Cac a chj cho e hoj la may o tho sua chua dien tu de jm linh kien tren bo mach van kiem tra duoc hong hoc do a.a chj cho e hoj la taj sao laj the a.
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Cách kiểm tra các linh kiện sống chết ?
Collapse
X
-
1.
Có thể kiểm tra theo cách đo tương đương giữa các mạch để phát hiện phần hỏngLast edited by taingay12332; 19-07-2018, 17:01.
Comment
-
3.
Nhưng vấn đề quan trọng nhất là hiểu rõ chức năng và đặc tính của linh kiện đó thì mới có cơ sở kiểm tra.Last edited by taingay12332; 19-07-2018, 17:04.
Comment
-
Hi chào cả nhà.
Top này có vẻ đã lâu lắm rồi mà giải pháp cụ thể vẫn chưa có khả thi lắm ha.
Nay em xin mạo muội đề xuất ý tưởng thử nhé, mong các cao nhân góp ý cho top hay và vui hơn ạ.
Em cũng dựa trên nguyên lý ma trận điện trở, ta sẽ có đế gim ic chân cắm đa năng và dùng vi điều khiển để đo thông số và đưa ra là trị số điện trở các chân, sau đó được mã hóa hay chuyển đổi vào dạng bảng excel ứng với từng tên linh kiện.
Cái này chỉ áp dụng cho đa phần là các ic số và rời rạc không gắn trên board. (Tuy không thật sự hay nhưng em nghĩ cũng rất nhiều ý nghĩa để dùng.) ý tưởng này tựa như máy test linh kiện khoảng 3,4 trăm gì đó ngoài thị trường ạ. Tuy nhiên không biết công nghệ bán dẫn sau này nó phát triển nhiều thì liệu các ic trước đó có được năng cấp các chất bán dẫn bên trong đó không (dĩ nhiên nâng cấp nhằm bền hơn và rẻ hơn, dễ sx hơn nhé) thì nội trở của các chân ic sau này sẽ như thế nào ạ???.
Nếu mẫu này thành công thì tất cả các ace kỹ thuật khi đó sẽ tự đo được những ic có sẵn và chia sẻ cho nhau tạo nên 1 thư viện của ma trận điện trở và đây sẽ là cơ sở cho ace kỹ thuật tra cứu ạ..
Còn với ic trong board rm nghĩ đơn giản là dựa vào datasheet mà kiểm nóng thôi. Hoặc như các máy chuyên nó sẽ có các tín hiệu đo cho các board điện tử của nó tại các vị trí TPxx chẳng hạn. Khi đó sẽ khoanh vùng bị hư mà dễ kiểm tra. Tuy nhiên cũng không hoàn toàn chính xác ( sẽ chỉ ra vùng hư chứ không hẳn cho biết ic nào hư đâu ạ)
hi mới là ý tưởng thôi. Mong các bác chiếu cố và góp ý ạ.
Hi chào cả nhà và chúc cả nhà niềm vui. May mắn!
Comment
-
Ý tưởng cũng hay và có vẻ hợp lý. Phần còn lại là hiện thực hóa nó bằng công cụ nào đó thôi : MCU, máy tính nhúng ... Nếu làm được sẽ thêm công cụ cho người thợ sửa chữa.
Cái máy kiểu như vậy, nếu làm được cách đây 20 năm thì sẽ vô cùng hữu ích. Nhưng với công nghệ hiện tại thì tác dụng cũng giảm đi kha khá rồi. Thứ nhất là thời nay dùng chủ yếu MCU có chương trình bên trong, nhu cầu về mạch IC logic giảm đi cỡ 80%. Thứ nhì là nếu mạch dùng nhiều IC logic, thường người ta sẽ gom vào 1 IC lập trình cổng; nhỏ thì có PAL, GAL; vừa thì SPLD, CPLD; to thì dùng hẳn FPGA. Ngay cả phần analog cũng lập trình vào trong PSoC, FPAA được rồi.
Từ khi có cái gọi là "lập trình", dù lập trình phần mềm hay lập trình phần cứng, thế giới điện tử đã thay đổi quá nhiều.
Comment
-
Như bác nói cũng đúng nên em sợ khi ý tưởng này bắt đầu thành hiện thực thì 1 loạt hệ thống máy đã bước qua 1 trang mới của lĩnh vực điện tử rồi ạ.
Tuy nhiên hầu hết các máy hiện đại thì dùng các ic tích hợp như bác nói, còn ngoài ra các máy bình thường em thấy họ vẫn dùng loạt các ic số từ ít tới nhiều chân, nếu thiết bị này có có lẽ cũng giúp ích được khá phải không bác.
Em cũng đồng tình và có suy nghĩ như bác về vấn đề em nêu, tuy nhiên hiện tại máy móc ở nước ta đối với máy công nghiệp thì có công ty và các trạm bảo hành rồi nên vẫn đề sửa có lẽ ít gặp khó khăn hơn vì máy thì đã có tài liệu và các sơ đồ đi kèm cùng loạt danh sách lỗi tra cứu rồi ạ. Còn hiện tại thì các loại máy tự động, thiết bị thông minh, loa, đài, .... Vẫn chiếm phần lớn là hàng China và vẫn còn nhiều ic số lắm ạ. Nên nếu các bác hỗ trợ và làm thành công ý tưởng này thì hy vọng ít nhiều cũng có cái để tra cứu ạ.
Comment
-
À với sẵn đây bác bác cho em hỏi ké tí, ví dụ cùng 1 con ic nhưng cái mã đuôi hay đầu nó khác nhau mặc dù sơ đồ khối vẫn giống nhau thì liệu điện trở 2 loại ic này khác gì nhau à? Và cái phần khác nhau đó mang ý nghĩa cụ thể là gì. Thú thật em làm cũng hay gặp nhưng tra cứu rồi cũng chưa rõ và chưa đo trở thử như vấn đề này.
Vd ic 555 nó có loại NE N và P ý...
Comment
-
Nguyên văn bởi Thangbpvn Xem bài viếtÀ với sẵn đây bác bác cho em hỏi ké tí, ví dụ cùng 1 con ic nhưng cái mã đuôi hay đầu nó khác nhau mặc dù sơ đồ khối vẫn giống nhau thì liệu điện trở 2 loại ic này khác gì nhau à? Và cái phần khác nhau đó mang ý nghĩa cụ thể là gì. Thú thật em làm cũng hay gặp nhưng tra cứu rồi cũng chưa rõ và chưa đo trở thử như vấn đề này.
Vd ic 555 nó có loại NE N và P ý...
Bạn tra trong datasheet sẽ có thông tin chi tiết hơn.
Khi kiểm tra theo cách so sánh 2 con tương đương thì nên dùng chính sác tên.
- 1 like
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
Trả lời cho Kiểm tra biến ápbởi lamvu0677nhân tiện cho mình hỏi thêm về cái phần test hipot (cao áp),là để kiểm tra độ bền cách điện giưa các cuộn dây,mà thấy thông số test thường ở mức 4kvac,vậy nếu mấy con fail đó xài bình thường vẫn dduocj phải không ạ,vì điện mình làm gì lên tới mức đó
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
10-11-2024, 08:52 -
-
Trả lời cho Kiểm tra biến ápbởi lamvu0677máy đo số vòng thì cty có ,mà nó to quá,tưởng có máy nào gọn gọn bỏ túi được thì tiện hơn,vì đi lại nhiều...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
10-11-2024, 08:47 -
-
bởi tmcodonMình thấy diễn đàn có chuyên mục quảng cáo rồi mà. Bạn đóng góp để mở luồng riêng
-
Channel: Hướng dẫn sử dụng diễn đàn
09-11-2024, 13:36 -
-
bởi Nicole08Xin chào mọi người, tôi đã sử dụng Flashforge Inventor 2 được gần 5 năm và rất hài lòng với nó, nhưng tuần trước đã xảy ra sự cố. Có vẻ như động cơ bước đưa sợi in vào đầu nóng đã bị hỏng. Mọi thứ khác có vẻ ổn trên máy...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
09-11-2024, 12:55 -
Comment