Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cho em hỏi về Diode và chiều dòng điện 3 pha .

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cho em hỏi về Diode và chiều dòng điện 3 pha .

    + Về dòng điện 3 pha : như mạng điện dân dụng dùng 1 pha của mạng 3 pha , tức là kéo 1 dây pha với 1 dây trung tính . Như vậy chiều dòng điện sẽ chạy như thế nào , vì dòng xoay chiều nên chỉ có nửa chu kì đầu là có dòng điện chạy từ đầu pha đến đầu của dây trung tính , con nửa chu kì còn lại thì dây trung tính đâu thế chuyển điện về phía dây pha được .
    + Về Diode : em muốn phân biệt về 2 loại diode thường với diode zener , theo như sách ghi thì zener hoạt động theo chế độ phân cực ngược vậy tại sao lại làm như vậy , sao không dùng hẳn diode luôn .
    Mong mấy anh giải thích cho em rõ phần này . Thank

  • #2
    theo như sách ghi
    Không biết bác đọc sách như thế nào? mà hỏi như thế này!
    Đọc sách, bác nên đọc từ tập 1 và từ trang đầu đến cuối. Như thế có thắc mắc muốn hỏi, dễ trả lời hơn.

    Chúc vui.

    Comment


    • #3
      tôi đọc sách mạch điện tử về phần zener chỉ ghi đúng 1 câu là hoạt động ở chế độ phân cực ngược xong rồi ra 1 đống bài tập mặc dủ chả hiểu công dụng khác gì với diode thường .

      Comment


      • #4
        Điốt Zener

        Cấu tạo : Diode Zener có cấu tạo tương tự Diode, Diode Zener được ứng dụng trong chế độ phân cực ngược, khi phân cực thuận Diode zener như diode thường nhưng khi phân cực ngược Diode zener sẽ gim một mức điện áp cố định bằng giá trị ghi trên diode.

        link: http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%91t_Zener

        Chúc vui.

        Comment


        • #5
          Thế sao bạn không thắc mắc nữa chu kì sau của dòng một pha sẽ chạy như thế nào, cũng một dây pha và một trung tính mà, cần chi thắc mắc tới 3 pha dữ vậy,hic
          Dù sao cũng khâm phục bạn ở chỗ "cứ không biết là hỏi".
          Bạn có thể hình dung thế này:
          Áp trung tính=0
          nửa chu kì đầu áp pha>0
          Nửa chu kì sau áp pha<0
          => có chênh lệch điện áp=> có dòng điện( nếu mạch kín)
          Zener thì trang wiki của aici giải thích khá chuẩn rồi.
          Good luck
          Đạo khả đạo phi thường đạo
          Danh khả danh phi thường danh

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi quocbao2 Xem bài viết
            tôi đọc sách mạch điện tử về phần zener chỉ ghi đúng 1 câu là hoạt động ở chế độ phân cực ngược xong rồi ra 1 đống bài tập mặc dủ chả hiểu công dụng khác gì với diode thường .
            Zener ở chiều thuận nó như một diode bình thường, điện áp giáng trên hai đầu Zener loại Si có thể cao hơn 0,7V một chút.
            Zener ở chiều nghịch có 2 trạng thái:
            - Nếu điện áp nghịch dưới ngưỡng (gọi là mức ổn áp), zener không dẫn
            - Nếu điện áp nghịch cao hơn ngưỡng, zener dẫn điện (chiều nghịch) và giữ điện áp hai đầu ổn định
            Bạn có thể làm thí nghiệm bằng cách nối zener (thí dụ loại 5,6V) nối tiếp với một điện trở (giả sử 1K), cấp điện áp nghịch cho mạch và đo điện áp 2 đầu zener.
            Khi điện áp cấp dưới 5,6V, điện áp trên zener bằng điện áp cấp vào (vì zener đang hở)
            Khi điện áp cấp cao hơn 5,6V (thí dụ 8V, 10V, 12V ... ), lúc này zener dẫn và điện áp 2 đầu giữ ổn định = 5,6V

            Dễ hiểu hơn tí nào không?

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi quocbao2 Xem bài viết
              Về dòng điện 3 pha : như mạng điện dân dụng dùng 1 pha của mạng 3 pha , tức là kéo 1 dây pha với 1 dây trung tính . Như vậy chiều dòng điện sẽ chạy như thế nào , vì dòng xoay chiều nên chỉ có nửa chu kì đầu là có dòng điện chạy từ đầu pha đến đầu của dây trung tính , con nửa chu kì còn lại thì dây trung tính đâu thế chuyển điện về phía dây pha được .
              Mong mấy anh giải thích cho em rõ phần này . Thank
              Cứ như thế này cho dễ hiểu: Có một cục pin P1 lắp vào hai cực P1A và P1B cấp điện cho một điện trở R1 (tải). Điện trở này có 2 đầu R1A nối với P1A và R1B nối với P1B, ta quy định đường R1B+P1B này là mass (dây chung).
              Bước 1: Nếu lắp pin P1 sao cho P1A là dương, theo quy ước thì dòng chảy qua điện trở sẽ từ R1A qua R1B+P1B (mass)
              Bước 2: Nếu đảo đầu pin, thì dây P1A là âm, và lúc này dòng điện từ P1B chảy qua điện trở từ R1B (mass) qua R1A rồi ra P1A
              --- Bước 2 này giải thích chỗ sơn màu đỏ của câu hỏi. Chỗ này bạn hiểu sai, giờ thì rõ chưa?

              Muốn bàn tiếp về 3 pha, thì tưởng tượng tiếp 2 nguồn nữa: nguồn P2<P3> có 2 cực P2A<P3A> nối với đầu R2A<R3A> của điện trở R2<R3>, đầu R2B<R3B> của điện trở nối chung với mass và ra cực P2B<P3B>
              Bạn chịu khó ngồi vẽ biểu đồ thời gian cho 3 nguồn lệch nhau 120 độ (dạng sóng vuông cũng được, không cần hình sin) và quan sát dòng điện chạy trong từng giai đoạn sẽ rút ra kết luận các dòng sẽ cân bằng nhau chỉ khi R1=R2=R3 và tổng dòng điện trên dây chung tại mọi thời điểm sẽ bằng 0. Trong truyền tải điện dây này nối xuống đất để phân biệt với dây pha không nối đất, nghĩa là điện áp đối đất của dây này bằng 0 nên gọi là dây trung tính.

              Comment

              Về tác giả

              Collapse

              quocbao2 Tìm hiểu thêm về quocbao2

              Bài viết mới nhất

              Collapse

              Đang tải...
              X