Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sự khác nhau giữa điện áp 220V và 110V

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sự khác nhau giữa điện áp 220V và 110V

    Mình đang tìm hiểu tại sao có quốc gia sử dụng điện 220V-50 Hz, có quốc gia khác lại dùng điện 110V-60Hz. Đa số các nước phát triển thì sử dụng điện 110V - 60Hz. Trong sử dụng điện, có phải là khi giảm điện áp và tăng tần số thì công suất sẽ giảm phải không? Có ai biết vấn đề này thì giúp minh với.

  • #2
    Theo tôi được biết thì về tần số thì 50Hz hay 60Hz cũng như nhau thôi. Đây là 2 cấp tần số theo tính toán là có lợi nhất (không cái này có lợi hơn cái nào cả)
    Còn bạn nói các nước phát triển là các nước nào. Các nước đã phát triển như Anh, Pháp ,Mỹ điều dùng 220v .Điện áp 110v sẽ gây nguy hiểm nhiều hơn 220v mình chỉ biết tới đó thôi

    Comment


    • #3
      ừ theo mình biết thì sở dĩ có 2 chuẩn sử dụng như vậy là do trong thời kì chiến tranh lạnh giữa các nước tư bản và xã hội nên không giao lưu kĩ thuật qua lại nên sinh ra hai chuẩn khác nhau đến bây giờ "làm quen" lại rồi nhưng mà lỡ "quen rồi" hong lẽ bỏ .
      Chính thức phát hành mạch điều khiển LED FireStar1
      Yêu mến tất cả anh em dientuvietnam.net

      Comment


      • #4
        điện áp 110V nguy hiểm hơn 220V (trích của sherif) ? cái này liệu có mâu thuẫn?

        tui thấy chỉ nguy hiểm khi mua cái máy nào đó mà mắt nhắm mắt mở đem cắm 220V,trong khi định mức chỉ là 110V (chuyện gì xảy ra thì biết rồi )

        Comment


        • #5
          Sherif nói Mỹ sử dụng điện áp 220V là nhầm rồi đấy. Ngoài lý do chính trị như thaithienanh nói thì mình nghĩ rằng còn lý do khác nũa. Mình đang đi tìm lý do đó đây. Tới giờ vẫn chưa tìm được lời giải thích thuyết phục. Nếu có thể xin mọi người ai biết thì chỉ giúp, hoặc chỉ cho mình tài liệu để nghiên cứu. Cảm ơn nhiều.

          Comment


          • #6
            mình thì chỉ biết sự khác nhau về tần số thôi, hồi học đại cương ông thầy lý có nói là bọn Nhật dùng điện tần số 60Hz (và điện thế 110V) nên là các biến thế đồ điện tử của nó rất là nhỏ gọn (tần số càng cao thì cuộn dây biến thế càng có thể thu nhỏ). và có thể cũng vì tần số 60Hz này nên nó nguy hiểm hơn đối với người. Còn thì các hệ thống máy móc công nghiệp công suất lớn thì vẫn cần điện thế lớn như 220 và 380V

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi sherif Xem bài viết
              Theo tôi được biết thì về tần số thì 50Hz hay 60Hz cũng như nhau thôi. Đây là 2 cấp tần số theo tính toán là có lợi nhất (không cái này có lợi hơn cái nào cả)
              Còn bạn nói các nước phát triển là các nước nào. Các nước đã phát triển như Anh, Pháp ,Mỹ điều dùng 220v .Điện áp 110v sẽ gây nguy hiểm nhiều hơn 220v mình chỉ biết tới đó thôi
              nÓI NGƯỢC đời:

              220 V nguy hiểm hơn 110 V

              Comment


              • #8
                e các bồ,tại sao lại có sự khác nhau về điện áp giữa các nước?tui nghĩ là như vậy nè:hiển nhiên điện áp 220V phải nguy hiểm hơn điện áp 110V nhưng các bồ cứ suy nghĩ đi,nếu động cơ 1,5kW nếu mắc vào điện 110V thì dòng qua nó phải tới gần 14A,trong khi nếu điện 220V thì chỉ cần 7A thôi như vậy có phải dây mắc vào động cơ 220V sẽ nhỏ hơn ở cấp 110V không?Nhưng ngược lại ở cấp 110V vật liệu cách điện rẻ hơn rất nhiều.Do đó tùy quốc gia thôi các bồ ôi.Cấp điện áp khác nhau chẳng qua là do cách điện của các thiết bị người ta chế tạo ra thôi,chứ chẳng có chính trị quái gì đâu

                Comment


                • #9
                  220v mà nguy hiểm hơn 110v ah. Các u có nhằm không đấy. MÌnh không nói đến chuyện cắm lộn thiết bị 110v vào nguồn 220v. Nhưng cấp điện áp 220v thì dòng sẽ nhỏ hơn 1/2 so với 110v .Nguyên nhân gây nguy hiểm cho người là dòng chứ ko phải là áp. Thầy mình ở trường cũng nói vậy mà
                  còn 50HZ hay 60Hz thì cũng như nhau thôi ko có sự khác biệt lắm giữa 2 tần số này

                  Comment


                  • #10
                    bồ Sherif học lại an toàn điện đi.I=U/R áp lớn thì dòng lớn chứ.Bồ cứ lẫn lộn giữa áp và dòng hoài vậy

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi sherif Xem bài viết
                      220v mà nguy hiểm hơn 110v ah. Các u có nhằm không đấy. MÌnh không nói đến chuyện cắm lộn thiết bị 110v vào nguồn 220v. Nhưng cấp điện áp 220v thì dòng sẽ nhỏ hơn 1/2 so với 110v .Nguyên nhân gây nguy hiểm cho người là dòng chứ ko phải là áp. Thầy mình ở trường cũng nói vậy mà
                      còn 50HZ hay 60Hz thì cũng như nhau thôi ko có sự khác biệt lắm giữa 2 tần số này
                      Dòng gây nguy hiểm cho con ngừoi thì 1mA là đủ mệt rồi. Do đó điện áp càng cao càng nguy hiểm. Bạn Sherif nói như vậy là nói đến vấn đề cùng một công suất. Thí dụ như cái bếp 220V 1000w thì dòng là 4,5A. Còn cái bếp 110V 1000w dòng lên đến 9A (gấp dôi). Nhưng nếu láy cái bếp 110V mà cắm vào 220 thì dòng sẽ tăng lên cao hơn nhiều chứ. Cũng như lấy cái bếp 220V mà cắm vào 110 thì chắc chắn là dòng giảm đi, chứ làm sao tăng lên được.

                      Theo quy trình an toàn điện thì điện áp 24v được coi là an toàn cho con người. Cao hơn nữa là không an toàn.

                      Vấn đề điện áp, thì QT có ý kiến riêng như thế này:

                      Ngay từ thưở ban đầu, hầu hết các nước đều dùng 110V. Sau này khi nhu cầu sử dụng của dân tăng lên thì dòng điện bắt đầu tăng quá mức. Phải thay dây dẫn để chịu đựng dòng cao. Khi đó, một số nước chuyển sang sử dụng điện áp tăng gấp đôi, tức là 220V. Hệ thống điện nào càng nhỏ, càng non trẻ thì chi phí đổi sẽ không cao. Còn hệ thống nào quá lớn, chi phí đổi sẽ rất cao.

                      Chú Mỹ ngày xưa đã đầu tư khá lớn về hệ thống điện hạ thế, nên chưa muốn đổi. Hình như hiện giờ chỉ còn chú Mỹ là còn dùng điện 110.

                      Việt nam mình ngày trước cũng xài 110V (chính xác là 127V trong mạng 208/127). Đổi qua 220 hình như khoảng năm 7 mươi mấy (mạng 380/220). Nhật bản cũng mới đổi thành 220V khoảng năm 86, 88 gì đó. Khi đó hàng loạt đồ gia dụng 100V thải ra, và VN mua về xài, gọi là hàng nghĩa địa.

                      Comment


                      • #12
                        Các có thể giải thích thêm tí về vấn đề tổn hao năng lượng không? Hình như khi nâng áp lên thì nó cũng giảm bớt được tí tốn kém gì đó thì phải?

                        << F nghe nói vậy nhưng mà không biết thực hư thế nào vì không phải dân điện

                        Chúc vui
                        Falleaf
                        Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                        58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                        mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                        Comment


                        • #13
                          nói thế cung chua đúng. Mối quan hệ giũa điện áp và dòng điện không xác định được chính xac vi điện trở cuả ngươi thay đổi trong 1 pham vi rất rộng
                          sự nguy hiểm phụ thuộc trực tiếp vào dong diện qua người.Theo thống kê của LIÊN XÔ:những tai nạn do diện giât chết ngươi 6,6%(24-50v),31,4%(100-150);7%(200-250v) va chỉ co1.2%(250-350v)...(trich tài liệu an toàn điện-nhà xuất bản KHKT trấng)

                          vì thế không thể nói là điện áp cao nguy hiển hơn

                          Comment


                          • #14
                            các cậu noi tấn số 50Hz va 60Hz kko khác nhau a.Sai hoàn toàn no ảnh hưởng đến tổng trở của thiết bị điên như động cơ điện .Nếu ta đem động cơ 220-60Hz (chủ yếu nhập từ nước ngoài) đem cắm vào lưới điện của ta 220-50Hz thì sẽ cháy ngay vì lúc này dòng điện qua động cơ sẽ lớn hơn(nếu cùng phụ tải)

                            Comment


                            • #15
                              Nhật bản cũng mới đổi thành 220V khoảng năm 86, 88 gì đó. Khi đó hàng loạt đồ gia dụng 100V thải ra, và VN mua về xài, gọi là hàng nghĩa địa.. Chỗ này bác quocthai có lẽ nhầm Nhật bản vẫn còn sử dụng tiêu chuẩn điện áp 100V, riêng tần số thì ở phía đông ( gồm Tokyo,Yokohama,Hokaido,Tohoku) dùng 50Hz, phía tây ( Nagoya, Osaka,Kyoto,Hiroshima,Shikoku,Kyushu) dùng 60Hz. Còn đây là link của thông tin về các quốc gia sử dụng điện đây :users.pandora.be/worldstandards/electricity.htm
                              Theo em thì vấn đề sử dụng điện áp khác nhau thực sự là vấn đề chính trị ấy chứ. Tiêu chuẩn điện áp có thể xem như một rào cản mậu dịch để tránh hàng hoá giá rẻ của 1 nước tràn qua nước khác. Chính vì vậy sau này các thiết bị autovolt đều có chuẩn từ khoảng 90-240v là để có khả năng tương thích với điện áp của các nước. Còn vấn đề nâng áp lên cao để bớt tổn hao khi truyền tải điện thì là vấn đề cơ bản rồi: ta có công suất P=U*I (điều kiện lý tưởng: U và I cùng pha) do đó nếu với cùng 1 mức công suất P thì U càng cao thì I càng thấp->tổn hao nhiệt trên đường dây Pnhiet=[latex]I^2 *R[/latex] càng thấp. Thế thôi

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              edomdom Tìm hiểu thêm về edomdom

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X