Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiết kế mạch tải (1W - 10W) dùng test pin

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thiết kế mạch tải (1W - 10W) dùng test pin

    Hiện tại em cần mạch tải dùng để test pin. Vậy em nhờ các sư huynh tư vấn giúp em ạh !
    Nhu cầu của em là khi mua sản phẩm (pin sạc được) về và muốn kiểm tra xem pin có tốt không, chất lượng có giống như thông số ghi trên pin không?
    Ví dụ: 1 viên pin 3,7V - 3000mAh => Q = 3,7*3 = 11,1 Wh. Vậy em dùng pin này làm nguồn cho một mạch tải 10W chẳng hạn, thì viên pin sẽ hoạt động được trong thời gian t = 11,1 / 10 = 1,11h. Nếu viên pin tốt và đạt chất lượng sẽ hoạt động như thời gian tính ở trên, còn nếu không tốt sẽ tính theo phần trăm thời gian nó hoạt động.
    Nhưng điều đặt biệt ở đây là thiết bị của em có thể hoạt động được ở giới hạn áp là từ 2,75V - 4,3V. (pin sạc đầy có thể đạt đến mức áp 4,3V)
    Vì vậy em cần mạch tải có thể hoạt động nếu có áp từ 2,75V trở lên thì mạch mới hoạt động. Và tải phải lớn khoảng 10W để có thời gian test nhanh hơn.
    Vậy nhờ các anh chị giúp đỡ ạh ! có thể giúp em bằng cách mail cho em cũng được ! mail của em là thanhtu.eqn@gmail.com

  • #2
    Một bộ pin tương đương 11Wh mà bạn định dùng tải 10W thì xem chừng bạn đang muốn phá Pin.

    Ở đây bạn nên dùng một mạch ổn dòng (có thể chỉnh dòng được) để test Có thể dùng transitor hoặc LM317. Kèm thêm một mạch kiếm soát Volt để ngắt mạch test. Cuối cùng, bạn lấy ra điện áp 1,5 V cấp cho một cái đồng hồ để có thê biết chính xác thời gian mạch đã chạy mà không phải ngồi canh.

    Chúc bạn thành công.

    PT.
    Núi cao bởi có đất bồi
    Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
    Muôn dòng sông đổ biển sâu
    Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
      Một bộ pin tương đương 11Wh mà bạn định dùng tải 10W thì xem chừng bạn đang muốn phá Pin.

      Ở đây bạn nên dùng một mạch ổn dòng (có thể chỉnh dòng được) để test Có thể dùng transitor hoặc LM317. Kèm thêm một mạch kiếm soát Volt để ngắt mạch test. Cuối cùng, bạn lấy ra điện áp 1,5 V cấp cho một cái đồng hồ để có thê biết chính xác thời gian mạch đã chạy mà không phải ngồi canh.

      Chúc bạn thành công.

      PT.
      e thấy dùng tải 10W, tương đương với dòng xả ~ 3A, cũng là thường thôi mà , đâu tới mức gì mà phá pin đâu bác phanta , mấy bác bên mô hình RC chơi còn khủng hơn nhiều, chơi mấy cái motor mà dòng gần 100A cũng có, chơi chưa được chục phút mà hết cục pin, mà công nhận máy cục pin Li-poly máy bác dùng cũng ghê thiệt xả dòng cỡ đó mà ko hư. Nếu bạn thanhtu.eqn cso pin chịu được dòng xả cao thì vô tư , có thể xã lên cả chục A đấy chứ, nhưng e nghĩ bác mua pin này là lion , nên ko được xả quá lớn để tránh hỏng pin , e nghĩ dùng 1 sợi dây đốt nóng xả là ok , nhưng chắc phải cắm vào đo dòng rùi mới tính ra được .
      CK6C -HUI

      Comment


      • #4
        Cám ơn các bác đã góp ý cho em ! Vậy em cần 1 mạch kiểm soát áp để ngắt mạch khi cần. Nên dùng tải nhỏ hơn để tránh tình trạng mau hỏng pin. Nếu sử dụng mạch ổn dòng trong khi áp liên tục thay đổi theo thời gian. Vậy cách tính công suất tương đương trong khoảng thời gian xả pin sao nhỉ? (áp từ 4,3V-> 2,75V). Mình nhờ bác phanta giúp mình các mạch nói trên (tương tự) làm mẫu để mình tìm hiểu và cải thiện theo nhu cầu của mình được không ạh !
        Theo bác minhtri0405 thì chỉ cần sử dụng dây may-so là có thể tính ra được, trong khi áp và dòng sẽ thay đổi theo thời gian thì bác tính cách nào? Có thể chia sẻ anh em cùng biết được không ạh !

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi thanhtu.eqn Xem bài viết
          Cám ơn các bác đã góp ý cho em ! Vậy em cần 1 mạch kiểm soát áp để ngắt mạch khi cần. Nên dùng tải nhỏ hơn để tránh tình trạng mau hỏng pin. Nếu sử dụng mạch ổn dòng trong khi áp liên tục thay đổi theo thời gian. Vậy cách tính công suất tương đương trong khoảng thời gian xả pin sao nhỉ? (áp từ 4,3V-> 2,75V). Mình nhờ bác phanta giúp mình các mạch nói trên (tương tự) làm mẫu để mình tìm hiểu và cải thiện theo nhu cầu của mình được không ạh !
          Theo bác minhtri0405 thì chỉ cần sử dụng dây may-so là có thể tính ra được, trong khi áp và dòng sẽ thay đổi theo thời gian thì bác tính cách nào? Có thể chia sẻ anh em cùng biết được không ạh !
          cell pin latop đầy chỉ đạt 4.2v, bác cố nạp có thể đến 4.3v nhưng mau hư pin thôi bác àh ,khi xả chỉ nên xả tới 3.4v là tối đa vì xả quá sẽ giảm tuổi thọ pin và có thể hư pin (cái này e căn cứ theo chế độ hoạt động của pin điện thoại di động , sạc đầy rùi đo và sài cho đến khi vừa tắt nguồn là đo ). cách của mình thì phải đo dòng nhiều lần, lúc pin đầy đến khi giảm còn 3.4v rồi chia trung bình, nó chỉ mang tính tương đối thôi . Mạch ngắt pin thì cứ lôi cái mạch nhỏ trong cục pin di động là ok. Kiếm ai có máy đo dung lượng pin mượn test 1 phát là ok nhất
          CK6C -HUI

          Comment


          • #6
            Cám ơn bác minhtri0405 chỉ bảo ! Nếu có máy đo dung lượng pin thì đâu cần phải mệt nhọc thế này hả bâc, theo em được biết thì máy đo dung lượng pin không được phổ biến đâu ! và nếu có nhu cầu mua thì giá cả cũng đắt lắm ! Chỉ có cục đo lường chất lượng sản phẩm mới có thôi ! Nếu bác có thông tin gì về máy đo dung lượng pin mà giá cả hợp lý bác giới thiệu cho em để em lấy 1 cái với ! Cám ơn bác !
            Thực sự nếu không có máy đo dung lượng pin thì hơi khó để xác định xem viên pin có đạt tiêu chuẩn như thông số ghi trên thân pin bác nhỉ !

            Comment

            Về tác giả

            Collapse

            thanhtu.eqn Tìm hiểu thêm về thanhtu.eqn

            Bài viết mới nhất

            Collapse

            Đang tải...
            X