Đọc trong một vài sách điện tử, thấy có nói đến nguồn dòng. Tuy nhiên, mình lại thấy các mạch ứng dụng ít dùng đến nó. Vậy theo mod và các anh em hiểu biết thì nguồn dòng thường được ứng dụng trong những mạch điện nào? Có ai có một số mạch nguồn dòng đơn giản không? xin đưa lên để anh em tham khảo!
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Nguồn dòng?
Collapse
X
-
nguồn dòng là nguồn điện lấy dòng điện làm chuẩn, điện áp phụ thuộc vào tải. Nó ngược với nguồn điện thế mà mình thường dùng.
nguồn dòng được dùng trong các ứng dụng có yêu cầu là ổn định dòng điện qua tải mà tải này có điện trở thay đổi trong phạm vi cho phép.
ví dụ:đường dây điện thoại kéo đến nhà thuê bao ứng dụng nguồn dòng 20mA. Như ta đã biết đường dây điện thoại ngoài tính năng truyền dẫn tín hiệu thoại, nó còn có chức năng cấp nguồn cho máy điện thoại hoạt động. Khi gác máy-> điện trở tải =vô cực->dòng=0. Khi nhấc máy->điện trở tải nằm trong phạm vi cho phép->dòng qua tải=20mA.Điện thế giửa hai đầu dây thay đổi tùy theo điện trở R của máy điện thoại nhưng dòng qua máy luôn ổn định.
chào bạn!
-
Re:
Nguồn dòng thường được ứng dụng trong các thiết bị đo lường. Tùy theo mạch mà bạn có nguồn dòng ổn định trong một khoảng cho phép nào đó. Nguồn dòng có nghĩa là một nguồn cung cấp một dòng điện không thay đổi mặc dù tổng trở của tải thay đổi. Ví dụ trong ứng dụng mạch đo nhiệt độ dùng PT100. Khi nhiệt độ thay đổi thì điện trở của Sensor sẽ thay đổi. Nếu bạn cung cấp một nguồn dòng cho PT100 thì khi đó dựa vào điện thế 2 đầu Sensor sẽ biết được nhiệt độ là bao nhiêu.
do: U = R.I
Vì I không đổi (nguồn dòng) nên khi đó U tỉ lệ thuận với R. Nếu bạn cung cấp cho Sensor một nguồn dòng là 1mA khi đó U = R/1000 hay U(mV) = R công thức rất đơn giản phải không. Cách này bạn có thể đo được điện trở.
Mình có một mạch nguồn dòng thấy cũng ổn nên post cho anh em tham khảo nhé.
Comment
-
Nguồn dòng thực ra là một mạch điện cung cấp một dòng điện không phụ thuộc tải. Nguồn dòng có rất nhiều ứng dụng:
Nguồn dòng tín hệu khi cần truyền đi xa: để tránh sai số do điện trở đường dây, nhiễu điện áp cảm ứng...
Nguồn dòng trong các mạch nạp xả tụ điện, nhằm tuyến tính hóa điện áp nạp và xả.
Nguồn dòng troing các mạch cấp điện cho diode zenner, để có điện áp ổn định.
Nguồn dòng cho các mạch đo lường kiểu điện trở, như RTD, ...
Nguồn dòng cố định: cho dòng ra ổn định và không thay đổi.
Nguồn dòng phụ thuộc: cho dòng ra tỷ lệ với một áp điều khiển đầu vào.
Các mạch nguồn dòng đơn giản và không cần chính xác lắm, anh có thể ráp bằng chỉ 1 hoặc 2 tranistor. Nguồn chính xác hơn có thể ráp bằng op amp. Các nguồn dòng cố định có thể dùng các IC tạo dòng chuyên nghiệp.
Dưới đây là các mạch nguồn dòng không phụ thuộc kiểu đơn giản nhất.Nhóc thích nghịch điện,
Nhóc thích xì păm,
Nhóc thích trêu mấy anh.
Hi hi.
Comment
-
Nguồn dòng đã và vẫn đang có ứng dụng rất quan trọng trong các ứng dụng điều khiển công nghiệp. Các bác làm trong lĩnh vực này đều biết chuẩn tín hiệu 4 - 20 mA. Trong các nhà máy, các xưởng thiết bị hoặc các ứng dụng đo lường, điều khiển khác nữa thì các cảm biến (nguồn cung cấp tín hiệu) hoặc các thiết bị trường (field device) thường đặt ở rất xa với thiết bị điều khiển, hiển thị (phòng điều khiển trung tâm). Trường hợp này nếu không sử dụng tín hiệu dòng điện thì không giải quyết được (tín hiệu điện áp dẫn đi xa sẽ gây sụt áp...và chịu ảnh hưởng của điện trở dây (cáp dẫn). Các chuẩn truyền thông công nghiệp hiện đại mặc dù đã kết hợp truyền các tín hiệu số trên cáp tín hiệu (hoặc cáp điều khiển) nhưng vẫn chưa loại bỏ tín hiệu dòng điện 4 -20mA (ví dụ như HART chẳng hạn).
Thông tin thì rất nhiều, không thể trình bày hết được. Mong các bác bổ sung tiêp cho phong phú. Các IC chuyên dụng để xử lý giao tiếp tín hiệu dòng điện như họ XTR... gì của Texas Instruments được rao bán và cung cấp trên diễn đàn này giá còn cao hơn các họ MAX 232, MAX 485 nhiều..
Comment
-
Nguyên văn bởi tam1234 Xem bài viếtNguồn dòng thường được ứng dụng trong các thiết bị đo lường. Tùy theo mạch mà bạn có nguồn dòng ổn định trong một khoảng cho phép nào đó. Nguồn dòng có nghĩa là một nguồn cung cấp một dòng điện không thay đổi mặc dù tổng trở của tải thay đổi. Ví dụ trong ứng dụng mạch đo nhiệt độ dùng PT100. Khi nhiệt độ thay đổi thì điện trở của Sensor sẽ thay đổi. Nếu bạn cung cấp một nguồn dòng cho PT100 thì khi đó dựa vào điện thế 2 đầu Sensor sẽ biết được nhiệt độ là bao nhiêu.
do: U = R.I
Vì I không đổi (nguồn dòng) nên khi đó U tỉ lệ thuận với R. Nếu bạn cung cấp cho Sensor một nguồn dòng là 1mA khi đó U = R/1000 hay U(mV) = R công thức rất đơn giản phải không. Cách này bạn có thể đo được điện trở.
Mình có một mạch nguồn dòng thấy cũng ổn nên post cho anh em tham khảo nhé.
Có phải con biến trở R1 dùng đẻ điều khiển dòng ra không bạn?
Mạch có vẻ phức tạp hơn mấy cái hình bạn "cô nhóc" đưa ra thì phải!!e
Comment
-
Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viếtNguồn dòng thực ra là một mạch điện cung cấp một dòng điện không phụ thuộc tải. Nguồn dòng có rất nhiều ứng dụng:
Nguồn dòng tín hệu khi cần truyền đi xa: để tránh sai số do điện trở đường dây, nhiễu điện áp cảm ứng...
Nguồn dòng trong các mạch nạp xả tụ điện, nhằm tuyến tính hóa điện áp nạp và xả.
Nguồn dòng troing các mạch cấp điện cho diode zenner, để có điện áp ổn định.
Nguồn dòng cho các mạch đo lường kiểu điện trở, như RTD, ...
Nguồn dòng cố định: cho dòng ra ổn định và không thay đổi.
Nguồn dòng phụ thuộc: cho dòng ra tỷ lệ với một áp điều khiển đầu vào.
Các mạch nguồn dòng đơn giản và không cần chính xác lắm, anh có thể ráp bằng chỉ 1 hoặc 2 tranistor. Nguồn chính xác hơn có thể ráp bằng op amp. Các nguồn dòng cố định có thể dùng các IC tạo dòng chuyên nghiệp.
Dưới đây là các mạch nguồn dòng không phụ thuộc kiểu đơn giản nhất.
Còn hình 2c thì trông giống gương dòng thì phải? Mình có được nghe qua nhưng chưa rõ lắm, cô nhóc giải thích qua đi!!e
Comment
-
Re:
Nguyên văn bởi zemen Xem bài viếtCó phải con biến trở R1 dùng đẻ điều khiển dòng ra không bạn?
Mạch có vẻ phức tạp hơn mấy cái hình bạn "cô nhóc" đưa ra thì phải!
Đúng rồi đó bạn R1 dùng để chỉnh dòng ra còn R7 hình như để chỉnh độ ổn định (lâu rồi không xài không nhớ vì mạch sưu tầm mà :d). Đúng là mạch này phức tạp hơn của cô nhóc rất nhiều vì đây là mạch thực tế còn của cô nhóc chỉ là mạch căn bản thôi độ ổn định không cao.
Bạn muốn có nguồn dòng 500mA ? mình khuyên bạn không nên làm như vậy. Trong thiết bị đo lường thường dùng nguồn dòng 1mA hoặc 10mA thôi vì nguồn dòng lớn như vậy sẽ gây nóng sensor dẫn đến kết quả sai.
Comment
-
mạch nhấc máy và thu đảo cực
Nguyên văn bởi tam1234 Xem bài viếtĐúng rồi đó bạn R1 dùng để chỉnh dòng ra còn R7 hình như để chỉnh độ ổn định (lâu rồi không xài không nhớ vì mạch sưu tầm mà :d). Đúng là mạch này phức tạp hơn của cô nhóc rất nhiều vì đây là mạch thực tế còn của cô nhóc chỉ là mạch căn bản thôi độ ổn định không cao.
Bạn muốn có nguồn dòng 500mA ? mình khuyên bạn không nên làm như vậy. Trong thiết bị đo lường thường dùng nguồn dòng 1mA hoặc 10mA thôi vì nguồn dòng lớn như vậy sẽ gây nóng sensor dẫn đến kết quả sai.Attached Files|
Comment
-
Nguyên văn bởi tam1234 Xem bài viếtĐúng rồi đó bạn R1 dùng để chỉnh dòng ra còn R7 hình như để chỉnh độ ổn định (lâu rồi không xài không nhớ vì mạch sưu tầm mà :d). Đúng là mạch này phức tạp hơn của cô nhóc rất nhiều vì đây là mạch thực tế còn của cô nhóc chỉ là mạch căn bản thôi độ ổn định không cao.
Bạn muốn có nguồn dòng 500mA ? mình khuyên bạn không nên làm như vậy. Trong thiết bị đo lường thường dùng nguồn dòng 1mA hoặc 10mA thôi vì nguồn dòng lớn như vậy sẽ gây nóng sensor dẫn đến kết quả sai.
Comment
-
Tới vài chục A thì thường làm bằng nguồn xung, và nằm ngoài khả năng của "người mới bắt đầu".
Comment
-
Nguyên văn bởi thong_camau Xem bài viếtnguồn dòng là nguồn điện lấy dòng điện làm chuẩn, điện áp phụ thuộc vào tải. Nó ngược với nguồn điện thế mà mình thường dùng.
nguồn dòng được dùng trong các ứng dụng có yêu cầu là ổn định dòng điện qua tải mà tải này có điện trở thay đổi trong phạm vi cho phép.
ví dụ:đường dây điện thoại kéo đến nhà thuê bao ứng dụng nguồn dòng 20mA. Như ta đã biết đường dây điện thoại ngoài tính năng truyền dẫn tín hiệu thoại, nó còn có chức năng cấp nguồn cho máy điện thoại hoạt động. Khi gác máy-> điện trở tải =vô cực->dòng=0. Khi nhấc máy->điện trở tải nằm trong phạm vi cho phép->dòng qua tải=20mA.Điện thế giửa hai đầu dây thay đổi tùy theo điện trở R của máy điện thoại nhưng dòng qua máy luôn ổn định.
chào bạn!
Comment
-
Nguyên văn bởi sunshine Xem bài viếtAnh ơi dòng trong điện thoại là 20mA em mới biết đó. Vậy led cũng chạy là 20mA , vậy khi cúp điện em lấy cái led bắc vào cái đường dây điện thoại thì có đèn sài. Đỡ tốn tiền mua đèn cầy.... ( Đó là ý tưởng của em thôi nha, lỡ nó tính tiền điện thoại đừng nói em nha )
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
Trả lời cho Trình điều khiển bước rời rạcbởi mèomướpDạ nếu chú đã viết được chương trình cho vđk thì thêm 1 chương trình con chạy động cơ bước chỉ đơn giản là copy phát. Về phần cứng thì vài con cách ly quang, vài con mosfet thôi ạ. thực sự là dễ dàng như bài tập bình thường của sinh viên thôi ạ...
-
Channel: Máy công cụ
Hôm qua, 12:55 -
-
Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45Abởi Minhdai95vâng mình cảm ơn mn đã góp ý
-
Channel: Điện tử công suất
Hôm qua, 11:30 -
-
bởi tom22Xin chào
Tôi có một dự án trong đó một động cơ bước tích hợp được điều khiển bởi một bộ vi điều khiển.
Nhưng tôi thực sự không thích trả tiền cho trình điều khiển bước, khi tôi có một bộ vi điều khiển có khả năng thực...-
Channel: Máy công cụ
Hôm qua, 10:54 -
-
Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45Abởi mèomướpDạ chú chủ thớt có thời gian và đam mê thì cứ từ từ ngâm cứu đi ạ đừng nghe chú Chú bq... dọa mà sợ ạ. Cái nguồn nhìn cũng lởm có khi hông bằng cái máy hàn tàu của chị hàng xóm hôm nọ tháo ra sửa với chú thợ thông ống nước suốt đêm mới xong. Chú ý an toàn xíu là được ạ...
-
Channel: Điện tử công suất
05-01-2025, 15:40 -
-
Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45Abởi bqvietBộ nguồn xung ở tầm công suất 2700W này, gần 3 ký, không bao giờ đơn giản để mà sửa ngay cả đối với người có kinh nghiệm chứ đừng nói người không chuyên. Đám linh kiện công suất không tự nhiên cháy mà phải xuất phát từ nguyên nhân...
-
Channel: Điện tử công suất
04-01-2025, 22:09 -
-
Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45Abởi mèomướpDạ chú kiểm tra đi ốt đầu vào, ra nữa ạ. Về phần kiểm tra dao động chú hỏi chị google ấy ạ, có nhìu cô chú đã hướng dẫn rồi ạ...
-
Channel: Điện tử công suất
04-01-2025, 16:53 -
-
Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45Abởi Minhdai95mình đã kiểm tra phần công suất thấy hỏng cả 4 con IGBT mà mình muốn kiểm tra phần dao động và hồi tiếp khi chưa cấp điện cho mạch thì có cách nào không b, mình không phải dân trong nghề lên chưa có kinh nghiệm sửa. Cảm ơn b
-
Channel: Điện tử công suất
04-01-2025, 14:27 -
-
Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45Abởi mèomướpDạ chú nhắm phần công suất dễ kiểm tra và hay hư hỏng nhất trước ạ. Rồi đến phần dao động nguồn, hồi tiếp...
-
Channel: Điện tử công suất
04-01-2025, 11:42 -
-
bởi Minhdai95mọi người đã ai sửa bộ nguồn này chưa ạ, cho e xin ít kinh nghiệm để sửa bộ nguồn. Em cảm ơn...
-
Channel: Điện tử công suất
04-01-2025, 11:22 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về hạ áp cho adapter laptopbởi nhathung1101
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
31-12-2024, 17:39 -
Comment