Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch đèn tự động sáng khi trời tối

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mạch đèn tự động sáng khi trời tối

    Mạch đèn tự động sáng khi trời tối(đã test chạy ok)
    IC:định thời 555
    VR:Điều chỉnh độ nhạy của mạch(tầm vài trăm k,trong mạch này là 250k)
    -Đèn chỉ sáng khi trời tối hẳn.Mạch dùng 741 quá nhạy,đèn sáng khi trời chưa

    tối hẳn.
    -Mạch đóng cắt dứt khoát,không bị hiện tượng nhấp nháy như khi dùng KDTT

    741.
    P/S:Xin mọi người cho ý kiến để mạch tác động có thời gian trễ(tức là

    đèn sẽ không bị cắt liên tục trong lúc có trời có chớp).
    Attached Files

  • #2
    Nguyên văn bởi boconganhcg Xem bài viết
    Mạch đèn tự động sáng khi trời tối(đã test chạy ok)
    IC:định thời 555
    VR:Điều chỉnh độ nhạy của mạch(tầm vài trăm k,trong mạch này là 250k)
    -Đèn chỉ sáng khi trời tối hẳn.Mạch dùng 741 quá nhạy,đèn sáng khi trời chưa

    tối hẳn.
    -Mạch đóng cắt dứt khoát,không bị hiện tượng nhấp nháy như khi dùng KDTT

    741.
    P/S:Xin mọi người cho ý kiến để mạch tác động có thời gian trễ(tức là

    đèn sẽ không bị cắt liên tục trong lúc có trời có chớp).
    bạn nối // với R2 con tụ 470uF, mà cái mạch bạn vẽ khó nhìn quá cái chỗ mà con 555 ấy, dây rợ nhìn rối quá.

    Comment


    • #3
      hay đấy chứ nhỉ, về nhà làm thử một cái chơi mới được. thank bác nhiều
      làm sao hiểu hết được công nghệ :)

      Comment


      • #4
        He he,vẽ sẵn bằng CircuitMaker nên hơi rối một tẹo,sẽ vẽ lại trong thời gian sớm nhất để dễ nhìn hơn.

        Comment


        • #5
          Mình đã làm cho mạch tác động có thời gian trễ(mắc thêm tụ C2).Với giá trị

          C2=470u:Đèn tắt sau 5s có ánh sáng chiếu vào R4,đèn sáng sau 15s khi thôi

          chiếu sáng vào R4.Như vậy khi có tia chớp(sáng chừng 1-2s) thì đèn vẫn có

          thể sáng liên tục.Còn khi trời bỗng tối đi một lúc(bị mây che chẳng hạn) thì

          đèn cũng không bị sáng ngay.
          Bạn có thể chọn C2 để thời gian trễ lớn hơn.
          Chúc các bạn lắp thành công!
          P/S:Mình cũng vẽ lại sơ đồ cho dễ nhìn hơn,hì.
          Attached Files

          Comment


          • #6
            Buồn buồn ngồi phân tích nguyên lí mạch ^_^!
            -Khi trời tối,nội trở của R4 lớn,điện áp chân 2IC ở mức cao,điện áp chân

            3IC=0v,điện áp cực B tran vào khoảng 14v=>có dòng kích làm Q1 dẫn đóng

            tiếp điểm rơ le=>đèn sáng.
            -Khi trời sáng,nội trở của R4 giảm mạnh làm điện áp chân 2IC tụt xuống,điện

            áp chân 3IC tăng lên bằng điện áp nguồn=15v=>điện áp chân B tran cũng

            bằng 15v=>Q1 mất dòng phân cực=>Q1 khóa=>mất dòng qua rơ le=>công

            tắc mở=>đèn tắt.
            +C2 có tác dụng tạo thời gian trễ(trong sơ đồ do không để ý mình đã mắc sai

            cực tính của C2,các bạn để ý nhé)
            Với C2=1000u/25v
            -Sau gần 10s R4 bị chiếu sáng liên tục đèn mới tắt.Khi R4 bị chiếu sáng lập tức

            điện áp chân 3IC tăng lên 15v,phải mất khoảng 10s thì C2 nạp đầy điện,lúc đó

            điện áp chân B tran mới đạt ngưỡng 15v=>Q1 khóa=>đèn tắt.Như vậy,nếu

            trời chỉ đột ngột sáng lên với thời gian dưới 10s(chẳng hạn đang có sấm chớp)

            thì đèn vẫn không tắt.
            -Khi R4 không được chiếu sáng,lập tức chân 3IC=0v,tụ C2 xả điện qua R3,mất

            khoảng trên 50s thì điện áp chân B của tran mới tụt xuống đủ để làm Q1

            dẫn=>đèn sáng.Như vậy nếu trời chỉ đột ngột bị tối dưới 50s đèn vẫn sáng.
            -Tăng giá trị C2 để tăng thời gian trễ.

            Comment


            • #7
              mình cũng làm thử 1 cái thì mới được.mạch này được đấy.con role đó 5 chân hả anh?

              Comment


              • #8
                sao không dùng trainsistor cho gọn nhẹ, dùng IC tốn tiền, hehe, mình dùng train cho khỏe, mạch có tí xíu bằng ngón cái thui ( không tính rơ le) hehe, ai thích thì tui cho. chỉ cần 2 trainsistor + vài con trở + 2 cái tu là OK thui, nguồn từ 3 --> 15V OK

                Comment


                • #9
                  Rơ le 4 chân cũng được,tùy thuộc mục đích sử dụng của mình thôi.
                  Dùng IC cũng không tốn tiền đâu,mấy con 555 có đầy trong mấy cái đèn pin to đùng siêu sáng chạy bằng acquy.Mạch này mình thấy có ưu điểm là không có hiện tượng nhấp nháy(do rơ le đóng cắt không dứt khoát).Mạch chạy bằng KDTT mình lắp chạy thử thì có hiện tượng này.Còn mạch chỉ dùng tran mình cũng có xem nhưng chưa lắp thử nên chưa dám có nhận xét gì.

                  Comment


                  • #10
                    hì hì, mình đã lắp cả chục mạch dùng train rùi, không có hiện tượng chớp tắt rơ le như bạn nói đâu, mình đang dùng ở nhà nè, hehe

                    Comment


                    • #11
                      Mạch này mình thấy có ưu điểm là không có hiện tượng nhấp nháy(do rơ le đóng cắt không dứt khoát).Mạch chạy bằng KDTT mình lắp chạy thử thì có hiện tượng này.Còn mạch chỉ dùng tran mình cũng có xem nhưng chưa lắp thử nên chưa dám có nhận xét gì.
                      Mạch dùng KDTT bạn lắp thêm điện trở vài trăm K nối chân 6 về chân điện áp so sánh thì sẽ không còn nhấp nháy. Ngõ ra bạn cũng gắn tụ để tránh "tia chớp". Mình thấy dùng KDTT thì sẽ điều chỉnh độ nhạy (mức độ tối mà bạn muốn bậc đèn) của mạch dễ dàng và chính xác hơn. Dùng KDTT bạn muốn bậc đèn lúc trời sáng, chạn vạn hay trời tối hẳn đều được ...

                      Comment


                      • #12
                        Vy_Myangel hì hì, mình đã lắp cả chục mạch dùng train rùi, không có hiện tượng chớp tắt rơ le như bạn nói đâu, mình đang dùng ở nhà nè, hehe
                        bạn pots mạch lên để mọi người xem và đánh giá đi, chỉ nói thôi thì ai biết được...

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi svdientu Xem bài viết
                          bạn pots mạch lên để mọi người xem và đánh giá đi, chỉ nói thôi thì ai biết được...
                          đúng như bạn nói chắc là phải post cái mạch thôi chứ nếu mạch chỉ sử dụng transistor mà sử lý được mấy tia chớp đó không cần tụ thì hay đây.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi svdientu Xem bài viết
                            Mạch dùng KDTT bạn lắp thêm điện trở vài trăm K nối chân 6 về chân điện áp so sánh thì sẽ không còn nhấp nháy. Ngõ ra bạn cũng gắn tụ để tránh "tia chớp". Mình thấy dùng KDTT thì sẽ điều chỉnh độ nhạy (mức độ tối mà bạn muốn bậc đèn) của mạch dễ dàng và chính xác hơn. Dùng KDTT bạn muốn bậc đèn lúc trời sáng, chạn vạn hay trời tối hẳn đều được ...
                            Thank!mình sẽ lắp thử theo gợi ý của bạn.Cám ơn sự đóng góp của mọi người và mong nhận được nhiều đóng góp hơn nữa.
                            P/S:À mà con trở mà bạn nói có phải là R hồi tiếp không,nếu là nó thì mạch mình lắp vẫn bị nhấp nháy,ngay cả khi dùng tran swich(2N2222).

                            Comment


                            • #15
                              mình có nói mạch của mình không dùng tụ đâu, mạch mình cũng có 2 cái tụ mà. sorry, mình up anh lên nhưng không được, chắc tại mạng nhà mình cùi quá, hôm nào ra quán net mình up cho nha. sorry.
                              thân!

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              boconganhcg Tìm hiểu thêm về boconganhcg

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X