Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cuộn dây ở ngõ ra mạch ổn áp dùng để làm gì ?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi dcn_dt Xem bài viết
    Cái tụ đấy là để ghép tầng. Nó cho tín hiệu đi qua. Và cản dòng điện 1 chiều, Nó có tác dụng ngăn ko cho dòng phân cực tĩnh(dòng DC) trong mạch đi ra và làm die cái máy phát (máy nghe nhạc, VCD, DVD....)
    Vậy nếu muốn xét chiều của cái rụ thì ta xét đến dòng 1 chiều. Bên nào có áp 1 chiều lớn hơn thì mắc với + của tụ.
    Nếu mắc ngược lại thì lâu ngày sẽ chết tụ. Tất nhiên là phải rất lâu vì điện áp chênh lệch giữa 2 bản cực tụ rất bé.
    bạn có thể giải thích rõ hơn không .vi tôi vẫn không rõ ở chỗ là
    giữa hai bản cực của tụ là một chất điện môi (chất điện môi thì không dẫn điện ) vậy tại sao dòng điện lại đi qua được .
    mong nhận được sự giúp đỡ của các bạn !

    Comment


    • #17
      Chúng ta có 2 loại dòng điện là dòng điện dịch và dòng điện dẫn. Do lâu ko quá chú tâm vào mấy cái này nên chỉ nó đơn giản thế này thôi:
      Dòng điện qua tụ là dòng điện dịch, 1 phần chạy đc qua chất điện môi gọi là dòng rò( Cái dòng này nhỏ thôi), Tuy rằng lí tưởng thì tụ ngăn dòng 1 chiều, vậy dòng xoay chiều thì sao?? Dòng xoay chiều thì qua ngon rồi, vì áp đổi liên tục, tụ phòng nạp liên tục, và người ta nói rằng tụ điện cho dòng xoay chiều chạy qua. Hết, lâu rồi nó quên bớt bớt, nói ko đc rõ ràng cho lắm, các bác thông cảm.


      Add: 97 Quán Nam - Lê Chân - Hải Phòng.
      Tel: 031 518648 Phone: 0904 283 505

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi dcn_dt Xem bài viết
        Hi hi sai oy. Bạn để ý trong các nguồn luôn có con tụ 0.1uF (104) mắc song song với nguồn. Con đấy mới lọc nhiễu tần số cao.
        Tụ thì cản tần số thấp, cho tần số cao đi qua. Như vậy nếu xuất hiện nhiễu tần số cao thì ngay lập tức nó qua tụ >>GND.
        Cuộn cảm thì ngược lại. Cho tần số thấp đi qua, cản tần số cao. (cái này để ổn dòng)
        tôi đồng ý với ý kiến này
        tôi có thể lấy ví dụ như thế này và là thực tế luôn :
        các bạn thường nghe đài Radio chạy bằng pin thì nghe rất ngon không bị sôi hay bị ù ở loa .
        nhưng nếu chạy bằng điện (điện DC khoảng 3v ) thì nghe khác hẳn , mặc dù nghe to hơn nhưng nghe bị dè , sôi (tiếng không trong ) hoặc ù ơ loa cũng không kém phần .
        chính vì thế để khắc phục hiện tượng trên thì người ta thường đấu thêm tụ gốm (104 hoặc 103 đơn vị là pF) song song với diode chỉnh lưu để thoát đi phần tần số cao xuống mass

        nhân đây tôi xin nhăc lại đơn vị như sau (nếu bạn nào có quên thì xem qua cũng tôt cho mình )
        1- đối với điện trở đơn vị la ohm
        + nếu không ghi đơn vị đằng sau thì mặc định là ohm
        + nếu có kí hiệu là M ( sau giá trị điện trở ) thì có nghĩa là sai số 20%
        + nếu có kí hiệu là K thì sai số 10%
        + nếu có kí hiệu là J thì sai số 5%
        + nếu có kí hiệu là H thì sai số 2,5%
        +nếu có kí hiệu là G thì sai số 2%
        + nếu có kí h iệu là F thì sai số 1%
        +chú ý : nếu không có kí hiệu chữ cái nào kèm theo thì mặc định là sai số 20%
        + nếu có ghi như sau : ví dụ 6K8 .tức là 6,8 kilo ohm = 6800 ohm ( tức là 6K8= 6000 + 800 = 6800 ohm)
        ( ơ đây tôi không nói đến vòng màu của điện trở và sai số tương ứng với các vòng màu)

        2- đối với tụ điện đơn vị là F (Fara)
        + nếu không ghi đơn vị thì mặc định đơn vị là pF (thường là tụ gốm thì không ghi đơn vị . ví dụ như 104 có nghĩa là 10 x 10^4 = 100000 pF = 0.1uF)
        + còn các chữ cái ghi theo sau thì tương tự như điện trở ở trên

        3- đối với điện cảm đơn vị là H (henry)
        + nếu không ghi đơn vị thì mặc định đơn vị là uH
        + các chữ cái tương tự như trên

        ah quên tôi còn phần nữ muốn nói nói về điện trở) - đây là căn cứ để bạn đọc điện trỏ cho đúng và chính xác khi vòng màu không được rõ cho lắm -->> dựa vào đó bạn có thể đoán đúng vòng màu - cố nhớ nhé cũng ko khó mà
        giá trị của điện trở chỉ nằm trong các con số sau:

        - đầu 0 : chỉ áp dụng khi giá trị điện trở nhỏ hơn 10 ohm có : 0.33 và 0.5 ohm
        - đầu 1 có : 10 ,12,15 ,18 (đơn vị là ohm hoặc k , mega ohm ..) -- (nếu < 10 ohm thì có thêm 1 ohm)
        - đầu 2 có : 22 , 27 ---------------------------------------------- -- ( nếu < 10 ohm thì có thêm 2 ohm)
        -đầu 3 có : 33 ,39 ---------------------------------------------- ---( nếu < 10 ohm thì có thêm 3 ohm)
        -đầu 4 có : 47 ---------------------------------------------- --(nếu < 10 ohm thì có thêm giá trị 4 ohm)
        - đầu 5 có : 56 ---------------------------------------------- --- (nếu < 10 ohm thì có thêm 5 ohm)
        - đầu 6 có : 68 ---------------------------------------------- ---( nếu <10 ohm thì có thêm 6 ohm và 6,5 ohm)
        - đầu 7 KHÔNG CÓ
        - đầu 8 có : 82 ----------------------------------------------- ---( nếu <10 ohm thì có thêm 8 ohm)
        - đầu 9 KHÔNG CÓ

        _NẾU CÓ THIẾU THÌ ANH EM BỔ XUNG THÊM NHÉ !
        Last edited by thanhdt2985; 04-08-2010, 12:30.

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi cuongthinh Xem bài viết
          Bạn làm như thế ko đc đâu!
          -Thứ nhất: theo nguyên tắc để ổn định, an toàn, mạch đk và mạch động lực luôn phải tách rời (có cách ly về điện), vì thế ko nên dùng chung nguồn nếu như nguồn ko phải là nguồn ổn áp và vô cùng lớn so với tải
          - Thứ 2: 7805 có thể ko đủ công suất để kéo cái động cơ, bạn nên tra datasheet của nó để so sánh với công suất tải.
          - Thứ 3: động cơ có thể ko cần ổn áp vẫn chạy tốt (nên chọn nguồn cấp phù hợp với động cơ, không nên đấu thêm phần ổn áp vào giữa, rất tốn kém, dễ cháy nếu ko tính toán cẩn thận)
          Cảm ơn bác, mạch của mình chỉ dùng 7805 để tạo nguồn cho mạch VDK thôi, còn công suất thì lấy trực tiếp từ nguồn pin 24VDC.

          Nguyên văn bởi dcn_dt Xem bài viết
          Khi tải làm viêc bình thường, dòng tải ổn định, áp vào ổn định thì cuộn cảm chỉ là dây dẫn đơn thuần. Chỉ khi áp vào thay đổi đột ngột, dòng tải thay đổi..... áp ra của 78XX sẽ không ổn áp được mà sẽ biến thiên 1 khoảng nhỏ nào đó. lúc này dòng qua cuộn dây là dòng biến thiên. Cuộn cảm sẽ phát huy tác dụng, ổn định dòng (Tất nhiên là chỉ ổn định được trong 1 dải nhỏ nào đó thui ). Cuộn cảm sẽ sinh ra 1 sức điện động có xu hướng chống lại sự thay đổi của dòng điện qua nó. >>>Dòng tải được ổn định...
          Có gì ko ổn xin mọi người cứ chém.....:d
          Cảm ơn bác, nếu nó chỉ ổn định trong 1 dải nhỏ nào đó thôi, vậy thì mình tính toán cái dải nhỏ đó như thế nào cho phù hợp với mạch.

          Cảm ơn mọi người, mình đã hiểu hơn rồi. Trong trường học, mình không khi nào được tiếp xúc với cuộn dây, nên tìm hiểu một số mạch trên mạng, thấy cuộn dây thì hơi lúng túng. Mình thấy cuộn dây có nhiều loại, có trị số sẵn như điện trở, hoặc tự mua lõi & dây về quấn. Mình cần xem làm thế nào để tính toán cuộn dây để nó phù hợp với mạch đk của mình..

          Comment

          Về tác giả

          Collapse

          TheHouse Tìm hiểu thêm về TheHouse

          Bài viết mới nhất

          Collapse

          Đang tải...
          X