Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sự khác nhau giữa điện áp 220V và 110V

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nói tóm lại là như thế này:

    1/. Áp lớn thì dòng lớn: áp dụng với một điện trở không thay đổi (hoặc thay đổi không âm), nhưng đấu vào nguồn điện có áp thay đổi. Điện trở đất và điện trở người trong trường hợp này.

    2/. Áp lớn dòng nhỏ: áp dụng vào các thiết bị có cùng công suất nhưng thiết kế khác nhau để sử dụng cho áp khác nhau. Thí dụ cùng là bếp điện 1000W nhưng bếp thiết kế cho điện 110v có dòng 9A, nhưng bếp thiết kế cho điện 220 V có dòng 4,5 A.

    3/. Ngày xưa (từ thời Pháp thuộc ở VN) đa số các nước dùng chuẩn 100, 110, 127 Volt. Khi có nhu cầu tăng công suất sử dụng thì dòng điện tăng. Người ta sẽ phân tích xem tăng điện áp có lợi hay tăng dòng có lợi. Các hệ thống còn non trẻ, chưa nhiều thiết bị, chưa nhiều mạng lưới phân phối, người ta sẽ ưu tiên chọn giải pháp tăng điện áp. Họ phải thay đổi hàng loạt biến áp, thiết bị sử dụng điện, có khi cả cột và sứ cách điện.
    Đối với mạng đã quá hoàn chỉnh, nặng nề, người ta sẽ ưu tiên tăng dòng. Họ chỉ cần thay dây dẫn, và cũng có khi thay cột sứ.

    4/. Về yếu tố an toàn. Dù 110 hay 220 cũng đều có nguy cơ nguy hiểm như nhau, vì đã gấp nhiều lần mức độ an toàn cho phép (24V). Đương nhiên là 220 nguy hiểm hơn 110, nhưng chết sớm hơn một chút hoặc chết muộn hơn một chút thì có ý nghĩa gì?
    Last edited by cô nhóc; 28-05-2007, 15:19.
    Nhóc thích nghịch điện,
    Nhóc thích xì păm,
    Nhóc thích trêu mấy anh.
    Hi hi.

    Comment


    • #32
      Mình đang làm một cái In-véc-tơ điện áp ra 220vAC/60Hz
      Nhưng điện áp lưới điện là 220V dạng sin nên có biên độ là +-280Vdd
      Còn cái của mình là điện áp xung vuông .
      Vậy mình phải đặt ở mức +- 280vdd hay +-220vdd bây giờ
      ( xem hình )
      Attached Files
      Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
      nguyendinhvan1968@gmail.com

      Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
        Mình đang làm một cái In-véc-tơ điện áp ra 220vAC/60Hz
        Nhưng điện áp lưới điện là 220V dạng sin nên có biên độ là +-280Vdd
        Còn cái của mình là điện áp xung vuông .
        Vậy mình phải đặt ở mức +- 280vdd hay +-220vdd bây giờ
        ( xem hình )
        Nhóc chỉ đoán như thế này: (đoán thôi, chứ không khẳng định)

        Điện áp hình sin thì trị số đỉnh gấp 1,4142 lần điện áp hiệu dụng. (220 * 1.4142 = khoảng 311V
        Nhưng điện áp đỉnh này lại gấp 1.57 lần điện áp trung bình (pi/2).

        Điện áp của anh Vân ra hình chữ nhật, phải qua bộ lọc họa tần bậc cao để thành điện áp sin, nên cần tính theo điện áp trung bình, chứ không phải tính theo điện áp hiệu dụng. Hoặc nếu anh không dùng bộ lọc, nhưng các tải động cơ, cũng sẽ tự động loại bỏ các họa tần bậc cao.

        Do đó điện áp cần đưa ra là điện áp trung bình:

        220 * 1.4142 / 1.57 = 198V

        Nhưng trong trường hợp anh không dùng bộ lọc, và tải thuần trở, thì lại phải tính theo trị số hiệu dụng, nghĩa là 220V.
        Nhóc thích nghịch điện,
        Nhóc thích xì păm,
        Nhóc thích trêu mấy anh.
        Hi hi.

        Comment


        • #34
          thực ra thì cấp điện áp 110-220v đều có nhứng lợi it riêng cả. như các. ban phân tích ở trên cũng hay lắm, cúng đúng, nhưng mình xin có ý kiến như thế này các bạn xem thử có hợp lý không nha.
          vì nhà máy điện không thể đặt trong tp, đặc biệt nhà máy thủy điện(tại sao thì chắc ai cũng biết) nên muốn cấp điện cho các tp lớn thì phải có hệ thống truyền tải. vì truyền tải đi xa nên sẽ có hiệ tượng sụt áp (những nơi xa nguồn có thể sẽ không có điện) vì thế phải nâng điện áp lên cao 500KV (Việt Nam). Mặc khác viêc dựng các trạm hạ thế thì chi phí rất cao(chi phí mua máy biến áp) các chi phí này không tuyến tính mà là tăng cao với những cấp điện áp thấp
          ví dụ như cấp 22KV bạn tốn 1000 USD thì cấp 11KV tốn 2000 USD hay hơn thế nhiều. chí vi thế mà tùy điều kiện địa lý mỗi quốc gia khác nhau và điều kiện phát triẻn khoa học của nước ấy sẽ có những câp điện áp khác nhau. cấp điện áp càng thấp thì khả năng an toàn sẽ cao hơn.
          Last edited by HBULOT; 16-06-2007, 11:58.

          Comment


          • #35
            Điện áp càng cao càng nguy hiểm, đó là điều ko phải bàn cãi. Ngược lại tần số càng thấp càng nguy hiểm. Ổ các nước đã phát triển từ lâu người ta dùng điện áp 110v là vì kĩ thuật tiên tiến nên tổn hao khi truyền tải kô lớn, chất lượng dây tốt tổn hao nhỏ nên không cần thiêt phải dùng 220v cho tốn tiền (vì tiết diện dây cang to cành tốn kém). Ở các nước có công nghẹ thấp phải dùng 220v. tần số 50 hay 60hz là những tần số có lợi nhất khi tryền tải. Còn tại sao lại là 220 110 mà không phải là con số khác là do dễ tạo ra diẹn áp như vậy

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi sherif Xem bài viết
              220v mà nguy hiểm hơn 110v ah. Các u có nhằm không đấy. MÌnh không nói đến chuyện cắm lộn thiết bị 110v vào nguồn 220v. Nhưng cấp điện áp 220v thì dòng sẽ nhỏ hơn 1/2 so với 110v .Nguyên nhân gây nguy hiểm cho người là dòng chứ ko phải là áp. Thầy mình ở trường cũng nói vậy mà
              còn 50HZ hay 60Hz thì cũng như nhau thôi ko có sự khác biệt lắm giữa 2 tần số này
              Bạn nói quá bậy.thầy nào dạy như thế.điện áp 110v thì an toàn hơn khi bị điện giật.còn về động cơ thì nếu sử dụng điện 110v thì xẽ bền hơn 220v.dây có tiết diện lớn hơn và có lớp êmai dày hơi(xẽ lâu cháy hơn)
              Ở nhật thì Điện áp dân dụng là 100v.trong công nghiệp là 200v,và 400v.
              xử dụng điện áp 100v thì xẽ an toàn cho dân hơn.nhưng giá thành cao vì tiết diện dây lớn.
              Ở nước ta mà sử dụng điện áp 100v thì xẽ có pháo nổ suốt ngày.chuyển qua 220v thì khỏi phải thay đường dây,đủ công xuất để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng về năng lượng.

              Comment


              • #37
                Vấn đề này nằm trong phần truyền tải điện, I=U/R, nếu cùng csuất 220v có dòng nhỏ hơn 110v nó sẽ tiết kiệm được dây dẫn, biến áp nhỏ hơn ...và các bạn có để ý thấy trong truyền hình thì hệ PAL có 30hình/giây =60Hz/2, NTSC 25 hình/giây =50Hz/2. Mong đươc trao đổi.

                Comment


                • #38
                  Có ai phân tích dùm mình: Mình đang muốn làm 1 ampli 100w, điện áp vào: 100v hoặc 220v điều được( có contac chuyển mức điện vào) thì:
                  1) Ampli Dùng 100v lợi hơn hay 220v lợi hơn.
                  2) Ampli Dùng 100v an toàn hơn hay 220v an toàn hơn.
                  3) Chất lượng Ampli khi dùng 100v/60hz hay hơn hay 220v/50hz hay hơn?
                  Mong anh em chỉ giáo.

                  Comment


                  • #39
                    tần số 50 hay 60Hz là do công nghệ. Để có tần số điện công nghiệp 60Hz đòi hỏi lõi sắt từ phải có độ từ cảm rất lớn (các nước phát triển đã chế tạo được tới 0.9), nghành luyện kim ở các nước đang phát triển chưa đạt tới trình độ đó. Còn vấn đề điện 220 hay 110 nguy hiểm thì phải căn cứ vào dòng qua người khi đó đã đạt tới ngưỡng nguy hiểm chưa (10mA).

                    Comment


                    • #40
                      Ở các nước phát triển sử dụng điện áp có tần số 60Hz do lợi ích kính tế của nó trong việc tiết kiệm day dẫn truyền tải. Do hiệu ứng mặt ngoài, dòng điện chỉ chạy trên lớp ngoài của dây dẫn, ở tấn số càng cao thì hiệu ứng này càng thể hiện rõ, do đó dây dẫn chỉ cần làm bằng dây rỗng,ống dây, tiết kiệm vật liệu cũng như hệ thống truyền tải, nâng đỡ. đó chính là nguyên nhân chính người ta sử dụng tần số 60Hz

                      Comment


                      • #41
                        Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                        Mình đang làm một cái In-véc-tơ điện áp ra 220vAC/60Hz
                        Nhưng điện áp lưới điện là 220V dạng sin nên có biên độ là +-280Vdd
                        Còn cái của mình là điện áp xung vuông .
                        Vậy mình phải đặt ở mức +- 280vdd hay +-220vdd bây giờ
                        ( xem hình )
                        Theo mình: Bạn phải đảm bảo 2 yếu tố:
                        - Umax: Dùng cho các thiết bị có mạch nắn diode-tụ lọc xung đỉnh (máy tính, đèn compact...).
                        - Uhiệu dụng: Dùng cho các thiết bị tải điện cảm (quạt, biến áp) hoặc điện trở thuần (đèn sợi đốt, bàn là, bếp điện)
                        Và đồng thời bạn cắt xung vuông 50Hz cho đơn giản.

                        Vậy thì: Bạn cần cắt xung vuông điện áp 220*căn 2 = 310V = Umax và độ rộng xung 70% (35% mức 310V, nghỉ 15%, 35% mức -310V, nghỉ 15%) - sẽ đúng cho mọi loại tải.

                        Chúc thành công.
                        Nhân tiện hỏi bạn làm UPS công suất nào? dải điện áp đầu vào/đầu ra? tần số cắt xung nâng áp?

                        Comment


                        • #42
                          Xin bàn thêm một chút về điện áp lưới:
                          1. Tần số: Chủ yếu ảnh hưởng đến các máy điện có lõi từ (biến áp, cuộn lọc, động cơ). Khi tần số tăng từ 50 lên 60Hz (20%), điện kháng tăng 20% (tốt), tổn hao FUCO tăng (xấu), công suất cho phép truyền qua lõi tăng 20%.
                          Do vậy, với cùng một công suất thiết kế của thiết bị, khi sử dụng tần số 60Hz, sẽ tiết kiệm được khoảng 16% lượng dây dẫn, 16% lượng sắt lõi. Tuy nhiên lá thép kỹ thuật phải mỏng hơn.
                          Với các bộ lọc, các giá trị L và C cũng giảm được tương tự.
                          Vậy: Tăng tần số rất có lợi. Nếu các bạn để ý, không chỉ có tần số 50 hay 60Hz, trong thiết bị quân sự, người ta còn dùng tần số 400Hz, với các máy phát, động cơ có kích thước nhỏ không ngờ.

                          2. Điện áp: Với cùng một công suất tải, điện áp cung cấp càng cao, dòng tiêu thụ càng nhỏ (tất nhiên là tải - VD động cơ - phải có cùng công suất và hoạt động ở cấp điện áp tương ứng); kéo theo tổn hao đường truyền giảm tương ứng - Rất có lợi với hệ thống điện.
                          Chính vì vậy, trong truyền tải điện người ta sử dụng cấp điện áp càng cao càng có lợi.
                          Vậy sử dụng cấp điện áp 220V đương nhiên có lợi hơn 110V. Nhưng cấp điện áp là chuẩn quốc gia, đâu phải thích đổi là được (Cái này thua VN xa). Do vậy, những nước phát triển nhanh đành ngậm ngùi cam chịu lưới 110V, nhìn các nước trẻ hơn dùng lưới 220V mà thèm (chứ không phải vì đồng VN rởm mà phải dùng 220V cho đỡ tốn đâu bạn).

                          Đây là vấn đề rất cơ bản của hệ thống điện. Hy vọng mọi người thấy có ích.

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi vinamil Xem bài viết
                            Xin bàn thêm một chút về điện áp lưới:
                            1. Tần số: Chủ yếu ảnh hưởng đến các máy điện có lõi từ (biến áp, cuộn lọc, động cơ). Khi tần số tăng từ 50 lên 60Hz (20%), điện kháng tăng 20% (tốt), tổn hao FUCO tăng (xấu), công suất cho phép truyền qua lõi tăng 20%.
                            Do vậy, với cùng một công suất thiết kế của thiết bị, khi sử dụng tần số 60Hz, sẽ tiết kiệm được khoảng 16% lượng dây dẫn, 16% lượng sắt lõi. Tuy nhiên lá thép kỹ thuật phải mỏng hơn.
                            Với các bộ lọc, các giá trị L và C cũng giảm được tương tự.
                            Vậy: Tăng tần số rất có lợi. Nếu các bạn để ý, không chỉ có tần số 50 hay 60Hz, trong thiết bị quân sự, người ta còn dùng tần số 400Hz, với các máy phát, động cơ có kích thước nhỏ không ngờ.

                            2. Điện áp: Với cùng một công suất tải, điện áp cung cấp càng cao, dòng tiêu thụ càng nhỏ (tất nhiên là tải - VD động cơ - phải có cùng công suất và hoạt động ở cấp điện áp tương ứng); kéo theo tổn hao đường truyền giảm tương ứng - Rất có lợi với hệ thống điện.
                            Chính vì vậy, trong truyền tải điện người ta sử dụng cấp điện áp càng cao càng có lợi.
                            Vậy sử dụng cấp điện áp 220V đương nhiên có lợi hơn 110V. Nhưng cấp điện áp là chuẩn quốc gia, đâu phải thích đổi là được (Cái này thua VN xa). Do vậy, những nước phát triển nhanh đành ngậm ngùi cam chịu lưới 110V, nhìn các nước trẻ hơn dùng lưới 220V mà thèm (chứ không phải vì đồng VN rởm mà phải dùng 220V cho đỡ tốn đâu bạn).

                            Đây là vấn đề rất cơ bản của hệ thống điện. Hy vọng mọi người thấy có ích.
                            Rất đúng! Nhưng xin được bổ sung thêm: Đã là điện là nguy hiểm, kể cả... dân điện. Và mức độ còn tùy thuộc vào nội trở của mỗi người. Có người cầm cả hai đầu dây có hiệu thế 220V vẫn tỉnh bơ, nhưng cũng có người chỉ sờ vỏ PC đã xỉu! Vì vậy không thể nói áp cao hay dòng cao mới nguy hiểm. Y học đã chứng minh với điện áp 40V có dòng cấp liên tục đã đủ gây nguy hiểm cho người! Nếu không chết thì cũng toi mất vài triệu chú erythrocyte!!!
                            Last edited by nhathung1101; 06-08-2007, 16:05.
                            Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                            Comment


                            • #44
                              Minh xin bo sung mot dieu ma cac ban chua giai thich ro duoc la: tai sao cac nuoc thuoc phe XHCN (truoc day ) hay su dung dien 50Hz, cac nuoc tu ban lai su dung dien 60Hz. Tai sao khong phai la nguoc lai?.
                              Cai do la do ket qua cua bai toan toi uu kinh te ky thuat.
                              O cac nuoc tu ban, khi xay dung mo hinh kinh te ky thuat,ham muc tieu cua ho la "loi nhuan toi da". Cac thiet bi dien dung trong luoi 60Hz,ma chu yeu la cac loai dong co,bien ap dung trong luoi 60Hz co kich thuoc nho gon hon, so vong day quan it hon, mach tu co Bmax thap hon(chu kong phai cao hon nhu ai do noi),dan den gia thanh re hon.
                              Tuy nhien,do tan so cao se lam tang ton hao dien moi,giam do ben cua cach dien nen tuoi tho cua thiet bi chay dien 60Hz thap hon thiet bi chay dien 50Hz(voi cung cong nge che tao).Ngoai ra cung con mot so hieu ung khac nua lam giam do ben cua tbi 60Hz.

                              Voi cac nuoc thuoc phe XHCN ham muc tieu la " chi phi toi thieu,hieu qua toi da", dan den ket qua 50Hz, thiet bi 50Hz tuy co kich thuoc lon hon, gia thanh dat hon nhung tuoi tho ben hon=> giam chi phi su dung va tang hieu qua.
                              MBA,Dong co 60HZ ma cam vao dien 50HZ se chay ngay vi mach tu bi bao hoa.
                              Last edited by MrBean; 17-08-2007, 02:13.

                              Comment


                              • #45
                                Nguyên văn bởi nguyenthily
                                Cảm giác bị giật còn do đó là dòng điện ac hay dc. Dây thần kinh và cơ của động vật chỉ bị kích thích khi có dòng điện biến thiên gây ra, còn dòng liên tục thì khi điện áp cao mới bị giật, còn với điện áp thấp chỉ gây tác dụng nhiệt đối với thần kinh và cơ thôi.
                                Về nhà lấy cục acquy 12V, nối 2 đầu vào 2 cái kim rồi chọc vào 2 tay xem có giật đến chết không nhé
                                Dòng ac an toàn hơn dòng dc cùng cường độ hiệu dụng, đơn giản bởi tần số sẽ khiến dòng điện có xu hướng chạy phía bên ngoài vật dẫn. Tần số đến vài MHz thì áp cao, dòng cao đến đâu cũng không bị giật chết mà chỉ bị bỏng toàn phần vì da bị nướng.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                edomdom Tìm hiểu thêm về edomdom

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X