Trước hết xin cám ơn bác phanta đã giải thích !
Nhưng chắc bác đã nhầm ở đoạn này :Gây nên một điện áp có chiều + trùng + nguồn, chiều - trùng - nguồn. Theo em đã học thì như thế này :Cuộn dây luôn có xu hướng giữ dòng điện qua nó không đổi ( cả chiều dòng điện và cường độ ). Giả sử mạch đã được cấp điện ổn định : dòng điện quy ước chạy từ ngõ ra + qua cuộn dây rơ le về ngõ ra -. Bây giờ ta tắt điện nguồn AC, dòng điện qua cuộn dây rơ le giảm mạnh về 0, để chống lại sự giảm này cuộn dây rơ le sẽ sinh ra sức điện động cảm ứng có chiều thế này : chiều + nối với cực - của ngõ ra, chiều - nối với cực + ngõ ra. Lúc này cuộn dây rơ le trở thành nguồn phát ra dòng điện cảm ứng nhằm cố gắng cứu vớt ...dòng điện đang tắt dần. Công thức của sức điện động sinh ra bởi cuộn dây thì chắc các bác hết rồi dV=- L*dI/dt . Như vậy cực tính của điện thế mà cuộn dây sinh ra đặt vào chân OUT của LM317 là -, đầu phía dưới cuộn dây thông qua các diode nắn điện, tụ lọc nguồn ...đặt điện thế với cực tính + vào ngõ IN của LM317 ( có thể nhìn cách mắc diode chống xung ngược ở các rơ le mà suy ra chiều dòng điện cảm ứng ). Rõ ràng là D1 không có tác dụng trong trường hợp này. Ở phần trước em đã mạo muội đổi tên chú D1 thành chống điện áp ngược là vì thế. Vài lời chủ quan, có gì mong các bác chỉ giáo thêm, đa tạ
Nhưng chắc bác đã nhầm ở đoạn này :Gây nên một điện áp có chiều + trùng + nguồn, chiều - trùng - nguồn. Theo em đã học thì như thế này :Cuộn dây luôn có xu hướng giữ dòng điện qua nó không đổi ( cả chiều dòng điện và cường độ ). Giả sử mạch đã được cấp điện ổn định : dòng điện quy ước chạy từ ngõ ra + qua cuộn dây rơ le về ngõ ra -. Bây giờ ta tắt điện nguồn AC, dòng điện qua cuộn dây rơ le giảm mạnh về 0, để chống lại sự giảm này cuộn dây rơ le sẽ sinh ra sức điện động cảm ứng có chiều thế này : chiều + nối với cực - của ngõ ra, chiều - nối với cực + ngõ ra. Lúc này cuộn dây rơ le trở thành nguồn phát ra dòng điện cảm ứng nhằm cố gắng cứu vớt ...dòng điện đang tắt dần. Công thức của sức điện động sinh ra bởi cuộn dây thì chắc các bác hết rồi dV=- L*dI/dt . Như vậy cực tính của điện thế mà cuộn dây sinh ra đặt vào chân OUT của LM317 là -, đầu phía dưới cuộn dây thông qua các diode nắn điện, tụ lọc nguồn ...đặt điện thế với cực tính + vào ngõ IN của LM317 ( có thể nhìn cách mắc diode chống xung ngược ở các rơ le mà suy ra chiều dòng điện cảm ứng ). Rõ ràng là D1 không có tác dụng trong trường hợp này. Ở phần trước em đã mạo muội đổi tên chú D1 thành chống điện áp ngược là vì thế. Vài lời chủ quan, có gì mong các bác chỉ giáo thêm, đa tạ
Comment