Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch đèn tự động sáng khi trời tối

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên văn bởi thienthanh14 Xem bài viết
    theo vesion 3 thi r3 r4 la 470 va 22 om hay la kilo om z
    ohm nhé bạn

    Comment


    • Nguyên văn bởi 마 체 Xem bài viết
      mình đã test mạch này của bạn nhưng có điều là khi cấp nguồn phát là đèn nó sáng một lát rồi mới tắt mặc dù đang ban ngày
      Có thể do tụ gây trễ C1 đã nạp sẵn (nó làm tải vẫn đóng khi quang trở bị chiếu sáng trong thời gian nhất định), bạn gỡ nó ra rồi test lại xem.

      Comment


      • Nguyên văn bởi vy_myangel Xem bài viết
        sao không dùng trainsistor cho gọn nhẹ, dùng IC tốn tiền, hehe, mình dùng train cho khỏe, mạch có tí xíu bằng ngón cái thui ( không tính rơ le) hehe, ai thích thì tui cho. chỉ cần 2 trainsistor + vài con trở + 2 cái tu là OK thui, nguồn từ 3 --> 15V OK

        Cái này hay quá, bạn ơi hướng dẫn mình làm 1 cái nha.
        contrai_khongkhoclanthuhai@yahoo.com

        Comment


        • Nguyên văn bởi bxp_88 Xem bài viết
          Cái này hay quá, bạn ơi hướng dẫn mình làm 1 cái nha.
          contrai_khongkhoclanthuhai@yahoo.com
          Mạch đó chỉ có giá trị lý thuyết chứ dùng vào thực tế sẽ gặp nhiều vấn đề

          Comment


          • đâu mạch dùng tran đây mấy bác cho e xin cái mạch nguyên lí rõ ràng nhé(dễ nhìn)

            Comment


            • Mới tập tành^^ cho mình xin "sơ đồ mạch"

              Comment


              • Nguyên văn bởi boconganhcg Xem bài viết
                Mình đã làm cho mạch tác động có thời gian trễ(mắc thêm tụ C2).Với giá trị

                C2=470u:Đèn tắt sau 5s có ánh sáng chiếu vào R4,đèn sáng sau 15s khi thôi

                chiếu sáng vào R4.Như vậy khi có tia chớp(sáng chừng 1-2s) thì đèn vẫn có

                thể sáng liên tục.Còn khi trời bỗng tối đi một lúc(bị mây che chẳng hạn) thì

                đèn cũng không bị sáng ngay.
                Bạn có thể chọn C2 để thời gian trễ lớn hơn.
                Chúc các bạn lắp thành công!
                P/S:Mình cũng vẽ lại sơ đồ cho dễ nhìn hơn,hì.
                Mình đã làm theo sơ đồ của bạn, nhưng có mấy chỗ mình không hiểu mong bạn giải thích dùm mình

                - Chỗ +V15V là gì vậy bạn ?
                - R4 có phải là quang trở hông bạn ? mình phải mua loại nào
                - Giá trị điện trở có rồi nhưng mình không biết công suất bao nhiêu ?
                - Tụ điện có điện dung nhưng chưa có hiệu điện thế ?

                Xin cảm ơn bạn !

                Comment


                • Nguyên văn bởi tuankey2503 Xem bài viết
                  Mới tập tành^^ cho mình xin "sơ đồ mạch"
                  http://www.dientuvietnam.net/forums/...tml#post718494
                  - Đây là mạch mới nhất, đáp ứng tốt điều kiện thực tế

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi bxp_88 Xem bài viết
                    Mình đã làm theo sơ đồ của bạn, nhưng có mấy chỗ mình không hiểu mong bạn giải thích dùm mình

                    - Chỗ +V15V là gì vậy bạn ?
                    - R4 có phải là quang trở hông bạn ? mình phải mua loại nào
                    - Giá trị điện trở có rồi nhưng mình không biết công suất bao nhiêu ?
                    - Tụ điện có điện dung nhưng chưa có hiệu điện thế ?

                    Xin cảm ơn bạn !
                    - Chỗ +V15V là dương nguồn 15V (cấp cho mạch 9V vẫn chạy được)
                    - R4 là quang trở, bạn cứ ra hàng mua loại thông dụng nhất là được.
                    - Đây chỉ là mạch điều khiển thông thường nên không cần thiết chú ý đến công suất (mạch tiêu thụ điện rất thấp).
                    - Điện áp tụ C1 là 50V; C2 là 25V.
                    P/S : Bạn nên lắp theo mạch version 3, có nhiều ưu điểm hơn. Link mình cũng vừa post ở comment phía trên.

                    Comment


                    • mình làm mach sáng tối; dùng 2 kon NPN H1061; tải là 9 kon đèn led đỏ; ko biết vì sao con trở phân cưc transistor q2 cháy ạ ak; Q2 nóng kinh quá;;
                      giúp mình với
                      Click image for larger version

Name:	Noname.jpg
Views:	1
Size:	212.4 KB
ID:	1399519
                      help!!!

                      Comment


                      • Mạch này dùng cho bóng đèn 220v Đèn trái ớt thắp cho bàn thờ được hôk bạn

                        Comment


                        • À, bạn Boconganhcg ơi, bạn chế mạch cấp nguồn 12v trực tiếp từ điện 220v hạ áp xuống chưa cho anh em tham khảo với! Chứ lại dùng cục biến áp 12v hay pin thì cồng kềnh lắm! Thanks bạn trước!

                          Comment


                          • Mình xin reply cho 3 comment phía trên:

                            Nguyên văn bởi nguyen199 Xem bài viết
                            mình làm mach sáng tối; dùng 2 kon NPN H1061; tải là 9 kon đèn led đỏ; ko biết vì sao con trở phân cưc transistor q2 cháy ạ ak; Q2 nóng kinh quá;;
                            giúp mình với
                            [ATTACH]91572[/ATTACH]
                            help!!!
                            Bạn dùng nguồn bao nhiêu Vol, còn tùy thuộc cách mắc 9 led của bạn thế nào nữa. Nếu dùng nguồn 12V, mắc // 2 dãy 4 led (nối tiếp) thì không sao cả.

                            Mạch có thể dùng cho bất kỳ loại đèn nào, bạn chỉ cần chọn role phù hợp với công suất tải.

                            Bạn có thể dùng nguồn xung cũng rất nhỏ gọn mà.

                            Comment


                            • các AE cho hỏi nếu làm thực tế mạch này thì nguồn 12V lấy từ đây để đảm bảo mạc cũng phải nhỏ gọn.. làm thêm mạch nguồn thì chắc mach to thêm

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi boconganhcg Xem bài viết
                                auto lamp dùng transistor

                                2 mạch đèn tự động sáng khi trời tối,đơn giản,nhỏ gọn,hiệu quả,tin cậy.
                                Điện áp làm việc 9-12 VDC.Dòng tiêu thụ:3,5 đến 4mA khi role ngắt;30mA khi role đóng.
                                -Mạch thứ nhất có thời gian tắt trễ thấp nhưng có thể khắc phục theo cách như ở mạch 2.Ở đây mình sẽ phân tích cụ thể mạch Vesion 2.
                                Mạch gồm các linh kiện sau:
                                -LDR:Quang trở để cảm biến ánh sáng.
                                -R1:Tạo thiên áp cho Q1.Chọn giá trị R1 để điều chỉnh ngưỡng bật sáng của đèn.R1 thấp thì mạch càng nhạy sáng tức đèn tắt sớm hơn khi trời dần sáng nhưng đèn cũng bật sớm hơn khi trời dần tối.R1 chọn từ 470k trở lên.
                                -R2:Hạn dòng cực B cho Q1,nó cũng có tác dụng là tải để C4 xả tạo thời gian trễ.
                                -R3:Ổn định nhiệt cho Q1.
                                -R4,R5(gồm 2 điện trở 1k mắc song song):Tạo thiên áp cho Q2.Độ nhạy của mạch tùy thuộc vào R5,R5 càng thấp mạch càng kém nhạy,với mạch này R5 dưới 470 ôm thì mạch không làm việc.
                                -Q1:Phối hợp với Q2 tạo thành 1 swich điện tử để điều khiển role.
                                -Q2:Tran làm việc ở chế độ bão hòa,có tác dụng như một swich đóng cắt rơle .
                                -D1:Điôt muỗi.Ngăn tụ C1 xả qua LDR khi điện trở của LDR đột ngột sụt xuống khi gặp ánh sáng bất thường (của chớp,đèn chiếu,...).
                                -D2:Triệt tiêu dòng cảm ứng do cuộn dây rơle sinh ra khi nó đóng cắt,bảo vệ tran.
                                -C1:Tạo thời gian trễ ngăn đèn bị tắt đột ngột khi gặp nguồn sáng bất thường trong thời gian ngắn.
                                -C2:Chống rung cho rowle .
                                -C3:.Dập tia lửa điện cho tiếp điểm của role khi nó đóng cắt.
                                -Role:Có điện áp làm việc 9 đến 12V.
                                +Nguyên lí làm việc:
                                Mạch làm việc với nguồn DC12V có tác dụng tự động bật đèn khi trời tối,tắt đèn khi trời sáng,có thể dùng cho đèn đường hoặc đèn phòng.
                                -Trời sáng,LDR có điện trở thấp,cực B của Q1 có áp thấp nên Q1 khóa làm áp chân C của Q1 ở mức cao,cực B Q2 cũng ở mức cao=>Q2 cũng khóa,không có dòng qua role,tiếp điểm K hở đèn tắt.
                                -Trời tối,điện trở của LDR tăng cao=>áp chân B Q1 tăng lên=>Q1 dẫn=>áp chân C Q1 sụt=>áp chân B Q2 sụt theo=>Q2 dẫn,có dòng qua cuộn dây Role làm đống tiếp điểm K,đèn sáng.
                                -Trường hợp LDR gặp nguồn sáng bất thường như tia chớp chằng hạn,lúc đó điện trở của LDR sụt xuống đột ngột nhưng có tụ C1 nạp sẵn 1 điện tích lúc này sẽ xả qua R2,tiếp giáp BE Q1 xuống mass giữ cho áp chân B Q1 không bị đột ngột tụt xuống theo đảm bảo Q1 vẫn dẫn trong khoảng gần chục giây.Với nguồn sáng tác động thời gian ngắn như tia chớp thì khoảng thời gian đó đủ để đèn vẫn được chiếu sáng liên tục.
                                -Do có C2 chống rung nên mặc dù áp chân B Q2 có thay đổi tuyến tính role cũng không bị nhấp nháy.Thực tế role có rung nhưng cực kì ít,các bạn có thể hoàn toàn yên tâm role vẫn đóng cắt dứt khoát.
                                -Thay đổi giá trị linh kiện để mạch có thể làm việc với nguồn thấp hơn.
                                cho hoi sao phải dung 2 r5x1k. dùng 1 con khác 2 con chỗ nào bác có thể giải thích giúp đc k

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                boconganhcg Tìm hiểu thêm về boconganhcg

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X