Chúc 3T vui vẻ!
              Cũ người mới ta!

              Comment


              • #8
                Hihi.. anh quoc thái nói đúng rồi. Điều kiện cần là:R >= 0,6V/Ik.
                (Do em không tập trung )
                Vậy mong anh viết nhiều bài: nhìn có vẻ dễ nhưng phân tích thì sẽ thấy có thể thấy nhiều mới lạ.
                Còn mạch II:
                Em vẫn thấy đúng. Vì 78L12 các loại khác nhau, cho dù cùng một hãng sản xuất thì đều có sai số ở cùng một điều kiện khác nhau.
                Ví dụ: 78L12 có thể là 12.2V, cũng có thể là 11.8V.
                Khi Diot cũng vậy, tại dòng 100ma có thể là 0.65 hay 0.75V.
                Khi dòng 50ma thì sụt áp cũng không quá sai khác với khi dòng 100ma. Kết quả là diot không thể bù được đâu.
                Mạch này em chưa làm
                Last edited by thaithutrang; 16-09-2006, 15:51.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi thaithutrang Xem bài viết
                  Em thử tính toán như sau liệu có ổn không các anh nhé:
                  -Sơ đồ 1 của anh Natra2K2:
                  Điện trở đó làm nhiệm vụ giới hạn dòng cho 7805 là giá trị Ik nào đó.
                  Khi I tải < Ik thì dòng tải chủ yếu chỉ do 7805 cấp.
                  Khi I tải > Ik thì có thể coi: transistor cấp dòng cho tải là: Itai-Ik, còn 7805 cấp dòng là Ik.
                  R được tính cỡ (Uin-7.5)/Ik, trong đó 7.5V là điện áp min nhất lối vào 7805 để đảm bảo 7805 hoạt động tốt.

                  Còn sơ đồ 2:
                  Chân COM mắc vào diot là để bù sụt áp 0.7V ở diot lối ra để đảm bảo áp ra là 12V. Tuy nhiên:
                  Thiết kế đó chưa thật tốt bởi các nguyên nhân:
                  -78Lxx là loại bé = C1815 hay C828. Nên nó chỉ đươc công suất thấp và dòng max chỉ 100ma. Nên trường hợp này nên dùng 78xx loại 1A.
                  -Do sự không đồng loạt trong chế tạo linh kiện, nên áp lối ra của 7812 có áp ra khác nhau. Ví dụ: có thể là 11.8V hay 12.2 V. Nếu không dùng 2 diot lối ra sẽ coi như ngắn mạch ở một chừng mực nào đó, sẽ rất dễ nóng và gây hỏng 7812. Nếu cho diot thì cũng không đảm bảo được sự bù trừ điện áp, hơn nữa chúng cũng có sai số sụt áp trên diot khác nhau. Vậy cũng không nên dùng sơ đồ này. Nguy hại hơn, do lối ra cuối cùng không có tụ lọc nên khi có tải cảm, rất có thể toàn bộ áp sẽ dâng lên >12V nhiều lần và gây hỏng toàn bộ IC trên mạch.. hihi....
                  Anh nên dùng điện trở thay diot, nhưng tốt nhất là dùng thiết kế mạch kiểu khác: đơn giản là đêm lối ra một transistor đủ lớn, hoặc làm thiết kế như mạch 1.

                  Tôi nghĩ cách tính R45 ở sơ đồ 1 không phải là khó đối với các bạn, hơn nữa, trong trường hợp này, trị số R45 chấp nhận được nằm trong một dải khá rộng, do đó, các bạn lắp ráp sẽ không cần phải lo lắng quá nhiều.

                  Còn ở sơ đồ 2, tôi đồng ý với 3T, D1, D2 dùng để bảo vệ 2 IC, D3 dùng để bù sụt áp trên D1, D2. Tất nhiên, việc bù chỉ là tương đối, bởi vì thông số trên các điốt hoàn toàn không đồng nhất, nhất là chế độ làm việc của D1, D2 lại khác với D3.

                  Tuy nhiên, theo tôi, sơ đồ 2 không có ý nghĩa thực tế. Vì thông số của 2 IC không bao giờ đồng nhất, lại thêm D1, D2 cũng không đồng nhất, nên dòng điện lấy được ở cửa ra không bao giờ là tổng dòng cấp ra của cả 2 IC, mà chỉ là của riêng 1 IC cùng với điốt tương ứng có điện áp ra lớn hơn (áp ra của IC (lớn hơn) - áp rơi trên D (nhỏ hơn) = nguồn chính).

                  Nếu cần tăng dòng ra cho 78xx, bạn hãy dùng sơ đồ 1, hoặc là tham khảo các mạch điện gợi ý có ngay trong datasheet của 78xx, tôi cho rằng không nên, và cũng không cần nghiên cứu, thử nghiệm các loại mạch khác làm gì cho mất công, bởi ổn áp kiểu bù nối tiếp này không phải là loại mạch điện khó, và hiệu suất rất thấp.

                  Bổ sung thêm: các mạch mà các bạn tham khảo được trên sách báo, nhất là trên internet, không phải bao giờ cũng là những mạch hay, có ý nghĩa thực tế, bởi nhiều khi nó xuất phát từ mục đích đánh đố, thử tài nhau, hoặc nảy ra từ những cái đầu không thông minh lắm.

                  NamVN

                  Comment


                  • #10
                    Thấy mọi người nói về ổn áp bù kiểu nối tiếp, em xin hỏi nó là cái j` nhỉ, 7805 thì là 1 kiểu của nó! Có ai có thể giải thích rõ hơn được ko? thế có ổn áp bù kiểu song song không vậy?(em ko phải dân điện tử) :d

                    Comment


                    • #11
                      Ko biết sơ đồ khối của anh 78xx này thế nào các bác nhẩy, Và đo bằng đồng hồ có xác định dc nó tốt xấu ko các bác,

                      Comment


                      • #12
                        Sơ đồ khối của 78xx, và nguyên lý của ổn áp nối tiếp

                        Nguyên văn bởi huyPhuongels Xem bài viết
                        Ko biết sơ đồ khối của anh 78xx này thế nào các bác nhẩy, Và đo bằng đồng hồ có xác định dc nó tốt xấu ko các bác,
                        Đây là sơ đồ khối điển hình của dòng ổn áp nối tiếp 78xx

                        Các đặc trưng của họ này như sau
                        Output Current up to 1A (Dòng ra lên tới 1A)
                        Output Voltages of 5, 6, 8, 9, 10, 12, 15, 18, 24V (Thế lối ra ứng với ký hiệu xx - lưu ý riêng con 78L62 là ổn áp 6V2)
                        Thermal Overload Protection (Bảo vệ quá nhiệt)
                        Short Circuit Protection (Bảo vệ ngắn mạch)
                        Output Transistor Safe Operating Area Protection (Giữ vùng hoạt động an toàn cho Trans công suất)

                        Nguyên lý hoạt động của ổn áp nối tiếp dựa trên bốn phần chính:
                        1) Phần tử công suất (Series Part Element), thường là một cặp darlington để tăng hfe
                        2) Phần tử chuẩn (Reference Voltage) tạo điện áp chuẩn (bằng Zenner Diode hoặc bằng mạch Band-gap Ref)
                        3) Phần tử so sánh - khuyếch đại sai biệt (Error Amplifier)
                        4) Phần tử lấy mẫu để lấy mẫu điện áp ra,

                        Như trong hình vẽ trên, phần tử lấy mẫu thường đơn giản là một cầu chia điện bằng các điện trở nối tiếp. Như vậy điện áp ra được lấy mẫu và đưa vào lối vào âm của bộ khuyếch đại sai biệt. Điện áp từ phần tử chuẩn Vref được đưa vào lối vào dương của khuyếch đại sai biệt. Khi lối ra giảm so với Vref lối ra của bộ so sách sai biệt sẽ tăng lên, làm cho phần tử công suất dẫn nhiều hơn để kéo lối ra lên giá trị ổn định. Ngược lại khi lối ra tăng ...
                        Như vậy phần tử công suất của thiết bị này hoạt động ở chế độ tuyến tính, vì vậy ổn áp nối tiếp còn được gọi là ổn áp tuyến tính (linear) để phân biệt với ổn áp xung (switching).

                        Comment


                        • #13
                          Thêm một cách tăng dòng nữa cho IC ổn áp họ 78xx
                          Phối hợp với FET, các bác có nhận xét hoặc lưu ý gì với sơ đồ này giúp em với! 2 cách thì cách nào tốt hơn! Bác nào giải thích hộ 1 mạch cụ thể nhé!
                          Attached Files

                          Comment


                          • #14
                            Trên thị trường regulator 5V đâu chỉ có 1 loại 7805 dòng max 1A. Có 3 loại:

                            78L05: dòng max 100mA.

                            7805: dòng max 1A.

                            78H05: dòng max 5A.

                            Nếu dùng 78H05 thì dòng 500mA có vấn đề gì.

                            Comment


                            • #15
                              Mấy cách của bác Natra cực kỳ hay. Nó làm nhiệm vụ phân bố dòng cho 7805 và Trans công suất theo 1 tỷ lệ cố định.
                              Tỳ lệ đó bằng nghịch đảo của tỷ lệ 2 điện trở R1 và R2 (chắc vậy. Mờ quá, QT không đọc được, chỉ đoán mò thôi).

                              QT bái phục, và chắc chắn sẽ lưu lại sơ đồ này.

                              Nhưng bác chưa dự trù dòng nuôi của 7805 khi không tải. Nếu có dòng nuôi, thì dòng qua Trans Mosfet cũng có khuynh hướng tăng lêntương ứng , trong khi dòng tải = 0, điện áp ra sẽ tăng cao lắm đấy.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              thaithutrang Tìm hiểu thêm về thaithutrang

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X