Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giải Thích Sự Hoạt động đèn Neon

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Hay thật! Không ngờ luồng này lại sôi nổi thế! Nhưng tại hạ thấy các huynh đệ đã đi quá xa. Cái Starter sắp đi vào dĩ vãng, hiện nay người ta thiết kế mạch cho neon hoạt động mà không cần starter. Tại hạ nghĩ các huynh nên quan tâm về câu hỏi ở đầu luồng của Huyphobien: "Giải thích sự hoạt động của đèn neon". Đây chính là cơ sở để phát minh ra màn hình Plasma hiện nay. Mong các huynh đệ thảo luận thêm để tại hạ mở mang kiến thức.
    Còn theo kiến văn thô lậu của tại hạ, đèn neon có thể kích sáng theo 2 cách:
    1- Nối tiếp: Starter nối tiếp giữa 2 tim đèn. Khi Starter đóng, điện áp giữa 2 cực đèn cao gần gấp 2 lần điện nguồn (bởi qua Transformer). Điện áp này sẽ nung nóng tim đèn và làm giảm nội trở chất khí (khỉ gì đó) làm các ê lếch tờ rông chạy loạn xạ theo kiểu "anh tìm em" và bụp vào phụ huynh (dán ở thành đèn) khiến đèn phát sáng. Sau 1 thời gian (tùy theo starter), starter ngắt, điện áp giữa 2 cực = điện áp nguồn - điện áp rơi trên Transformer.
    Cách này có nhược điểm là khởi động chậm (phụ thuộc starter), ưu điểm là nâng cao tuổi thọ của đèn.
    2 - Song song: Dùng xung có biên độ cao (có thể dùng mạch fly-back hoặc push-pull) đưa vào 2 cực (đốt tim nối tắt). Lúc này các ê lếch vẫn tờ rông loạn xị (chỉ khác về chu kỳ) và wánh nhầm phụ huynh -> đèn sáng.
    Cách này có ưu điểm là đèn khởi động nhanh (rất thích hợp khi bắt trộm) nhưng đèn mau già (đen đầu) bởi luôn hoạt động ở tấn suất cao.
    Sau đây là một số mạch dùng cách 2:
    Last edited by nhathung1101; 21-08-2007, 23:23.
    Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

    Comment


    • #17
      khỉ thật sao không post được ảnh????
      Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
        Hay thật! Không ngờ luồng này lại sôi nổi thế! Nhưng tại hạ thấy các huynh đệ đã đi quá xa. Cái Starter sắp đi vào dĩ vãng, hiện nay người ta thiết kế mạch cho neon hoạt động mà không cần starter. Tại hạ nghĩ các huynh nên quan tâm về câu hỏi ở đầu luồng của Huyphobien: "Giải thích sự hoạt động của đèn neon". Đây chính là cơ sở để phát minh ra màn hình Plasma hiện nay. Mong các huynh đệ thảo luận thêm để tại hạ mở mang kiến thức.
        Còn theo kiến văn thô lậu của tại hạ, đèn neon có thể kích sáng theo 2 cách:
        1- Nối tiếp: Starter nối tiếp giữa 2 tim đèn. Khi Starter đóng, điện áp giữa 2 cực đèn cao gần gấp 2 lần điện nguồn (bởi qua Transformer). Điện áp này sẽ nung nóng tim đèn và làm giảm nội trở chất khí (khỉ gì đó) làm các ê lếch tờ rông chạy loạn xạ theo kiểu "anh tìm em" và bụp vào phụ huynh (dán ở thành đèn) khiến đèn phát sáng. Sau 1 thời gian (tùy theo starter), starter ngắt, điện áp giữa 2 cực = điện áp nguồn - điện áp rơi trên Transformer.
        Cách này có nhược điểm là khởi động chậm (phụ thuộc starter), ưu điểm là nâng cao tuổi thọ của đèn.
        2 - Song song: Dùng xung có biên độ cao (có thể dùng mạch fly-back hoặc push-pull) đưa vào 2 cực (đốt tim nối tắt). Lúc này các ê lếch vẫn tờ rông loạn xị (chỉ khác về chu kỳ) và wánh nhầm phụ huynh -> đèn sáng.
        Cách này có ưu điểm là đèn khởi động nhanh (rất thích hợp khi bắt trộm) nhưng đèn mau già (đen đầu) bởi luôn hoạt động ở tấn suất cao.
        Sau đây là một số mạch dùng cách 2:
        Hi hi. Nhóc phản đối anh Nhat Hung một tý.
        Cái xanh xanh:Cái stater vẫn còn được sử dụng và sử dụng rất nhiều, nhiều hơn nhiều các mạch khác, vì giá thành thấp, tuổi thọ chấn lưu và bóng đèn cao.
        Cái đo đỏ: Khi starter đóng, điện áp hai đầu đèn gần bằng không, vì không có biến áp nào cả, chỉ có cuộn cảm nối tiếp, giảm áp đốt tim thôi. Khi đó tim đèn sẽ nóng đỏ, có electron bao quanh nhưng không thể phóng điện chạy loạn xạ được mà chỉ quanh quẩn trên bề mặt tim.
        Khi Starter ngắt, lúc ấy điện áp mới tăng cao hơn điện áp nguồn (do cuộn cảm mất dòng gây ra). Khi đó mới có xung điện áp, kích mồi đèn theo hiệu ứng thác (tên gốc của hiệu ứng này là gì, Nhóc quên rồi). Khi nào có hiệu ứng thác thì mới có phóng điện.
        Cái tim tím: Các electron bay loạn xạ nhưng không đập vào phu huynh như anh nói. Nó chỉ phát ra tia tử ngoại (phát ra photon). Các photon của tia tử ngoại mới va chạm vào thành ống và kích thích chất huỳnh quang "phụ huynh".

        Anh Phanta và anh Nsp đã nói chính xác quá rồi. Nhóc lặp lại một tý, để các anh thấy rõ hơn nhé:
        • Ban đầu: starter hở.
        • Đóng điện: phóng điện trong starter. Năng lượng phóng điện ấy sẽ đốt nóng điện cực của Starter.
        • Khi starter nóng lên, Thanh lưỡng kim của điện cực sẽ cong đi, và chạm vào điện cực kia, đóng kín mạch lại → Dòng qua cuộn cảm đốt nóng tim đèn, phát xạ electron.
        • Điện áp trên starter = 0. Khi đó thanh lưỡng kim sẽ nguội dần.
        • Khi starter nguội đi, tiếp điểm của nó sẽ mở ra. Cuộn cảm mất dòng điện gây sức điện động cảm ứng cao, kích thích phóng điện trong đèn.
        • Khi phóng điện, điện áp hai đầu đèn thấp hơn điện áp phóng điện của Starter. Lúc này Starter ngồi chơi, không làm việc gì cả.
        • Dòng electron phóng qua chất khí sẽ phát ra tia tử ngoại.
        • Tia tử ngoại kích thích lên chất huỳnh quang làm sáng đèn.
        Nhóc thích nghịch điện,
        Nhóc thích xì păm,
        Nhóc thích trêu mấy anh.
        Hi hi.

        Comment


        • #19
          Nói thêm 1 chút về ứng dụng của tắc-te cho vui:
          Ngày trước, hồi còn khổ ải và công nghệ ko hiện đại như bây giờ, người ta dùng tắc-te để:
          1. Làm đèn nhấp nháy trang trí.
          Cái này cũng vui, chọn được cái nào nó nháy thưa thì đẹp, có cái nó nháy như điên!
          2. Làm chuông báo khi quá điện áp (dùng cho survolteur)
          Nối tiếp vào 1 cái chuông nhỏ, ngày trước điện yếu nên toàn phải dùng súp von tơ, khi điện tăng lên, cái chuông kêu inh ỏi --> phải phi ngay đến giảm điện xuống không thì toi hết!
          3. Làm rơ-le tự ngắt khi quá áp (dùng cho survolteur)
          Sau này, người ta thay cái chuông bằng cái rơ-le, khi quá áp, rơ-le ngắt và ko tự đóng lại --> cả nhà tối thui, lại lấy diêm để bật điện!

          Comment


          • #20
            em có ý kiến ntn các bác xem thế nào nhé .
            câu hỏi là về nguyên lý làm việc của đèn neon.
            cấu tạo :là 1 bóng thủy tinh hình trụ , tròn , dài .mặt trong có tráng 1 lớp bột huỳnh quang dễ phát xạ do va chạm điện tử .
            2 đầu bóng có 2 sợi đốt làm bằng dây có diện trở suất lớn , đưa nguồn vào bằng chân đèn ở 2 đầu .
            bên trong bóng đc rút hết không khí và bơm vào 1 loại khí kém : khí neon
            để khí kém ko thoát ra người ta gắn vào 2 đầu bóng đèn chất ít rãn nở vì nhiệt như EBOXI
            nguyên lý làm việc :
            khi cấp nguồn vào 2 đầu sợi đốt , theo hiệu ứng Jun-lenxo : các điện tử bức xạ tự do bị kích thích chuyển động hỗn loạn với vận tốc lớn .do có điện trường E đặt vào 2 đầu bóng đèn kích thích các điện tử , ionva chạm vào thành bóng đèn liên tục tạo ra hiện tượng ion hóa dây chuyền --> tạo thành dòng chuyển rời qua bóng đèn. lớp bột huỳnh quang khi đó liên tục bị các điện tử tự do bắn phá liên tục với cường độ lớn sẽ phát sáng dẫn đến bóng đèn sáng .
            khi nguồn cấp nhỏ và không ổn định thì điện trường E nhỏ không đủ kích thích các điện tử tụ do bắn phá nên đèn ko sáng hoặc sáng kém . điều này dễ gây hại tới bóng đèn.
            để tạo ra điện trường đủ lớn và ổn định thì người ta dùng chấn lưu và tắcte . ( gọi chấn lưu và tắc te vì em quen thế rồi )

            Comment


            • #21
              cấu tạo tắc te : là 1 ống thủy tinh nhỏ chứa khí neon , có 2 bản cực : 1 cực lưỡng kim , 1 cực tĩnh .
              cấu tạo chấn lưu : là 1 cuộn cảm quần trên lõi sắt từ ( tôn silic)
              nguyên lý làm việc của tắcte và chấn lưu các bác đã nói hết ở trên rồi em ko nói lại nữa .

              nguyên lý làm việc của bóng đèn neon khi có tắcte và chấn lưu :
              cấp nguồn cho mạch. mạch điện được nối vòng qua chấn lưu , 2 dây đốt nóng của bóng đèn và tắcte.(tắcte mắc song song với bóng ) .lúc này mạch đang hở nên toàn bộ điện áp đc đặt lên 2 cực của tắcte . khí neon trong tắcte phát sáng làm nóng đầu thanh lưỡng kim, thanh lưỡng kim nóng lên chạm vào cực còn lại tạo ra 1 dòng điện rất lớn phóng ra làm phát sáng bóng đèn ( cấp nguồn cho đèn ). sau đó khí neon trongtawcwcte nguội đi, ko phát sáng, cực lưỡng kim nguội đi và co về vị trí ban đầu . tắc te hết nv đc nghỉ ngơi .
              chấn lưu lúc này tạo ra 1 điện áp cảm ứng rất cao đặt lên 2 đầu bóng đèn. khi bóng đèn sáng thì chấn lưu có tác dụng ổn định dòng điện trong bóng đèn nhờ điện áp rơi trên nó.
              nếu bóng đèn bị tắt mà khi đó nguồn vẫn đc cấp thì điện áp cao lại đc đặt lên 2 cực của tắcte và quá trình khởi động lại diễn ra.

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi quocthai Xem bài viết
                Bác Phanta và bác Nsp giải thích thế là kỹ lưỡng lắm rồi. Bác Nathanaen không nên phản đối nữa, vì hình như bác chưa đọc kỹ sách vật lý lớp 11.
                đây là diễn đàn để trao đổi về kiến thức mà bác . tranh luận mới vỡ ra cái mình chưa biết hoặc đã biết nhưng quên mất chứ . bác cứ để bác ấy nói . sai thì sửa , chửa thì đẻ chứ . mất gì đâu .

                Comment

                Về tác giả

                Collapse

                huyphobien Tìm hiểu thêm về huyphobien

                Bài viết mới nhất

                Collapse

                Đang tải...
                X