Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đèn led siêu sáng và đèn led 7 màu

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đèn led siêu sáng và đèn led 7 màu

    Mình vừa mới ra chợ trời để mua đèn led siêu sáng và đèn led 7 màu để về chế thành đèn báo điện cho các ổ điện ở nhà. Khi thực hiện mình gặp một số vấn đề như sau :
    1. Khi cản bằng 1 điện một điện trở 56kohm, 1/4 watt như đèn led thông thường đối với điện áp 220VAC thì chỉ vài phút sau thì đèn ngủm. Phải nối thêm 1 con diode 1N4007 thì nó mới chịu yên.
    2. Đối với đèn led 7 màu thì khi thử bằng đồng hồ VOM chỉ thị kim ở thang đo Rx10 thì đèn chớp đủ 7 màu nhưng khi mắc vào mạch báo điện 220VAC như đèn led siêu sáng thường thì nó chỉ cháy sáng chứ không chớp. Mắc thêm 1 tụ 47mF song song với đèn led thì đèn mới chớp nhưng chỉ chớp có 4 màu còn các màu đỏ, vàng, cam thì không thấy chớp.
    Các bạn nào nắm rõ về cấu tạo và nguyên lý của hai loại đèn kể trên xin giải thích dùm mình về hiện tượng mà mình đã gặp. Xin chân thành cảm ơn.

  • #2
    1. LED không chịu được điện áp ngược --> chết. Khi mắc thêm diode --> triệt tiêu điện áp ngược lên LED.
    2. Đèn LED 7 màu có mạch điều khiển, cần áp DC để hoạt động. Cấp áp AC --> không hoạt động & có thể làm hư LED.
    More friends more foods

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi kimhuynguyen Xem bài viết
      1. LED không chịu được điện áp ngược --> chết. Khi mắc thêm diode --> triệt tiêu điện áp ngược lên LED.
      2. Đèn LED 7 màu có mạch điều khiển, cần áp DC để hoạt động. Cấp áp AC --> không hoạt động & có thể làm hư LED.
      Đúng là con led bị chết do điện áp ngược nên mắc thêm diode vào thì chạy tốt. Còn đèn led 7 màu này không cần mạch một điều khiển mà nó chớp đủ màu thế mới nói chứ. Giá của nó chỉ có 1K con loại 3 ly. Điện áp đưa vào là 220VAC, qua 1 diode 1N4007 và 1 điện trở cản 56K,1/4w. Một tụ điện 47mF/16V mắc song song với led đúng cực tính. Chỉ như vậy mà nó chớp đủ màu.
      Vấn đề mình đặt ra ở đây là tại sao khi thử bằng đồng hồ VOM chỉ thị kim hiệu SANWA thông dụng thì nó chớp đủ 7 màu, còn khi mắc mạch như trên thì nó chỉ chớp có 4 màu : trắng, xanh biển, xanh lá cây và xanh dương mà thôi. Không tin thì bạn cứ bỏ ra vài K mua về làm thử thì sẽ biết có đúng như lời mình nói không ?
      Thân chào.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi quanghien54 Xem bài viết
        Đúng là con led bị chết do điện áp ngược nên mắc thêm diode vào thì chạy tốt. Còn đèn led 7 màu này không cần mạch một điều khiển mà nó chớp đủ màu thế mới nói chứ. Giá của nó chỉ có 1K con loại 3 ly. Điện áp đưa vào là 220VAC, qua 1 diode 1N4007 và 1 điện trở cản 56K,1/4w. Một tụ điện 47mF/16V mắc song song với led đúng cực tính. Chỉ như vậy mà nó chớp đủ màu.
        Vấn đề mình đặt ra ở đây là tại sao khi thử bằng đồng hồ VOM chỉ thị kim hiệu SANWA thông dụng thì nó chớp đủ 7 màu, còn khi mắc mạch như trên thì nó chỉ chớp có 4 màu : trắng, xanh biển, xanh lá cây và xanh dương mà thôi. Không tin thì bạn cứ bỏ ra vài K mua về làm thử thì sẽ biết có đúng như lời mình nói không ?
        Thân chào.
        Mạch đk nó nằm trong con led 7màu đó bạn. Còn nó ko sáng đủ màu thì do ko được cấp đủ dòng. Bạn thử lắp nt trở 470ohm với led rồi cấp nguồn bằng vom xem,nó sẽ ko sáng đủ màu

        Comment


        • #5
          bạn thử lấy cục pin điện thoại ra gắn vô chân con Led thử xem nó có chớp đủ 7 màu k ?
          mà hem pit nó có hư led hay hư pin k hỉ? hì hì

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi quanghao Xem bài viết
            Mạch đk nó nằm trong con led 7màu đó bạn. Còn nó ko sáng đủ màu thì do ko được cấp đủ dòng. Bạn thử lắp nt trở 470ohm với led rồi cấp nguồn bằng vom xem,nó sẽ ko sáng đủ màu
            Đúng vậy, mình cấp điện áp cho nó cao hơn nó mới cháy đủ màu. Vấn đề là ở chổ mình thắc mắc tại sao mạch điều khiển tích hợp bên trong nó mà giá thành lại rẻ không ngờ, chỉ có 1K 1 con. Đó là giá lẻ chứ mua giá sĩ chắc rẻ hơn nhiều. Mình định áp dụng nó trong việc báo điện áp. Khi điện cao thì nó cháy đủ màu, khi điện đủ thì nó chỉ cháy 4 màu còn khi điện yếu nó chỉ cháy một màu và tối hơn. Đây là mạch báo điện áp rẻ tiền nhất. Khi nào làm xong mình sẽ post mạch lên cho các bạn tham khảo.

            Comment


            • #7
              Đèn led siêu sáng và led 7 màu

              Mình đã lập mạch thí nghiệm như hình dưới đây và thay đổi điện áp từ 110v-240v . Mình nhận thấy là nó vẫn chớp đủ 7 màu và sự thay đổi màu và tần số chớp tắt là ngẫu nhiên. Qua đó mình có thể kết luận là :
              Không có IC điều khiển nào bên trong đèn led vì dạng đèn này trong suốt nhìn vào thấy hai cực gần giống nhau không giống như đèn led thường hai cực phân biệt rõ rệt. Tần số chớp tắt và màu phát ra là ngẩu nhiên chứ không theo qui luật nào cả.
              Qua đó mình nhớ đến công thức của Plank mà mình học cách nay đã lâu : Khi một điện tử được cấp năng lượng để chuyển từ tầng N1 sang tầng N2. Trạng thái này sẽ không ổn định nên nó lại nhảy trở vào trong và phóng thích năng lượng dưới dạng bức xạ điện từ.
              E2 - E1 = h. bước sóng điện từ.
              Nếu nhà sản xuất chế tạo được linh kiện khi phóng thích năng lượng có bước sóng lọt vào khoảng mắt chúng ta nhìn thấy được thì chúng ta sẽ thấy nó chớp đủ màu.
              Lý giải của mình không biết có đúng không. Các bạn nào có cao kiến xin hãy giải thích rõ ràng hơn vì nó nằm ở dạng Cơ học lượng tử.
              Thân chàoClick image for larger version

Name:	Mach den led 7 mau.jpg
Views:	1
Size:	28.6 KB
ID:	1346527

              Comment


              • #8
                thế này nhé bạn quanghien54.tất cả các led 7 màu của trung quốc đều được tích hợp mạch điều khiển bên trong.nếu bạn nhìn kỹ sẽ thấy 1 chấm đen bên trong.đó là mạch điều khiển đó bạn à.thân ái
                hãy làm theo cách của bạn!

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi quanghien54 Xem bài viết
                  Đúng là con led bị chết do điện áp ngược nên mắc thêm diode vào thì chạy tốt. Còn đèn led 7 màu này không cần mạch một điều khiển mà nó chớp đủ màu thế mới nói chứ. Giá của nó chỉ có 1K con loại 3 ly. Điện áp đưa vào là 220VAC, qua 1 diode 1N4007 và 1 điện trở cản 56K,1/4w. Một tụ điện 47mF/16V mắc song song với led đúng cực tính. Chỉ như vậy mà nó chớp đủ màu.
                  Vấn đề mình đặt ra ở đây là tại sao khi thử bằng đồng hồ VOM chỉ thị kim hiệu SANWA thông dụng thì nó chớp đủ 7 màu, còn khi mắc mạch như trên thì nó chỉ chớp có 4 màu : trắng, xanh biển, xanh lá cây và xanh dương mà thôi. Không tin thì bạn cứ bỏ ra vài K mua về làm thử thì sẽ biết có đúng như lời mình nói không ?
                  Thân chào.
                  1- không biết cái bạn nói led siêu sáng có phải là Led Luxeon k.
                  2- Led 7 màu TQ thực chất là led R-G-B (W). Có tích hợp sẵng chip đổi màu bên trong. Do bạn cấp không đủ dòng, led R không sáng nổi (do bị led B & G "hút" dòng cao hơn) nên chỉ ra đc các màu thiếu R.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi 75mhz Xem bài viết
                    1- không biết cái bạn nói led siêu sáng có phải là Led Luxeon k.
                    2- Led 7 màu TQ thực chất là led R-G-B (W). Có tích hợp sẵng chip đổi màu bên trong. Do bạn cấp không đủ dòng, led R không sáng nổi (do bị led B & G "hút" dòng cao hơn) nên chỉ ra đc các màu thiếu R.
                    Cám ơn bạn đã thông tin. Mình lấy kính lúp có độ phóng đại cao soi mới thấy rõ sự khác biệt giữa led siêu sáng 1 màu và led siêu sáng 7 màu. Trên led siêu sáng 1 màu chỉ có 1 cầu vồng chất bán dẫn nối giữa anode và cathode của led còn trong led 7 màu trên cực anod có tích hợp một IC rất nhỏ màu đen. Đầu ra của IC có đến 3 vầu vồng chất bán dẫn phát màu RGB nối với cathode. Mình có chụp ảnh 2 led nói trên để các bạn tham khảo , trên led 7 màu có 1 chấm đen chính là IC tích hợp vào.
                    Mình tra tài liệu thấy chất bán dẫn phát màu R cần có năng lượng cao hơn G và B nên cần phải có một điện áp đủ mới làm nó cháy được.
                    Vấn đề mình thắc mắc là tại sao giá thành nó rẻ như thế (1000VND so với 500VND của led 1 màu). Ngoài ra một số led mình mua được có cái chớp đủ 7 màu còn có cái chỉ chớp có 4 màu ( màu đỏ bị thiếu) trong cùng một điều kiện như nhau. Vấn đề này chắc phải hỏi lại nhà sản xuất.
                    Click image for larger version

Name:	Led siew sang 1 MAU VA 7 MAU.jpg
Views:	1
Size:	73.6 KB
ID:	1346530
                    Thân chào.

                    Comment


                    • #11
                      Mình đã thử nghiệm nhiều led 7 màu. Vời cùng một mạch như nhau có cái chớp đủ màu, có cái thiếu màu đỏ. Hàng Tàu mà, có lẻ do kỷ thuật chế tạo không đều nhau. Tiền nào của đấy thôi. Với 1K 1con thì đừng hy vọng nó chuẩn hóa như các loại hàng xịn.

                      Comment


                      • #12
                        thôi, "ngta" là hàng tàu, vả lại "ngta" dc làm bằng máy, công nhận nếu đưa tui 1000k tui còn chư tự làm dc dc giống như anh TQ, thì mình cứ thế áp dụng thôi, hang táu ngay cả thời gian chớp con khác nhau nữa là, tui có mắc 100 con 10x10 chạy, nó ko đều nhau, nhưng nhìn lé mắt vui lắm!, còn cái vụ câu trở từ 220--> cháy dc LED tui thấy hay wa, tứ hồi đó tới giờ tui chưa bao giờ dám làm thử như vậy(220 mà) nhưng tui có lưu ý, với điện 1 chiều, bạn thử tính toán cho kỹ với con trở được gọi là 1/4w thử xem áp rơi trên nó là bao nhiêu, rồi gắn các mạch tải, rồi lấy đồng hồ đo thử, cuối cùng con trở mình vẫn sài phải là 1/8w, nếu có sự sai lệch như vậy, chúng ta thường giải thích là hệ số an toàn, thế tui cần sự chính xác về công suất và chính xác trong tính toán thì giống như lấy muối bỏ biển à! mong mọi ng thử lại rồi "la" cho tui vài câu, nếu tui co sai sót!
                        http://hoiquandientu.com/tienich/Res...Calculator.htm

                        sẵn tiện cho mình xin cái mạch giảm áp từ 220---5vdc ko biến áp cách ly nha, với giải thích cho mình cái nguyên lý luôn, thank lắm!
                        TamPhieuLuuKy@yahoo.com
                        092 2838 712 --->>

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi superhieu1 Xem bài viết
                          thôi, "ngta" là hàng tàu, vả lại "ngta" dc làm bằng máy, công nhận nếu đưa tui 1000k tui còn chư tự làm dc dc giống như anh TQ, thì mình cứ thế áp dụng thôi, hang táu ngay cả thời gian chớp con khác nhau nữa là, tui có mắc 100 con 10x10 chạy, nó ko đều nhau, nhưng nhìn lé mắt vui lắm!, còn cái vụ câu trở từ 220--> cháy dc LED tui thấy hay wa, tứ hồi đó tới giờ tui chưa bao giờ dám làm thử như vậy(220 mà) nhưng tui có lưu ý, với điện 1 chiều, bạn thử tính toán cho kỹ với con trở được gọi là 1/4w thử xem áp rơi trên nó là bao nhiêu, rồi gắn các mạch tải, rồi lấy đồng hồ đo thử, cuối cùng con trở mình vẫn sài phải là 1/8w, nếu có sự sai lệch như vậy, chúng ta thường giải thích là hệ số an toàn, thế tui cần sự chính xác về công suất và chính xác trong tính toán thì giống như lấy muối bỏ biển à! mong mọi ng thử lại rồi "la" cho tui vài câu, nếu tui co sai sót!
                          http://hoiquandientu.com/tienich/Res...Calculator.htm


                          sẵn tiện cho mình xin cái mạch giảm áp từ 220---5vdc ko biến áp cách ly nha, với giải thích cho mình cái nguyên lý luôn, thank lắm!
                          Sơ đồ này rất phổ biến trong các nguồn có công suất nhỏ với dòng khoảng vài chục mA. Mình post lên cho bạn sơ đồ đơn giản nhất còn việc giải thích nguyên lý thì tự tìm hiểu đi bời vì muốn làm dân điện tử thì phải biết đọc sơ đồ và hiểu ý đồ thiết kế của tác giả.
                          Click image for larger version

Name:	So do bo nguon 5V.jpg
Views:	1
Size:	36.8 KB
ID:	1346547

                          Comment


                          • #14
                            giúp em cách làm dèn led chiếu sáng từ nguồn điện acquy
                            em đang có con ắc quy này Loại ắc quy Ắc quy viễn thông kín khí Hãng sản xuất VITALIZE
                            Xuất xứ Korea Điện áp(V) 12
                            Dung lượng(Ah) 100 Trọng lượng(g) 32000
                            giờ em muốn tận dung nó để làm bộdenf led chiếu sáng cho gia đình nho cả nha tu van giúp em với

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi quanghien54 Xem bài viết
                              Sơ đồ này rất phổ biến trong các nguồn có công suất nhỏ với dòng khoảng vài chục mA. Mình post lên cho bạn sơ đồ đơn giản nhất còn việc giải thích nguyên lý thì tự tìm hiểu đi bời vì muốn làm dân điện tử thì phải biết đọc sơ đồ và hiểu ý đồ thiết kế của tác giả.
                              [ATTACH]27329[/ATTACH]
                              mạch này cắm điện vào xong rút ra chạm vào đầu con tụ sẽ bị giật,mắt song song con trở vài trăm k nữa,dùng cầu diot nắn nữa là ok.
                              trong các mạch nguồn ko dùng biến áp,mình vẫn chưa biết cách tính tụ và điện trở tải,bác nào có công thức cho em với.
                              ĐT: 0972 20 58 68
                              Gmail:

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              quanghien54 Tìm hiểu thêm về quanghien54

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X