Thông báo

Collapse
No announcement yet.

cho hỏi về op apm chút!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • cho hỏi về op apm chút!

    có ai có tài liệu hoặc có thể giải thích về nguyên lý làm việc của con opapm 741 được ko ? mình chhỉ biết nó dùng để khuếch đại tín hiệu nhưng mình ko hiểu thực chất nó ra sao nữa ( cái gì là: tổng trở vào là vô cùng thì làm sao để tín hiệu vào được mà khuếch đại?

  • #2
    Thực ra tổng trở và của 741 kô phải là vô cùng. Nó chỉ rất lớn thôi, nghĩa là khi có tín hiệu, nó tiêu thụ dòng của tín hiệu rất ít, không đáng kể.
    Nhóc thích nghịch điện,
    Nhóc thích xì păm,
    Nhóc thích trêu mấy anh.
    Hi hi.

    Comment


    • #3
      Tổng trờ vào lớn, lý thuyết là vô cùng nhưng thực tế cỡ >10 Meg. Bạn cứ thử lắp mạch quan sát tín hiệu sẽ hiểu nó làm việc thế nào. OPAMP dùng được khá nhiều:
      + lọc
      + mạch cộng/trừ/tích phân/ vi phân/ loga..
      Bạn mua IC về "vọc" sẽ thấy nhiều điều thú vị
      Hi vọng bài viết giúp X được cho bạn.

      Comment


      • #4
        ai biet chi minh voi nhe.

        lam sao đặt câu hỏi lên dđ mình tìm mãi không dược. nên đành vào đây vậy.
        mình có vấn đề này mong các bạn giúp giùm nhé.
        mình muốn tiết kế một mạnh đếm từ 0 đến 30. hiển thị trên 2 led 7 đoạn.
        mình đã biết cấp xung qua 5 fliplop để cho ra 5 bít nhị phân có thể đém tới 30. nhưng mình ko biết làm cách nào để hiện thị được trên 2 led 7 đoạn . phải dùng mạch giải mã nào vậy. ai biết chỉ giúp minh nha.. cảm ơn nhiều!
        nếu có sơ đồ thì tốt quá....
        Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi canhdanh Xem bài viết
          lam sao đặt câu hỏi lên dđ mình tìm mãi không dược. nên đành vào đây vậy.
          mình có vấn đề này mong các bạn giúp giùm nhé.
          mình muốn tiết kế một mạnh đếm từ 0 đến 30. hiển thị trên 2 led 7 đoạn.
          mình đã biết cấp xung qua 5 fliplop để cho ra 5 bít nhị phân có thể đém tới 30. nhưng mình ko biết làm cách nào để hiện thị được trên 2 led 7 đoạn . phải dùng mạch giải mã nào vậy. ai biết chỉ giúp minh nha.. cảm ơn nhiều!
          nếu có sơ đồ thì tốt quá....
          bạn dùng 5 FF đếm thì dạng đếm là nhị phân nên hơi khó cho ra LED(vì phần lớn LED là dùng mã 7-seg để hiển thị.Sao bạn ko dùng 2 mạch đếm BCD(loại này nhiều lắm,vừa dễ thiết kế vừa dễ mua).Còn để hiện thị ra LED thì còn cần 2 bộ giải mã (7447,7448,4511....)

          Comment


          • #6
            vậy trên lý thuyết là điện thế ở hai ngõ vào của opapm là bằng nhau nhưng khi nó lệch (có thể do mình điều chỉnh biến trở đột ngột ..)thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra vậy các bác!

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi canhdanh Xem bài viết
              lam sao đặt câu hỏi lên dđ mình tìm mãi không dược. nên đành vào đây vậy.
              mình có vấn đề này mong các bạn giúp giùm nhé.
              mình muốn tiết kế một mạnh đếm từ 0 đến 30. hiển thị trên 2 led 7 đoạn.
              mình đã biết cấp xung qua 5 fliplop để cho ra 5 bít nhị phân có thể đém tới 30. nhưng mình ko biết làm cách nào để hiện thị được trên 2 led 7 đoạn . phải dùng mạch giải mã nào vậy. ai biết chỉ giúp minh nha.. cảm ơn nhiều!
              nếu có sơ đồ thì tốt quá....
              Bạn dùng Ic đếm có được không ? Trước đây mình cũng có nghe qua về việc thiết kế bộ đếm , có nhiều cách , thiết kế bộ đếm 30 thì có thể dùng 2 bộ đếm 10 ( IC 7490 ) , hoặc 1 bộ đếm 10 và 1 bộ đếm 4 ...Sau đó kết hợp thêm 1 số cổng or hoặc and để tạo xung điều khiển và reset lại mỗi khii bộ đếm đạt tới giá trị đỉnh . cụ thể là khi bộ đếm 10 , đếm đủu 10 lần thì cấp 1 xung làm cho bộ đếm hàng chục tăng lên 1 , khi bộ đếm hàng chục = 3 và hàng đơn vị = 0 ( đếm 0 đến 30 ) lúc đó sẽ phát xung reset để reset lại bộ đếm . Còn việc hiển thị ra led 7 doạn thì bạn đưa trực tiếp từ Ic đếm ra led hoặc qua IC giải mã , * 4511 dùng cho led chung katot , 7447 dung cho led chung anot , 1 so loại khac nhu la 4543 ... )

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                Thực ra tổng trở và của 741 kô phải là vô cùng. Nó chỉ rất lớn thôi, nghĩa là khi có tín hiệu, nó tiêu thụ dòng của tín hiệu rất ít, không đáng kể.
                Chi nhóc nói đúng đó , con 741 có trở kháng vào không lớn lắm đâu , theo mình đọc thì con này có trở kháng vào lớn nhất chỉ khoảng 2 Mb ôm và trung bình thì là 1 Mb , còn nếu dùng 1 số OAMP loại đầu vào FET ấy , có trở kháng vào lớn hơn nhiều ( TL084, TL082 , TL062 ... )

                Comment


                • #9
                  hi! cái luồng này bị lạc đề!

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi ncb173 Xem bài viết
                    hi! cái luồng này bị lạc đề!
                    Sao lại gọi là lạc đề nhỉ?.
                    Câu hỏi tác giả đưa ra, phần đầu sách nào cũng nói đến, nên mọi người chỉ tán về phần sau.

                    Có lẽ do anh tác giả hơi bị mây nó che mắt ở chỗ tổng trở vô cùng.

                    Những mạch có tổng trở vô cùng lớn, nó sẽ đáp ứng với điện áp vào, chứ không phải dòng điện vào. Đèn điện tử và tranistor FET là một ví dụ. Nhưng anh vì chỉ nghĩ là tín hiệu phải có dòng, nên cho rằng tổng trở lớn sẽ ngăn cản tín hiệu vào.
                    Nhóc thích nghịch điện,
                    Nhóc thích xì păm,
                    Nhóc thích trêu mấy anh.
                    Hi hi.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi svdientu Xem bài viết
                      có ai có tài liệu hoặc có thể giải thích về nguyên lý làm việc của con opapm 741 được ko ? mình chhỉ biết nó dùng để khuếch đại tín hiệu nhưng mình ko hiểu thực chất nó ra sao nữa ( cái gì là: tổng trở vào là vô cùng thì làm sao để tín hiệu vào được mà khuếch đại?
                      Bạn ơi, "tín hiệu không vào được", có nghĩa là mạch KĐ không "ăn dòng" của nguồn tín hiệu, vì chính nó chỉ là mạch khuếch đại theo mức áp của nguồn tín hiệu. Nói một cách khác, mạch khuếch đại không tiêu thụ công suất (P=V*I=zero) của nguồn tín hiệu. Nhờ vậy, mạch KĐ sẽ không làm méo dạng tín hiệu vào, và nguồn tín hiệu sẽ tiêu hao rất thấp từ nguồn cung cấp.

                      Đó chính là mạch khuếch đại lý tưởng. Trên thực tế, không có mạch lý tưởng này, và người ta phải tìm mọi cách để mạch KĐ "ăn dòng" nhỏ nhất từ nguồn tín hiệu. Và bạn sẽ biết vì sao LF411, CA3140 được thiết kế, sản xuất ra để thay thế cho 741. Bạn nên biết rằng, cách đây khoảng 40 năm, khi 741 ra đời, nó được hân hoan chào đón nhiệt liệt, nhưng còn ngày nay, 741 có lẽ chỉ còn được dùng giới hạn trong dân điện tử a-ma-tơ và học sinh sinh viên.

                      Bạn có biết được, tại sao trong mạch KĐ lý tưởng, người ta có trở kháng ra = 0 (zero), và điện áp ra đỉnh Vp-p = nguồn cung cấp không?

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi NamVN Xem bài viết
                        Bạn ơi, "tín hiệu không vào được", có nghĩa là mạch KĐ không "ăn dòng" của nguồn tín hiệu, vì chính nó chỉ là mạch khuếch đại theo mức áp của nguồn tín hiệu. Nói một cách khác, mạch khuếch đại không tiêu thụ công suất (P=V*I=zero) của nguồn tín hiệu. Nhờ vậy, mạch KĐ sẽ không làm méo dạng tín hiệu vào, và nguồn tín hiệu sẽ tiêu hao rất thấp từ nguồn cung cấp.

                        Đó chính là mạch khuếch đại lý tưởng. Trên thực tế, không có mạch lý tưởng này, và người ta phải tìm mọi cách để mạch KĐ "ăn dòng" nhỏ nhất từ nguồn tín hiệu. Và bạn sẽ biết vì sao LF411, CA3140 được thiết kế, sản xuất ra để thay thế cho 741. Bạn nên biết rằng, cách đây khoảng 40 năm, khi 741 ra đời, nó được hân hoan chào đón nhiệt liệt, nhưng còn ngày nay, 741 có lẽ chỉ còn được dùng giới hạn trong dân điện tử a-ma-tơ và học sinh sinh viên.

                        Bạn có biết được, tại sao trong mạch KĐ lý tưởng, người ta có trở kháng ra = 0 (zero), và điện áp ra đỉnh Vp-p = nguồn cung cấp không?
                        thú thật mình mới học nên còn yếu lắm mong các bạn chỉ giúp!
                        mình phải nhìn vào đâu để bít tổng trở vào và tổng trở ra /

                        và câu hỏi của bạn dặt ra phải trả lời thế nào?

                        Comment


                        • #13
                          Để em giải thích phát nhé:
                          Op-apm, trong trường hợp trên có thể xem xét như là một tứ cực (chứ không phải nắng cực ), do đó, nhìn từ ngõ vào nó cũng đóng vai trò như một tải tiêu thụ (mặc dù người ta không thiết kế nó để dùng làm... tải), nên tổng trở vào cần phải lớn (như bác namVN đã giải thích). Nhưng nhìn từ ngõ ra thì nó đóng vai trò như nguồn (nguồn thế), và lúc này tổng trở ra đóng vai trò như nội trở của nguồn, nên tổng trở ra càng nhỏ càng tốt. về lí tưởng, nếu tổng trở ra là 0 thì khi mắt với tải, điện thế ngõ ra không bị sụt áp, nên nó luôn bằng Vout = Vpp.

                          Comment


                          • #14
                            Tứ cực là gì vậy???có phải là 1 mạng 2 cửa ko?em thấy cách giải thích của bác là khá hợp lí.Khi cấp nguồn cho op-amp thì bao giờ cũng có nội trở r của nguồn mắc nối tiếp với tổng trở vào,vì vậy để có thể xem Uvao = Unguon thì phải có Rv >> r => Rv= vô cùng.Cũng với lí do tương tự ở đầu ra Rra nt Rtai nên Rra = 0.Còn dòng vào In=Ip=0.ko biết cách giải thích này có được ko?mong các bác chỉ giáo dùm,em cũng mới bắt đầu làm quen với điện tử thui.thanks!!!

                            Comment


                            • #15
                              A,nhân tiện có bác nào nắm rõ phần cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của Op-Amp lí tưởng ko?chỉ giáo cho em với.thanks a lot!!!

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              svdientu Tìm hiểu thêm về svdientu

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X