Xin các bạn giúp giải đáp thắc mắc giùm mình, vì là mới bắt đầu làm quen với điện tử nên mình muốn biết rỏ về dao động trong máy radio : dao động là gì ?, tại sao lại phải có mạch dao động ? và dao động hoạt động như thế nào ? cách tạo một mạch dao động đơn giản?. Cảm ơn.
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Dao động là.....??
Collapse
X
-
Dao động là.....??
Xin các bạn giúp giải đáp thắc mắc giùm mình, vì là mới bắt đầu làm quen với điện tử nên mình muốn biết rỏ về dao động trong máy radio : dao động là gì ?, tại sao lại phải có mạch dao động ?
Trong các radio loại ngoại sai thường có mạch dao động LC (có thể là mạch dao động 3 điểm điện cảm, hay hồi tiếp biến áp (đối với băng sóng MW (sóng trung) hay SW (sóng ngắn) còn đối với băng sóng FM thường dùng mạch dao động 3 điểm điện dung (mạch dao động copit). Mục đích của mạch dao động này để khi đưa vào quá trình tạo phách với tín hiệu RF thu được ở an ten sau khi đã khuếch đại để thu được 1 tín hiệu có 1 tần số cố định trong toàn băng sóng. Để làm được điều này thì tần số dao động cũng phải thay đổi theo tần số RF đầu vào. F(cao tần) - F(dao động) = hằng số ( đối với sóng AM là 455KHZ, còn với sóng FM là 10,7MHZ). Trong băng sóng FM thì tần số dao động của máy tạo ra thấp hơn tần số RF của máy thu.
Có những máy thu đơn giản người ta không cần mạch dao động, dùng mạch khuếch đại thẳng tín hiệu RF nhưng đối với máy này có độ nhạy không cao. Vì đối với 1 tần số mach KĐ có 1 hệ số khuếch đại khác nhau. Các radio kiểu này bây giờ chỉ còn ở viện bảo tàngEmail:
-
Dao động là đọc lại sách vật lý 12(11)
Giao động điện là giao động có ích ,,,-> phải tạo ra nó bằng mạch tạo dao động
Dao động hoạt động như thế nào? (Kô hiểu câu hỏi)
Cách tạo mạch. Mua mấy cái sách mạch điện lý thú lắp theo, đọc Kỹ thuật mạch-PMH...
Comment
-
Trong máy thu Radio tại sao phải có mạch dao động?
Thông thừong, tín hiệu điện từ sẽ cảm ứng vào ăng ten, và cho ra tín hiệu điện cao tần rất bé.
Tín hiệu này phải được khuếch đại lên nhiều lần mới đủ sức tách thành các tín hiệu có ích khác.
Mà đối với tần số cao như vậy, muốn khuếch đại thì gần như bắt buộc phải khuếch đại cộng hưởng, mới có thể có độ chọn lọc cao, và hệ số khuếch đại lớn. Và phải nhiều tầng khuệh đại mới đủ (ít nhất là 2 tầng).
Anh thử tưởng tượng, máy thu của anh có một dải điều chỉnh rộng, mà khi dò đài, thì tần số thay đổi. Nếu tất cả các mạch đều khuếch đại 1 tần số ban đầu, thì phải thay đổi tần số cộng hưởng của tất cả các mạch đồng loạt với nhau. Điều này rất khó khăn về mặt kỹ thuật, và tốn kém linh kiện.
Vì thế người ta chọn một giải pháp tốt hơn: từ sau mạch khuếch đại ăng ten, tất cả các mạch khuếch đại còn lại chỉ khuếch đại 1 tần số duy nhất. Nghĩa là không thay đổi gì hết khi anh thay đổi tần số dò sóng. Tần số đó gọi là tần số trung gian hay gọi tắt là trung tần. Muốn như vậy thì phải biến đổi tần số ăng ten thành trung tần. Để thực hiện việc biến đổi đó, người ta áp dụng hiệu ứng phách (anh xem trong Vật lý lớp 12), cho tần số ăng ten tác động với 1 tần số khác để ra trung tần. Tần số khác đó, trong máy phải tự tạo ra, đó là tần số dao động.
Như vậy khi dò đài, anh chỉ cần thay đổi 2 tần số thôi: tần số riêng của mạch khuếch đại ăng ten, và tần số dao động. Việc điều chình cộng hưởng chỉ 2 tần số này phù hợp với nhau theo công thức như anh Duy Hiệp đưa ra tương đối dễ dàng. (dễ hơn nhiều so với điều hợp 3, 4 tầng cùng lúc nếu không có dao động và trung tần).
Còn trong máy thu hình, nó còn nhiều vấn đề khác có liên quan, nhưng chúng ta không cần xem xét trong máy thu thanh.
Tần số trung tần đối với băng sóng AM hiện nay ta sử dụng là 455 kHz. Khối đông Âu sử dụng 465 kHz.
Tần số trung tần sử dụng trong sóng FM là 10,7 MHz.
Ngoài ra, đối với sóng FM, dùng trung tần còn có lợi là tỷ số df /f đối. với sóng trung tần sẽ cao hơn nhiều tỷ số df/f đối với sóng mang. Lý do là khi thực hiện phách, tần số thay đổi, nhưng df không thay đổi. Do đó mạch tách sóng sẽ hiệu quả hơn.Last edited by cô nhóc; 04-10-2006, 11:43.Nhóc thích nghịch điện,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu mấy anh.
Hi hi.
Comment
-
Trong các radio loại ngoại sai thường có mạch dao động LC (có thể là mạch dao động 3 điểm điện cảm, hay hồi tiếp biến áp (đối với băng sóng MW (sóng trung) hay SW (sóng ngắn) còn đối với băng sóng FM thường dùng mạch dao động 3 điểm điện dung (mạch dao động copit). Mục đích của mạch dao động này để khi đưa vào quá trình tạo phách với tín hiệu RF thu được ở an ten sau khi đã khuếch đại để thu được 1 tín hiệu có 1 tần số cố định trong toàn băng sóng.
F(cao tần) - F(dao động) = hằng số ( đối với sóng AM là 455KHZ, còn với sóng FM là 10,7MHZ).
ThanksThien thu van co: Yeu la kho!!!
Van co thien thu: Kho van yeu!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Comment
-
Mạch thu FM có thể tạo được bộ cộng hưởng từ mạch Colppit à bạn. Bạn có thể up ảnh thiết kế (phần đầu vào cũng dc) của bộ thu FM dùng Colppit dc ko?
cám ơn nhéThien thu van co: Yeu la kho!!!
Van co thien thu: Kho van yeu!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Comment
-
Chào bạn,
Khi mới tiếp xúc điện tử mình cũng có thắc mắc giống bạn vậy.
Các khái niệm như “Dao động là gì?” “Các loại mạch dao động?” “Kỹ thuật điều chế tín hiệu?” thường được đề cập nhiều trong sách (như cuốn “điện tử thông tin” của Phạm Hồng Liên, NXB DDHQG TP.HCM), bạn xem thêm sẽ rõ. Ở đây mình muốn nói một chút đến lý do: “Tại sao lại cần dao động?” (Điều này trình bày rãi rác trong các sách và ít được chú trọng.)
+ Để truyền thông tin (gọi tắt là truyền tin).Cách đầu tiên và đơn giản nhất người ta nghĩ đến là ..dùng dây điện!!!. Cần tối thiểu 2 dây : một dây tín hiệu, một dây GND nối từ nơi phát đến nơi nhận. Sơ đồ như sau :
+ Nếu truyền thông tin hình ảnh, tiếng nói. Tín hiệu loại này có năng lượng nhỏ, tần số thấp, không thể truyền đi xa vì hao hụt trên đường truyền. Vì vậy người ta phải dùng một sóng cao tần có tần số không đổi (gọi là sóng mang) để “cõng” tín hiệu đi xa. (quá trình này gọi là điều chế).--> Các mạch dao động được ứng dụng trong mạch tạo sóng mang. Xem sơ đồ sau:
--> Đến nơi nhận, người ta “giải điều chế” (tách sóng mang ra) để tái tạo lại thông tin ban đầu.
+ Trong kỹ thuật số, bộ dao động giống như “trái tim” của mạch số. Nhờ có dao động clock mà CPU tính toán, truyền tin, …
+ Trong truyền tin số, đôi khi cũng có dây clock. (ví dụ kiểu truyền đồng bộ - cân bằng, đường truyền có ít nhất 3 dây : dây tín hiệu, dây clock, dây GND). Dây clock để “đồng bộ” và cũng để làm chuẩn so sánh ton và toff. (bạn đọc thêm trong tài liệu truyền dữ liệu)
Thân,Chưa thành tỷ phú, chưa thèm lấy vợ ...
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
Trả lời cho tìm mua đồng hồ vạn năngbởi matnetgia99Ồ, cái này mình cũng có nè, có ai mua không, đồ cũ dùng từ năm 2008, hư 1 2 giai gì đấy bỏ xó hơn năm nay...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
Hôm qua, 14:40 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi dinhthuong80À, sản phẩm họ thiết kế ra, họ yêu cầu mình chứng minh là sau chỉnh sửa thì 1 là gỡ jump cắm lại không hư mạch, 2 là gỡ jump thì 220Vdc vẫn dùng được led áp thấp 20V mà không hư led như mình báo, nên họ hiểu rõ mà....
-
Channel: Điện tử công suất
Hôm qua, 06:08 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi nhathung1101Tôi biết và tôi biết.
Sẽ bắt đầu với cái Sồn La, rồi mấy mạch nguồn vớ vỉn.... Rồi sẽ đèn led...
Cuộc đời là những chuyến xe, nên sẽ có:
Xe đạp điện, xe máy điện, xe ô tô điện, xe cấp cứu điện, xe tang điện.
Rồi xem.-
Channel: Điện tử công suất
Hôm qua, 01:38 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi nhathung1101Vấn đề là thu ánh sáng rồi phát ra ánh sáng cơ. Hồi mẫu giáo cô bảo đừng làm, lão không nhớ à?
Tốt nhất im mồm....-
Channel: Điện tử công suất
Hôm qua, 01:26 -
-
Trả lời cho Tiếng Anh cho người Việtbởi bqvietBài học kiểu trực tuyến dù là loại đơn giản bậc nhất cũng vẫn cần chú tâm. Chỉ bật tai nghe lên thì không có loại nào thấm nổi đâu. Cách hay hơn, dễ hơn là kiếm phim tiếng Anh nào đó xem, ban đầu bật phụ đề tiếng Việt, nghe và...
-
Channel: Tâm tình dân kỹ thuật
14-02-2025, 16:15 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi nguyendinhvanỞ đtvn này mới biết đến 2 loại mạch
1 step down
2 step up
Bây giờ anh lưu vong làm thuê bên nước lạ còn làm ra cái mach vừa up vùa dow luôn.
Tính chất là:
1 Đầu vào bằn ra cho nối thẳng
2 Đầu vào cao hơn...-
Channel: Điện tử công suất
14-02-2025, 00:51 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi nguyendinhvanHa ha !
Thay đổi cách nghĩ thì sẽ nghĩ ra.
.
.
.
Một thứ cần kiểm soát dòng + nhiệt + công suất tiêu tán. Nhưng lại dùng tư duy ổn áp. Làm sao mà giải quyết được.
Nó là mạch ổn dòng.
Vì thế các anh nước lạ không thèm quan tâm là phải....-
Channel: Điện tử công suất
14-02-2025, 00:42 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi dinhthuong80Vì cứ phải chỉnh sửa cho mỗi dải điện áp, quên chỉnh thì hư chíp phải bảo hành nên em thấy bất tiện, mới cần cái mạch 1 dải áp cao dùng cho tất cả loại đèn đó bác!...
-
Channel: Điện tử công suất
13-02-2025, 17:02 -
-
Trả lời cho Tiếng Anh cho người Việtbởi hankhungdtMình thỉnh thoảng cũng làm việc với người nước ngoài nói tiếng Anh thì toàn ghép nhặt từ, cộng với quơ tay quơ chân để diễn tả, hix. Nỗi khổ là không biết cách để mô tả sự việc. Tôi muốn tìm các bài giảng tiếng anh nào phù hợp...
-
Channel: Tâm tình dân kỹ thuật
13-02-2025, 08:43 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi ti500Chúc mừng bác đã chỉnh sửa thành công, nhưng theo em thì video hơi rối nếu bác muốn gửi cho bên supplier xem.
Nếu là em thì em chỉ cần nối dây để hiển thị liên tục điện áp ở ngõ ra là 220Vdc trước khi gắn LED, kế đến là cắm...-
Channel: Điện tử công suất
13-02-2025, 07:39 -
Comment