Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch đèn tự động sáng khi trời tối

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #76
    bạn cho hỏi R3 và R4 có tác dụng làm gì vậy ?

    Comment


    • #77
      MÍnh cŨng tỪng dÙng mẠch 741 rỒi nhƯng nÓ cỨ bỊ rÈ rÈ do role ĐÓng tẮt liÊn tỤc nay cÁc bẠn chỈ cÁch khẮc phỤc mÌnh thẤy 741 rẤt ok .

      Comment


      • #78
        Nguyên văn bởi asuz1234 Xem bài viết
        bạn bonnganhcg có thể nói rõ hơn cho mình được không ? theo mình biết thì IC 555 tạo xung vuông mà ,nên tính hiệu ngõ ra ở chân số 3 sẽ có 2 mức : Cao và Thấp mà bạn. Do đó sẽ làm BJT đóng mở liên tục mà . .Vậy theo mạch này IC 555 tạo tín hiệu gì vậy ? Còn cách tính mực điện áp tại chân 2 và chân 3 của IC theo cách bạn diễn đạt theo công thức gì vậy ? nếu có xin chỉ giúp mình với . . Mình mới vào nghề nên chưa biết nhiều mong bạn giúp cho

        Thanks
        Bản chất IC 555 là một flip flop RS,nó được ứng dụng trong rất nhiều loại mạch,mạch dao động tạo xung vuông chỉ là 1 ứng dụng của nó thôi.Ở đây IC 555 chỉ có tác dụng như 1 flip flop có 2 trạng thái ngõ ra được điều khiển bởi mức điện áp đặt vào chân 2 và chân 6
        Cách tính điện áp tại chân 2,6 là dựa vào nguyên tắc hoạt động của IC 555:Chân 2 làm flip flop trong IC đổi trạng thái khi điện áp sụt xuống dưới 1/3V+ tức 5V.Chân 6 làm flip flop trong IC đổi trạng thái khi điện áp trên chân này tăng quá 2/3V+ tức 10V.Còn tại sao nó lại có mức tác động như vậy là do cấu tạo của IC đã quy định.(bạn có thể đọc nguyên lí hoạt động của IC 555 để hiểu rõ hơn).
        Thân

        Comment


        • #79
          Nguyên văn bởi gau_bu Xem bài viết
          cái rơle có dễ mua không các bác.ra tiệm phải hỏi người ta thế nào, hỏi là rơle 12 vdc àh
          Rơ le có rất nhiều trong các đồ điện bạn có thể tận dụng(vỉ mạch TV,bộ đổi điện,quạt hộp,...) còn như mua mới bạn kêu là rơ le 12VDC.loại 2 tiếp điểm cho kinh tế.

          Comment


          • #80
            Nguyên văn bởi asuz1234 Xem bài viết
            bạn cho hỏi R3 và R4 có tác dụng làm gì vậy ?
            Bạn có thể nói rõ hơn bạn hỏi R3,R4 trong sơ đồ nào không?

            Comment


            • #81
              Nguyên văn bởi boconganhcg Xem bài viết
              Mình đã làm cho mạch tác động có thời gian trễ(mắc thêm tụ C2).Với giá trị

              C2=470u:Đèn tắt sau 5s có ánh sáng chiếu vào R4,đèn sáng sau 15s khi thôi

              chiếu sáng vào R4.Như vậy khi có tia chớp(sáng chừng 1-2s) thì đèn vẫn có

              thể sáng liên tục.Còn khi trời bỗng tối đi một lúc(bị mây che chẳng hạn) thì

              đèn cũng không bị sáng ngay.
              Bạn có thể chọn C2 để thời gian trễ lớn hơn.
              Chúc các bạn lắp thành công!
              P/S:Mình cũng vẽ lại sơ đồ cho dễ nhìn hơn,hì.
              nhin mach cua ban hay day! minh chi co gop y nay thoi! bo tao xung dung bo dinh thoi 555 can su dung 1 bien tro cho no! cau cu tim datasheet cua NE 555 la ok! ban dung bien tro thi ban se co the dieu chinh duoc do rong cua xung phat ra tu 555 do do ban co the dieu chinh sang toi cua den dc! chuc thanh cong! dttcong88@gmail.com

              Comment


              • #82
                Nguyên văn bởi anhthinhkr Xem bài viết
                cảm ơn bạn ,cho mình hỏi : con quang trở bên ngoài giá thị trường là bao nhiêu ?và khi mua thì nói với họ là quang trở loại nào (quang trở có bao nhiêu loại vậy bạn?)
                bai cua boconganh dung day! Cau nen dung cam bien quang de cam nhan su thay doi cua anh sang! no dua tren co so cua quang pho voi 7 mau sac anh sang dac trung! co the dung loai photo diot hay tranzistor diot, photo quang! loai photo diot la loai co cau tao nhu led thoi gom 2 lop la N,P tren lop nay nguoi ta de 1 lo cho anh sang chieu vao con loai tranzistor quang la loai de ho cuc B cua tranzistor! Cuc B de cho anh sang chieu vao! khi anh sang chiu vao se co dong dien do! ban nghien cuu ve sach cam bien se thay no noi cu the ve van de nay! chuc ban thanh cong! dttcong88@gmail.com

                Comment


                • #83
                  của sơ đồ này nè

                  Comment


                  • #84
                    Nguyên văn bởi boconganhcg Xem bài viết
                    Bạn có thể nói rõ hơn bạn hỏi R3,R4 trong sơ đồ nào không?
                    của sơ đồ này nè :


                    sẵn cho mìn hỏi luôn : khi chân 3 ở mức 0 hay mức 1 thì điện áp vào BJT là bao nhiêu vậy ? nếu có công thức tính thì chỉ mình với. Thanks

                    Comment


                    • #85
                      Nguyên văn bởi boconganhcg Xem bài viết
                      Mạch đèn tự động sáng khi trời tối(đã test chạy ok)
                      IC:định thời 555
                      VR:Điều chỉnh độ nhạy của mạch(tầm vài trăm k,trong mạch này là 250k)
                      -Đèn chỉ sáng khi trời tối hẳn.Mạch dùng 741 quá nhạy,đèn sáng khi trời chưa

                      tối hẳn.
                      -Mạch đóng cắt dứt khoát,không bị hiện tượng nhấp nháy như khi dùng KDTT

                      741.
                      P/S:Xin mọi người cho ý kiến để mạch tác động có thời gian trễ(tức là

                      đèn sẽ không bị cắt liên tục trong lúc có trời có chớp).
                      bạn xem mạch của mình thế này có ổn kô?


                      mạch này được gửi bởi anh khiêm từ Hải dương. Hai bóng bán dẫn được sử dụng như là một chuyển đổi trực tiếp cùng, bóng bán dẫn 2SC711 nhưng bất kỳ mục đích chung sẽ làm ví dụ: 2N3904, BC109C.

                      Các photocell CDS, ORP12 loại thường được chiếu sáng, do đó sức đề kháng của nó là thấp. Việc kiểm soát 50k, các điện trở 1k và photocell dưới hình thức một tiềm năng mà thiên lệch chia các bóng bán dẫn đầu tiên. bóng bán dẫn này được bật, bộ thu của nó được tổ chức thấp, lần lượt các bóng bán dẫn cuối và do đó tắt đèn và tiếp sức.

                      Trong bóng tối, sự kháng cự của photocell trở nên cao và bóng bán dẫn đầu tiên sẽ tắt. Điện áp cơ sở cho các bóng bán dẫn thứ hai đi cao, chuyển đổi bóng bán dẫn này về và chiếu sáng đèn.

                      Mặc dù anh khiêm đã sử dụng một nguồn cung cấp của 3V, bạn có thể sử dụng bất kỳ điện áp và đèn nào ở đây. Hãy chắc chắn rằng các địa chỉ liên lạc relay có thể xử lý được khối lượng. Nếu sử dụng một tiếp sức lớn, tốt hơn là để dây một 1N4001 ở cực ngược lại qua cuộn dây. Điều này sẽ ngăn chặn việc EMF sau của relay từ làm hỏng bóng bán dẫn.
                      Attached Files

                      Comment


                      • #86
                        R3,R4 có tác dụng phân cực cho tran.Khi chân 3 ở mức 0(có điện áp =0V) thì bạn tính điện áp ở chân B của tran theo công thức cầu phân áp thông thường.Khi chân 3 ở mức 1(có điện áp =15V) thì bạn dễ dàng thấy áp chân B của tran =15V rồi.
                        Đọc bài viết của bạn Khiemga thấy chóng hết cả mặt.Nguyên lí của mạch này khá đơn giản nhưng áp dụng vào thực tế còn nhiều vấn đề nảy sinh,mình cũng đã up đầy đủ sơ đồ mạch cũng như phân tích hoạt động của mạch chỉ dùng tran,bạn hãy tham khảo xem(chỗ trang 8 hay 7 ấy)

                        Comment


                        • #87
                          Nguyên văn bởi boconganhcg Xem bài viết
                          R3,R4 có tác dụng phân cực cho tran.Khi chân 3 ở mức 0(có điện áp =0V) thì bạn tính điện áp ở chân B của tran theo công thức cầu phân áp thông thường.Khi chân 3 ở mức 1(có điện áp =15V) thì bạn dễ dàng thấy áp chân B của tran =15V rồi.
                          Đọc bài viết của bạn Khiemga thấy chóng hết cả mặt.Nguyên lí của mạch này khá đơn giản nhưng áp dụng vào thực tế còn nhiều vấn đề nảy sinh,mình cũng đã up đầy đủ sơ đồ mạch cũng như phân tích hoạt động của mạch chỉ dùng tran,bạn hãy tham khảo xem(chỗ trang 8 hay 7 ấy)
                          Mà tại sao khi chân 3 ở mức 1 thì BJT không mở vậy ? Mình tính thử rồi khi chân ở mức 0 thì điện áp tại chân B của BJt là 11.4 thì sao lại mở được BJT vậy ? Mong bạn dành chút thời gian giải thích cho mình với . Cám ơn bạn nhiều

                          Comment


                          • #88
                            Bạn cũng biết là tran là phần tử bán dẫn điều khiển bằng dòng điện.chân 3 có điện áp =15V làm cực B của tran cũng có điện áp=15V =điện áp cực E=>ko có dòng Ib là dòng đi từ cực E tới B(không thể có dòng điện chảy qua 2 điểm có điện áp bằng nhau!) =>tran ngưng dẫn.
                            Tính thì nó sẽ bằng 19x15: (1+19)=14,25V chứ.Giá trị mình nói trong phần trước là mình đo thực tế trên mạch,nên sai số so với lí thuyết là hiển nhiên.
                            Điện áp chân B=khoảng 14V thì làm tran dẫn vì thỏa mãn điều kiện dẫn của tran thuận:Ue>Ub>Uc.Vấn đề chỉ đơn giản vậy thôi bạn không cần hiểu sâu làm gì,mệt óc.
                            Bạn còn gì chưa hiểu cứ reply,mình sẵn sàng trả lời nếu trong tầm hiểu biết của mình.

                            Comment


                            • #89
                              Nguyên văn bởi boconganhcg Xem bài viết
                              Bạn cũng biết là tran là phần tử bán dẫn điều khiển bằng dòng điện.chân 3 có điện áp =15V làm cực B của tran cũng có điện áp=15V =điện áp cực E=>ko có dòng Ib là dòng đi từ cực E tới B(không thể có dòng điện chảy qua 2 điểm có điện áp bằng nhau!) =>tran ngưng dẫn.
                              Tính thì nó sẽ bằng 19x15: (1+19)=14,25V chứ.Giá trị mình nói trong phần trước là mình đo thực tế trên mạch,nên sai số so với lí thuyết là hiển nhiên.
                              Điện áp chân B=khoảng 14V thì làm tran dẫn vì thỏa mãn điều kiện dẫn của tran thuận:Ue>Ub>Uc.Vấn đề chỉ đơn giản vậy thôi bạn không cần hiểu sâu làm gì,mệt óc.
                              Bạn còn gì chưa hiểu cứ reply,mình sẵn sàng trả lời nếu trong tầm hiểu biết của mình.
                              Mình đã lắp thử rồi ? Ma sao khi lắp ở phần rơle 1 bóng đèn điện áp 220 VAC và tắt đèn phòng (thí nghiệm trong phòng tối ) thì đèn sáng tắt liên tục chứ không đứng yên vậy ? Khi mở đèn phòng thì đèn tắt bình thường .

                              Comment


                              • #90
                                Nguyên văn bởi asuz1234 Xem bài viết
                                Mình đã lắp thử rồi ? Ma sao khi lắp ở phần rơle 1 bóng đèn điện áp 220 VAC và tắt đèn phòng (thí nghiệm trong phòng tối ) thì đèn sáng tắt liên tục chứ không đứng yên vậy ? Khi mở đèn phòng thì đèn tắt bình thường .
                                Hiện tượng này là do ánh sáng từ đèn mà bạn lắp vào rơle chiếu vào quang trở=>giảm điện trở quang trở=>ngắt rơle=>đèn tắt=>tăng điện trở quang trở=>đóng rơle sáng đèn. Chu kì đóng tắt đèn cứ lặp đi lặp lại như vậy.
                                Để tránh hiện tượng này chỉ cần ngăn ko cho ánh sáng từ đèn mà bạn lắp vào rơle chiếu trở lại quang trở là được

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                boconganhcg Tìm hiểu thêm về boconganhcg

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X